Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tám 19, 2022
Mục Lục Bài Viết
Để biết điều kiện chích ngừa ung thư cổ tử cung, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tổng quát về bệnh lý này trước nhé.
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý xảy ra khi các tế bào ở cổ tử cung phát triển đột biến ngoài tầm kiểm soát. Theo thời gian, những tế bào này sẽ lớn dần và hình thành nên khối u tại cổ tử cung.
Theo thống kê, ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phái nữ. Nếu không được chữa trị và phát hiện kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến nặng, gây khó khăn cho quá trình điều trị, làm tốn kém chi phí.
Vaccine HPV mang đến hiệu quả phòng bệnh ung thư cổ tử cung do loại virus này gây ra. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định về khả năng vượt trội của vaccine ngừa bệnh ung thư cổ tử cung như sau:
Tại Việt Nam hiện có 2 loại vaccine ngừa bệnh ung thư cổ tử cung được cấp phép sử dụng. Cụ thể là vaccine ngừa 4 chủng (6, 11, 16, 18) và vaccine ngừa 2 chủng (16, 18). Mức giá của 2 loại vaccine này khác nhau. Cụ thể là 2 loại vaccine:
Chi phí vaccine sẽ có sự chênh lệch giữa trung ương và các tỉnh tuyến dưới nhưng không đáng kể. Vậy điều kiện chích ngừa ung thư cổ tử cung như thế nào?
Vaccine HPV được đánh giá là rất hữu hiệu. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp không mang đến hiệu quả. Dưới đây là một số điều kiện chích ngừa ung thư cổ tử cung để vaccine có thể phát huy công dụng tốt nhất.
Độ tuổi
Độ tuổi nên chủng ngừa vaccine HPV là 9 – 26. Đây cũng chính là điều kiện chích ngừa ung thư cổ tử cung đầu tiên. Chưa có tiền lệ bé gái dưới 9 tuổi được phép tiêm ngừa HPV. Do đó việc tiêm HPV cho trẻ nhỏ hơn ngưỡng tuổi phù hợp là không hợp lệ. Ngoài ra, tỷ lệ thành công của vaccine cũng giảm dần nếu bạn đã vượt qua 26 tuổi khi tiêm. Theo nghiên cứu của WHO, số lượng kháng thể sinh ra khi chủng ngừa cho trẻ dưới 15 tuổi nhiều hơn trẻ 15 tuổi. Thế nên bạn nên tiêm ngừa càng sớm càng tốt khi bước vào độ tuổi phù hợp.
Tình trạng quan hệ tình dục
Vaccine HPV sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn ở người chưa phát sinh quan hệ tình dục. Nếu bạn đã quan hệ tình dục thì nên làm xét nghiệm HPV trước khi tiêm ngừa để xem bản thân có bị nhiễm virus hay chưa. Tuy nhiên, người đã phơi nhiễm HPV vẫn có thể tiêm vaccine nhưng hiệu quả nhận được sẽ không cao.
Tình hình mang thai
Nếu bạn đang mang thai thì không nên tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung. Trường hợp đã chủng ngừa mũi đầu tiên mới có thai bạn cần hoãn lại cho đến khi sinh xong rồi mới nên tiếp tục tiêm. Chị em cần ghi nhớ điều kiện chích ngừa ung thư cổ tử cung này.
Nhìn chung, vaccine không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và mẹ, do đó bạn đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên cho bác sĩ biết để quá trình theo dõi được thuận lợi hơn. Bạn có thể tiếp tục và hoàn thành lịch chủng ngừa trong vòng 3 năm sau khi kết thúc thai kỳ mà không cần bắt đầu tiêm lại từ mũi đầu tiên.
Bệnh lý
Bạn nên tiến hành chủng ngừa vaccine HPV khi đang trong trạng thái sức khỏe ổn định nhất. Bé gái và phụ nữ nếu đang mắc bệnh gây sốt nếu tiêm có thể gặp phản ứng phụ, thậm chí là sốc phản vệ với vaccine. Trường hợp không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.
Dị ứng với thành phần của vaccine
Điều kiện chích ngừa ung thư cổ tử cung cuối cùng này cũng rất quan trọng. Nếu bạn từng bị sốc phản vệ nghiêm trọng khi tiêm liều vaccine HPV đầu tiên thì không nên chủng ngừa các mũi tiếp theo. Bên cạnh đó, nếu tình trạng dị ứng đã từng xảy ra khi tiếp xúc với những thành phần của vaccine thì bạn cũng không nên tiêm ngừa HPV và các loại vaccine có thành phần tương tự. Những biểu hiện của sốc phản vệ gồm có:
Ngoài các điều kiện chích ngừa ung thư cổ tử cung, bạn cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây để vaccine mang đến hiệu quả cao: