Làm Sao Biết Được Kết Quả Siêu Âm Ổ Bụng Bình Thường?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Khoa tiêu hoá > Làm Sao Biết Được Kết Quả Siêu Âm Ổ Bụng Bình Thường?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 10, 2023

Siêu âm được xem là “chìa khóa vàng” giúp phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn của con người. Đặc biệt những ai có các biểu hiện như đau bụng kéo dài, nghi ngờ vùng bụng xuất hiện khối u kèm theo triệu chứng sụt cân, chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Vậy làm cách nào để biết được kết quả siêu âm ổ bụng bình thường? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Siêu âm ổ bụng để làm gì?

Siêu âm ổ bụng là phương pháp thăm khám, kiểm tra, xác định tổn thương ở các cơ quan trực thuộc ổ bụng như: Mật, thận, gan, bàng quang, lá lách, tụy, tử cung, buồng trứng (nữ), tiền liệt tuyến (nam),… Kỹ thuật này là một trong những cận lâm sàng với mục đích tầm soát và phát hiện kịp thời bệnh lý.

Siêu âm ổ bụng để làm gì?
Siêu âm ổ bụng là phương pháp chẩn đoán bệnh lý cơ quan nội tạng phổ biến hiện nay

Phương pháp siêu âm ổ bụng sẽ thu lại hình ảnh của các cơ quan vùng này nhờ trang thiết bị siêu âm tiên tiến và hiện đại. Đây là cách để kiểm tra tình trạng sức khỏe định kỳ, đánh giá, xác định bệnh lý mới thông qua những dấu hiệu được xem như bất thường.

Bác sĩ sẽ tiến hành quan sát cấu trúc các cơ quan nội tại bên trong của ổ bụng, dựa trên hình ảnh trực quan và chẩn đoán bệnh nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, cụ thể như sau:

  • Thận.
  • Gan.
  • Mật.
  • Bàng quang.
  • Lá lách.
  • Tụy.
  • Bệnh về hệ sinh dục: Buồng trứng, tử cung (nữ), tiền liệt tuyến (nam).
  • Viêm ruột thừa.
  • Đau dạ dày.
  • Bệnh phình động mạch chủ bụng.
  • Dịch khoang màng phổi.
  • Màng ngoài tim.

Khi tiến hành siêu âm bụng tổng quát, bác sĩ sẽ bôi một lượng gel lên vùng cơ thể cần thăm khám. Đưa đầu dò tiếp xúc với da, sóng siêu âm di chuyển vào cơ thể đến các cơ quan cũng như cấu trúc bên trong. Sóng âm dội vào cơ quan và dội ngược trở lại đầu dò. Máy tính chuyển đổi sóng âm thanh từ sóng phản xạ của bộ chuyển đổi thành hình ảnh các cơ quan hoặc mô trong vùng bụng.

Vì phương pháp này không sử dụng tia X nên cực kỳ an toàn đối với sức khỏe của con người. Khi siêu âm âm đạo hoặc trực tràng, bác sĩ dùng đầu dò đưa vào trong âm đạo hoặc lỗ hậu môn để thăm khám.

Kết quả siêu âm ổ bụng cho biết được những gì?

Siêu âm ổ bụng giúp đánh giá kích thước cũng như vị trí các cơ quan, cấu trúc trong ổ bụng. Bác sĩ cũng tận dụng nó để kiểm tra vùng bụng nếu có bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến u nang, áp xe, khối u, ổ dịch trong bụng, tắc nghẽn bất thường, máu trong mạch bị đông, nhiễm trùng,…

Ngoài ra, siêu âm vùng bụng cũng được sử dụng để đo kích thước của động mạch chủ nhằm phát hiện sớm chứng phình động mạch chủ. Thêm vào đó, tình trạng sỏi trong thận, túi mật và niệu quản cũng có thể được phát hiện.

Kết quả siêu âm ổ bụng cho biết được những gì?
Kết quả siêu âm vùng bụng giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bên trong ổ bụng

Hiện nay, siêu âm ổ bụng là phương pháp thăm khám hữu hiệu cơ quan nội tạng ở bên trong của ổ bụng. Dựa trên hình ảnh thu được, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh lý con người, cụ thể như sau:

  • Gan: Gan nhiễm mỡ, áp xe gan, viêm gan mãn tính, xơ gan, các loại u gan lành và ác tính.
  • Đường mật: Viêm túi mật, sỏi mật, polyp túi mật, u đường mật, dị dạng đường mật.
  • Lách: Lách to, áp xe lách, lympho lách, các u lách.
  • Tụy: Viêm tụy cấp và mạn, tụy vòng, những loại u tụy.
  • Hệ tiết niệu: Sỏi thận, ung thư thận, viêm thận, viêm bàng quang, sỏi bàng quang, ung thư bàng quang, sỏi niệu quản, chít hẹp niệu quản, u đường bài xuất,…
  • Tiêu hóa: Viêm ruột non, viêm ruột thừa, các khối u, xoắn ruột, lồng ruột.
  • Sinh dục: U xơ tử cung, ung thư buồng trứng, u nang buồng trứng, ứ mủ vòi trứng (nữ), viêm tiền liệt tuyến, ung thư tuyến tiền liệt (nam).
  • Sau phúc mạc: Khối u, xơ hóa.

Vậy làm cách nào để biết kết quả siêu âm ổ bụng bình thường? Điều này sẽ được Đa khoa Phương Nam giải thích chi tiết hơn trong phần bên dưới.

Kết quả siêu âm ổ bụng bình thường

Khi có chỉ định, bệnh nhân sẽ di chuyển đến phòng siêu âm. Tại đây họ sẽ nằm ngửa, nghiêng hoặc thay đổi tư thế theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Chuyên gia y tế sẽ tiến hành bôi một lớp gel lên khu vực cần siêu âm. Lớp gel này giúp cho sóng âm truyền vào cơ thể dễ dàng. Đầu dò di chuyển qua lại tại vùng được bôi gel và thu lại hình ảnh cho ra trên màn hình. Bác sĩ tiến hành dừng lại ngay khi thu được kết quả mong muốn.

Kết quả siêu âm ổ bụng bình thường
Trong quá trình siêu âm bạn có thể nghe thấy âm thanh

Trong quá trình siêu âm, bạn có thể nghe thấy âm thanh phát ra. Do thay đổi theo cường độ khi lưu lượng máu được đo và theo dõi nên mới xuất hiện tiếng động này.

Thời gian thường kéo dài từ 15 – 30 phút, không gây khó chịu. Ở những vùng thăm khám mô mỏng, bệnh nhân sẽ có cảm giác buồn, tức hoặc đau nhẹ khi bác sĩ ấn đầu dò. Tuy nhiên phản ứng này diễn ra khá nhanh và sớm trở lại bình thường.

Sau khi thăm khám xong, người bệnh sẽ được lau sạch lớp gel trên da bằng khăn. Lớp gel an toàn với sức khỏe và không gây ố vàng cho quần áo. Kết quả sẽ có ngay sau khi tiến trình siêu âm kết thúc. Dựa trên hình ảnh, chuyên gia y tế sẽ cho bạn biết kết quả siêu âm ổ bụng bình thường hay bất thường. Trường hợp có bất cứ dấu hiệu của bệnh lý nào, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc chỉ định làm thêm những xét nghiệm khác (nếu cần thiết). Sau siêu âm bệnh nhân có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động khác như bình thường.

Hình ảnh siêu âm bụng bình thường

Khi cơ thể có bất cứ dấu hiệu nào bất thường bạn cần thăm khám sớm mà không cần đợi đến lịch khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt, bạn nên thực hiện siêu âm ổ bụng nếu có những triệu chứng như sau: Đau bụng lâu ngày, chán ăn, sụt cân, sờ thấy khối u hoặc nghi ngờ có khối u trong bụng, bị rối loạn tiêu hóa,…

Hình ảnh siêu âm bụng bình thường
Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân hiểu được những chỉ số cần thiết có trong kết quả

Khi siêu âm, bác sĩ sẽ tiến hành bôi lên gel da bụng. Đối với những trường hợp nhiễm trùng da hay có mô mềm tại vùng bụng thì nên hạn chế làm phương pháp này.

Siêu âm ổ bụng sẽ cho ra hình ảnh các cơ quan bên trong ổ bụng, bao gồm:

  • Mật.
  • Thận.
  • Gan.
  • Lá lách.
  • Bàng quang.
  • Phần phụ ở nữ giới: Vòi trứng, buồng trứng, hệ thống dây chằng rộng.
  • Tiền liệt tuyến (ở nam giới).

Cách đọc kết quả siêu âm ổ bụng

Để hiểu hơn về cách đọc kết quả siêu âm ổ bụng, bàn cần nắm rõ quy trình thăm khám vùng bụng. Quy trình siêu âm ổ bụng diễn ra an toàn, không đau lại nhanh chóng nên được sử dụng khá phổ biến trong những trường hợp chẩn đoán viêm nhiễm, tầm soát ung thư. Các bước tiến hành thông thường bao gồm:

Trước khi thực hiện

  • Trước khi siêu âm, nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng. Ưu tiên làm xét nghiệm buổi sáng vì bụng đói cho kết quả chính xác hơn.
  • Trước khoảng 30 – 60 phút, bệnh nhân nên uống nhiều nước và nhịn tiểu, mặc đồ thoải mái (nữ không nên mặc váy). 
  • Không dùng các loại thuốc bổ, Vitamin, khoáng chất trước khi làm xét nghiệm.

Trong khi thực hiện

  • Bác sĩ sẽ hỏi về tiền căn, tiến hành khám lâm sàng cho bệnh nhân.
  • Người bệnh nằm ngửa trên giường siêu âm, kéo áo cao lên ngang ngực và quần xuống ngay phần xương mu.
  • Bác sĩ tiến hành bôi gel lên đầu dò, khu vực bụng rồi đặt đầu dò tiếp xúc với vùng bụng của cơ thể người bệnh, ấn nhẹ và di chuyển đầu dò quanh khu vực cần siêu âm.
  • Kết quả hình ảnh sẽ được thu lại, gửi đến màn hình máy để bác sĩ theo dõi và đưa ra chẩn đoán cho bệnh nhân.

Sau khi thực hiện

  • Người bệnh sử dụng khăn để lau đi phần gel trong. Thông thường siêu âm ổ bụng kéo dài khoảng 30 – 60 phút. Mặc dù kỹ thuật này không gây đau đớn nhưng bệnh nhân có khả năng gặp khó chịu khi đầu dò siêu âm đưa vào vị trí mô mỏng, mạn sườn hoặc khu vực đang bị đau.
  • Ngay sau khi kết thúc siêu âm, người bệnh có thể hoạt động bình thường mà không cần kiêng khem hoặc nghỉ ngơi.
Cách đọc kết quả siêu âm ổ bụng
Không cần kiêng khem sau khi thực hiện siêu âm vùng bụng

Sau quá trình thăm khám hoàn tất, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân cái nhìn tổng quát nhất về kết quả siêu âm ổ bụng. Nhờ kỹ thuật này, chuyên gia y tế có thể phát hiện được những tổn thương tại các cơ quan. Đồng thời cũng giúp chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị bệnh chính xác. Hình ảnh siêu âm ổ bụng bình thường sẽ cho kết quả như sau:

  • Các cơ quan giữ hình dạng, kích thước, kết cấu như bình thường: Không có dịch trong vùng bụng, không tăng trưởng bất thường dễ quan sát bằng mắt thường.
  • Động mạch chủ không bị phình.
  • Độ dày của túi mật: Bình thường, không có sỏi mật được nhìn thấy.
  • Thận: Hệ thống ống dẫn không bị chặn.

Kết quả hình ảnh siêu âm bất thường với những dấu hiệu dưới đây:

  • Cơ quan: Nhỏ hơn bình thường, xuất hiện mô lạ có thể nhìn thấy.
  • Xuất hiện dịch trong khoang bụng.
  • Động mạch chủ bị phình hoặc giãn rộng.
  • Gan bất thường so với bình thường.
  • Thành túi mật dày hoặc xuất hiện dịch.
  • Thận hoặc niệu quản giãn rộng, xuất hiện sỏi.
  • Có khu vực bị nhiễm trùng hoặc u nang chứa đầy dịch.

Khi nào cần thực hiện siêu âm ổ bụng?

Siêu âm ổ bụng là bước quan trọng trong thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Chuyên gia y tế khuyến cáo mỗi người nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Đặc biệt là người lớn tuổi cần duy trì khám thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh và đưa ra phác đồ điều trị nhanh chóng.

Nếu có bất cứ triệu chứng nào như đau bụng, xuất hiện khối u lạ trong bụng, tiêu hóa kém, đau bao tử, sụt cân nhanh, mệt mỏi không rõ lý do,… thì cần phải thực hiện siêu âm ổ bụng để tìm ra nguyên nhân.

Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về bệnh lý nội tạng sau khi thăm khám hoàn tất. Kỹ thuật siêu âm này giúp phát hiện sớm điều bất thường trong ổ bụng. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị nhanh chóng và ngăn chặn điều đáng tiếc xảy ra. Nếu kết quả siêu âm ổ bụng bình thường bạn cũng đừng lơ là mà phải đi thăm khám định kỳ 6 tháng 1 lần.

Lưu ý khi đi siêu âm bụng

Kỹ thuật siêu âm ở các vùng khác bình thường có thể thực hiện ngay mà không cần chuẩn bị. Các trường hợp đó bao gồm: Siêu âm tim, mạch máu, vùng mặt cổ, tuyến giáp, vú, phần mềm cơ khớp,…. Tuy nhiên đối với siêu âm ổ bụng, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:

Siêu âm ổ bụng có cần nhịn ăn không?

  • Bệnh nhân siêu âm ổ bụng không cần phải nhịn ăn, tuy nhiên cần tuân thủ đúng thời gian ngừng ăn, uống. Thời gian siêu âm tốt nhất vào buổi sáng vì khoảng thời gian từ bữa ăn tối đến sáng hôm sau vừa đủ để tiêu hóa hết lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
  • Bệnh nhân kiểm tra bệnh lý liên quan túi mật, cần nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng, tuyệt đối không uống bất kỳ đồ uống chứa vị ngọt trước khi siêu âm.
Lưu ý khi đi siêu âm bụng
Nên kiêng ăn trước 6 tiếng làm siêu âm vùng bụng

Siêu âm ổ bụng có cần nhịn tiểu không?

  • Bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu cần nhịn tiểu để kết quả kiểm tra chính xác nhất.
  • Nam: Nhịn tiểu để kiểm tra, đo kích thước tiền liệt tuyến và phát hiện bất thường.
  • Nữ: Kiểm tra tử cung và phần phụ 2 bên đối với bệnh nhân chưa phát sinh quan hệ tình dục.

Một số lưu ý khác

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả siêu âm như: Thức ăn trong dạ dày, không khí ở đường ruột, hội chứng béo phì. Do đó, để quá trình siêu âm vùng bụng mang lại kết quả chính xác nhất, bệnh nhân cần dùng thức ăn dễ tiêu, hạn chế thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ.

Siêu âm ổ bụng diễn ra đơn giản, giúp phát hiện sớm nhiều bệnh lý quan trọng. Chuyên gia y tế khuyến cáo nên thực hiện thường kỳ 6 tháng 1 lần. Là đơn vị y tế uy tín, chất lượng, Đa khoa Phương Nam cung cấp dịch vụ siêu âm ổ bụng với chi phí phải chăng (khoảng 100.000 đồng/lần), mức giá này có thể thay đổi theo thời gian.

Tóm lại, để biết kết quả siêu âm ổ bụng bình thường hay không bạn cần đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và nhận tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu có thắc mắc khác, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline hoặc 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ