Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 20, 2022
Mục Lục Bài Viết
Trước khi tìm hiểu về những tác dụng phụ sau khi chích ngừa cúm, chúng ta hãy cùng xem qua một số thông tin sơ lược về bệnh cúm nhé. Virus cúm gồm có 3 chủng là A, B và C. Trong đó, cúm A là tác nhân gây ra nhiều đại dịch trên thế giới như H1N5, H5N5, H1N2,… Cúm B là nguyên nhân chủ yếu gây ra những bệnh cúm nhẹ hơn. Nó có xu hướng phát triển và lưu hành cùng với cúm A trong các đợt bùng phát lớn mỗi năm. Cúm C thường gây bệnh nhẹ, ví dụ như cảm lạnh.
Cúm có thể lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp. Cúm cũng có thể lây truyền qua việc tiếp xúc với mầm bệnh như dùng chung điện thoại, điều khiển TV, tay dính virus (khi bắt tay),… rồi đưa lên mũi, mắt hoặc miệng của mình. Cúm gia cầm sẽ lây cho gia cầm. Tuy nhiên cũng có trường hợp lây từ gia cầm sang người. Hiếm khi cúm gia cầm lây từ người sang người. Bệnh cúm gia cầm rất nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao (ngay cả với người khỏe mạnh).
Bạn nên thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước rửa tay chuyên dụng. Bạn nên đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên hơn khi chăm sóc người bị cúm. Nếu bản thân bạn đang mắc bệnh cúm thì hãy ở nhà tối thiểu 24 giờ sau khi hết sốt.
Tiêm vaccine là cách phòng ngừa cúm phổ biến và hữu hiệu. Người đã chủng ngừa vaccine cúm khi nhiễm bệnh triệu chứng sẽ diễn biến nhẹ hơn. Lúc này, thời gian mắc bệnh sẽ ngắn hơn, nguy cơ tử vong cũng thấp hơn nhiều so với đối tượng chưa được tiêm phòng.
Chủng virus cúm sẽ thay đổi hàng năm. Do đó, vào mỗi năm trước khi bước vào mùa dịch cúm, bạn cần tiêm vaccine. Ví dụ như ở khu vực bán cầu bắc, bệnh cúm thường xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Tại bán cầu nam, mùa bệnh cúm diễn ra từ tháng 5 – 10. Ở các quốc gia nhiệt đới, bệnh cúm có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào. Trước lúc mùa cúm bắt đầu, bạn cần tiêm vaccine phòng bệnh càng sớm càng tốt. Hiện có 3 loại vaccine ngừa cúm bao gồm: Tiêm dưới da, tiêm bắp và dạng xịt mũi. Tại Việt Nam chỉ có loại tiêm bắp. Vậy tác dụng phụ sau khi chích ngừa cúm gồm những gì?
Tác dụng phụ sau khi chủng ngừa cúm chủ yếu xuất hiện tại vị trí tiêm, ví dụ như sưng, cứng, đau, đỏ, ngứa. Thông thường, sau khi tiêm ngừa, bạn sẽ gặp triệu chứng sốt nhẹ, nhức đầu, đau nhức toàn thân, khó chịu, mệt mỏi,… Thông thường, những phản ứng này sẽ tự hồi phục trong 1 – 2 ngày, không cần chữa trị.
Chúng ta cần theo dõi sức khỏe cẩn thận sau khi tiêm. Nếu có biểu hiện bất thường như lã người đi, nổi mẩn ngứa, khó thở, tim đập nhanh, sốt cao, chóng mặt,… cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.
Chúng ta vừa tìm hiểu về những tác dụng phụ sau khi chích ngừa cúm. Vậy có nên tiêm vaccine cúm cho trẻ không? Bộ Y Tế khuyến cáo, tất cả trẻ nhỏ từ 6 tháng – 5 tuổi đều cần chủng ngừa cúm mỗi năm. Vì đây chính là độ tuổi dễ bị nhiễm cúm nhất và cũng có nguy cơ gặp biến chứng.
Mẹ bầu và phụ nữ đang cho con bú cũng cần chủng ngừa vaccine cúm. Việc làm này giúp ngăn ngừa bệnh cúm cho con từ khi còn nằm trong bụng mẹ và các bé dưới 6 tháng chưa đủ tuổi để tiêm vaccine. Chống chỉ định tiêm cho trẻ dưới 6 tháng và trẻ từng bị dị ứng với vaccine cúm.