Xét Nghiệm Dịch Màng Bụng Thực Hiện Khi Nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Khoa tiêu hoá > Xét Nghiệm Dịch Màng Bụng Thực Hiện Khi Nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 1, 2022

Tràn dịch màng bụng là biểu hiện rất nguy hiểm. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sớm nhưng khi tiến triển có thể gây đau bụng, nôn mửa, khó thở, suy tim,… Xét nghiệm dịch màng bụng tương đối phức tạp tuy nhiên nó mang đến lợi ích tích cực, cho phép bác sĩ chẩn đoán bệnh từ sớm. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này bạn nhé!

Thực hiện xét nghiệm dịch màng bụng khi nào?

Dịch màng bụng thông thường tồn tại giữa các lớp phúc mạc với số lượng nhỏ khoảng 100 mL và được sản xuất bởi những tế bào Mesothelial trong màng bụng. Nó có tác dụng giảm ma sát nhu động của cơ quan trong hệ tiêu hóa và làm ẩm bên ngoài những cơ quan này. Tuy nhiên, một số bệnh lý và nguyên nhân gây viêm hay tích tụ dịch quá nhiều sẽ gây ra tình trạng tràn dịch màng bụng hoặc triệu chứng cổ trướng. Khi bệnh nhân có những biểu hiện dưới đây xét nghiệm dịch phúc mạc sẽ được chỉ định:

  • Nghi ngờ bệnh ác tính có trong ổ bụng.
  • Thủng đường ruột.
  • Nhạy cảm và đau bụng.
  • Cổ trướng chưa rõ nguyên nhân.

Ngoài ra, xét nghiệm dịch màng bụng còn có khả năng phân biệt được loại dịch tích tụ. Qua đó, bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây tích tụ dịch. Hiện có 2 lý do khiến dịch tích tụ trong khoang bụng:

  • Mất cân bằng giữa áp suất thủy tĩnh làm thoát chất lỏng khỏi lòng mạch máu và áp suất thẩm thấu giữ chất lỏng trong mạch máu. Ở trường hợp này, các chất lỏng tích tụ được gọi là dịch thấm, thường gây ra bởi bệnh xơ gan hoặc suy tim sung huyết.
  • Viêm phúc mạc hoặc chấn thương tạo ra chất lỏng trong khoang bụng, còn gọi là dịch tiết. Loại dịch này thường do bệnh tự miễn, u ác tính, nhiễm trùng gây ra.
xet-nghiem-dich-mang-bung-1
Bệnh nhân bị đau bụng có thể được chỉ định làm xét nghiệm

Xét nghiệm dịch màng bụng thực hiện thế nào?

Có nhiều nguyên nhân gây tràn dịch màng bụng. Mức độ nguy hiểm của triệu chứng này cũng phụ thuộc vào tác nhân tạo ra. Một số triệu chứng người bệnh có thể gặp là nặng bụng, nôn mửa,… Chọc dịch màng bụng là thủ thuật nhỏ, được thực hiện nhằm mục đích lấy mẫu làm xét nghiệm dịch màng bụng. 

Quy trình chọc dịch màng bụng

Trong suốt quá trình thực hiện, bệnh nhân được hướng dẫn tư thế nằm ngửa, co hai chân. Bác sĩ sẽ dùng kim y tế đặc biệt đi sâu vào khoang màng bụng để hút dịch. Vị trí chọc kim cần được xác định. Tiếp theo, bác sĩ sẽ sát trùng, trải khăn và gây tê từng lớp.

Để không gây đau đớn cần gây tê da, tổ chức dưới da và thành bụng. Kim được chọc vuông góc với thành bụng khi gây tê thành công, người bệnh sẽ không có cảm giác đau đớn. Sau khi hút thử để kiểm tra, bác sĩ sẽ hút kín khoảng 50 ml dịch màng bụng, chia vào các ống nghiệm để tiến hành nhiều phân tích khác nhau.

Có thể thực hiện lại thủ thuật chọc dịch màng bụng sau 24 – 48 giờ nếu cần xét nghiệm bổ sung hoặc lấy không đủ dịch. Để tránh nhiễm trùng, vị trí chọc dịch cần được sát khuẩn và bao phủ cẩn thận. Đồng thời, bác sĩ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể, huyết áp của bệnh nhân trong và sau quá trình lấy mẫu. 

Xét nghiệm dịch màng bụng như thế nào?

Xét nghiệm dịch màng bụng bao gồm nhiều hình thức phân tích như đếm tế bào, cấy vi sinh, nhuộm gram, đo lượng Protein toàn phần, lượng Albumin,… để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đánh giá mức độ bệnh một cách chính xác. 

 Quan sát dịch màng bụng

Dịch sẽ ngả màu hồng nếu lượng hồng cầu cao từ 10.000 đơn vị/microlit. Dịch ngả màu đỏ khi hồng cầu lớn hơn 20.000 đơn vị/microlit. Dịch màng bụng màu hồng hoặc đỏ có thể xuất phát từ bệnh lý ác tính hoặc chạm vào mạch máu trong quá trình chọc dịch. Để xác định chính xác lý do, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra khả năng đông và tính đồng nhất của máu. Nếu dịch có máu đông lại, đồng nhất thì đó là máu do chọc dịch nhầm vào mạch. Trường hợp không đông nhưng đồng nhất là do bệnh lý. Khả năng cao là do nhiễm trùng nếu dịch có mủ. 

xet-nghiem-dich-mang-bung-2
Quan sát dịch màng bụng là một trong những hình thức xét nghiệm dịch màng bụng

 Xét nghiệm đếm tế bào

Trung bình, trong mỗi microlit dịch màng bụng có khoảng < 250 bạch cầu đa nhân và < 500 bạch cầu. Trong bệnh lao, viêm phúc mạc, nhiễm trùng, ung thư di căn số tế bào bạch cầu này sẽ tăng cao. 

 Xét nghiệm định lượng Albumin

Xét nghiệm này cho phép bác sĩ xác định và phân loại nguyên nhân gây ra tình trạng tràn dịch màng phổi có phải là do gia tăng áp lực tĩnh mạch cửa hay không. Cần so sánh định lượng Albumin trong huyết thanh và dịch màng phổi ở cùng thời điểm lấy mẫu để xem xét mức độ chênh lệch. Kết quả xét nghiệm định lượng Albumin màng bụng có khả năng phân loại đến 97% và độ chính xác cao. 

 Xét nghiệm Protein toàn phần 

Albumin chỉ là một trong những Protein xuất hiện tại màng bụng. Xét nghiệm Albumin kết hợp với xét nghiệm Protein toàn phần sẽ giúp chúng ta đánh giá và tìm ra nguyên nhân dễ dàng hơn. Nếu lượng Protein trên 2,5 gam/dL, dịch màng bụng được phân loại là dịch tiết. Tuy nhiên, mức độ chính xác trong phân loại chỉ có khoảng 56% và cần kết quả xét nghiệm khác để chẩn đoán. 

 Xét nghiệm tế bào học

Xét nghiệm tế bào học là hình thức xét nghiệm dịch màng bụng đặc biệt có ý nghĩa trong việc xác định nguyên nhân do ung thư. Ước tính độ nhạy nằm ở khoảng 58 – 75%.

 Xét nghiệm cấy và nhuộm gram

Sau khi lấy mẫu, dịch màng bụng phải được bơm ngay vào chai cấy máu thì mới đạt độ nhạy cao, ước tính khoảng 92% trong việc phát hiện vi khuẩn. Nhuộm gram chỉ có thể phát hiện được khoảng 10% các ca bệnh nhiễm trùng dịch màng bụng. Mật độ vi khuẩn trung bình trong dịch màng bụng cho phép nhuộm gram cần đạt tối thiểu 10.000 vi khuẩn/ml. Mật độ yêu cầu là 1 vi khuẩn/ml trong viêm phúc mạc tự phát do vi khuẩn. 

xet-nghiem-dich-mang-bung-3
Xét nghiệm cấy có thể được bác sĩ chỉ định

Xét nghiệm dịch màng bụng có ý nghĩa gì?

Kết quả của hình thức xét nghiệm dịch màng bụng có ý nghĩa trong:

  • Kiểm tra một vài loại ung thư, trong đó có bệnh ung thư gan.
  • Kiểm tra tổn thương sau khi bị chấn thương bụng.
  • Tìm ra nguyên nhân gây tích tụ dịch màng bùng.
  • Phân biệt và xác định nhiễm trùng.
  • Chẩn đoán các ca bệnh nghi ngờ viêm phúc mạc hoặc chảy máu ổ bụng.

Nhiều trường hợp bụng to nhưng không xuất phát từ nguyên nhân tràn dịch màng bụng. Do đó, bác sĩ cần chẩn đoán cẩn thận trước khi chỉ định hút dịch bụng, thông qua các xét nghiệm dưới đây:

  • Bụng to do cầu bàng quang: Có triệu chứng khó tiểu, bí tiểu.
  • Bụng to do u nang buồng trứng: Khối u sẽ làm kích thước bụng tăng lên, chỉ tập trung ở vùng trên chứ không gây to cả hai bên như tràn dịch màng bụng. Có thể sờ thấy khối u khi chạm vào bụng.
  • Bụng to do mang thai: Nhận biết các dấu hiệu siêu âm và thai nghén.
  • Bụng to do chướng hơi: Nhận biết bằng cách gõ vào thành bụng nhưng không thấy sóng vỗ.
  • Bụng to do phù nề: Có thể nhận biết bằng cách ấn ngón tay vào bụng và thấy vết lõm lâu hồi phục. 
  • Bụng to do béo phì: Đặc điểm là rốn lõm, da dày, không có hiện tượng âm thanh đục ở dưới, trong ở trên khi gõ vào thành bụng. 
xet-nghiem-dich-mang-bung-4
Xét nghiệm dịch màng bụng có ý nghĩa trong việc kiểm tra tổn thương sau khi bị chấn thương bụng

Tóm lại, xét nghiệm dịch màng bụng cho phép bác sĩ chẩn đoán bệnh từ sớm. Từ đó có thể kịp thời đưa ra phác đồ chữa trị hiệu quả, hạn chế biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, quá trình xét nghiệm khá phức tạp, do đó bạn nên thực hiện tạo cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn và nhận được kết quả chính xác nhé. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ