Chụp X quang ổ bụng là phương pháp chẩn đoán giúp bác sĩ quan sát được các cấu trúc, cơ quan trong bụng. Đây là kỹ thuật hữu hiệu nhằm xác định nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng, trướng bụng, buồn nôn,… Vậy khi nào bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chụp X-quang tại vùng bụng? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay trong bài viết này bạn nhé!
X quang bụng là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến hiện nay giúp kiểm tra, đánh giá các cơ quan như gan, lách, dạ dày, ruột già, ruột non, cơ hoành,… và những bộ phận khác tại vị trí tiếp giáp vùng ngực, bụng.
Đây là một trong những chỉ định cận lâm sàng đầu tiên mà bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thực hiện khi có triệu chứng chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, nôn. Từ đó giúp tìm được nguyên nhân chính xác một cách nhanh nhất.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định làm thêm một số phương pháp cận lâm sàng khác như siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, chụp hệ tiết niệu với thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch để bác sĩ đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
Nguyên lý hoạt động của chụp X quang ổ bụng là sử dụng tia X (năng lượng bức xạ có khả năng tập trung thành chùm sáng) đi xuyên qua cơ quan và cho hình ảnh lên màn chiếu. Đối với mô, tạng đặc trong cơ thể như xương thì khả năng hấp thụ tia X rất cao do đó hình ảnh sẽ cho ra màu trắng.
Trong khi đó, các tạng rỗng như ruột, dạ dày thì khả năng hấp thụ tia X sẽ thấp hơn nên cho hình ảnh màu xám. Tia X có thể đi xuyên qua không khí nên những vùng trống sẽ ra màu đen.
Mục đích chính của phương pháp chụp X quang ổ bụng là:
Tìm nguyên nhân khiến bệnh nhân sưng nề, đau vùng bụng hoặc có cảm giác buồn nôn, nôn nhiều lần trong ngày.
Tìm nguyên nhân gây ra các cơn đau vùng thắt lưng hai bên.
Khảo sát tình hình có khí bên ngoài ruột như liềm hơi dưới cơ hoành.
Tìm ra dị vật có trong ổ bụng.
Ngoài những mục đích trên, người ta còn ứng dụng chụp X quang ổ bụng trong một số thủ thuật như đặt ống dẫn lưu dạ dày, dẫn lưu thận,… nhằm xác định vị trí và độ dài của những ống này tại các cơ quan bên trong mà mắt khó quan sát được.
X quang bụng không chuẩn bị là gì?
Chụp X quang bụng không chuẩn bị là kỹ thuật chụp X quang bụng đứng. Mục đích của phương pháp này là để đánh giá tình trạng mức hơi, mức nước trong tắc ruột. Đồng thời nó cũng giúp kiểm tra hơi tự do trong ổ bụng đối với trường hợp thủng tạng rỗng.
Chụp X quang bụng không chuẩn thường được bác sĩ chỉ định là phương pháp cận lâm sàng đầu tiên nếu bệnh nhân nhập viện vì đau bụng vì kỹ thuật này phổ biến và có liều bức xạ thấp.
Phương pháp chụp X quang ổ bụng không chuẩn bị được chỉ định trong các trường hợp sau:
Chụp X quang ổ bụng được bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện trong những trường hợp sau:
Tìm ra nguyên nhân chính xác gây triệu chứng ở bụng như: Đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, ói mửa liên tục. Chụp X quang ổ bụng là kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng đầu tiên được chỉ định sau đó kết hợp với các xét nghiệm khác như chụp CT, Pyelography tiêm tĩnh mạch, siêu âm,…) để tìm vấn đề cụ thể hơn.
Tìm sỏi trong túi mật, bàng quang, thận hoặc niệu quản.
Tìm khí tự do trong ổ bụng.
Tìm ra nguyên nhân gây đau lưng dưới 2 bên cột sống (sườn) thông qua đánh giá kích thước, hình dạng, vị trí của gan, lá lách, thận.
Tìm vị trí, kích thước vật thể lạ trong cơ thể.
Xác nhận vị trí phù hợp của thiết bị đặc biệt là các dụng cụ như: Ống nuôi dưỡng trong dạ dày, ống dẫn lưu dạ dày, ống thông dùng để lọc máu, shunt dẫn lưu dịch từ não vào dạ dày,…
Các tư thế và quy trình chụp X-quang ổ bụng
Tùy theo mục đích đánh giá cơ quan, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện tư thế phù hợp, cụ thể:
Tư thế chụp X-quang ổ bụng
Quy trình chụp X-quang gồm các tư thế sau:
Tư thế thẳng đứng: Đây là tư thế chụp X quang ổ bụng phổ biến nhất. Tia X-quang chiếu từ phía sau ra trước, bệnh nhân được hướng dẫn đứng thẳng, bụng áp sát vào phim.
Tư thế nằm ngửa: Tia X quang được chiếu từ phía trước ra sau, ảnh chụp ghi nhận ở sau lưng bệnh nhân.
Tư thế nằm nghiêng sang phải hoặc trái: Tia X-quang chiếu từ phía trước ra sau, phim chụp ghi nhận ở sau lưng.
Đối với kỹ thuật chụp X quang không chuẩn bị, khí hơi có trong ống tiêu hóa đóng vai trò là chất phản xạ tự nhiên. Nếu ống tiêu hóa chứa dịch hoặc bị xẹp dẫn đến không có hơi trong ổ bụng, ảnh chụp sẽ rất khó quan sát.
Các bước chụp X-quang ổ bụng
Quy trình thực hiện chụp X quang ổ bụng ở các cơ sở y tế khá giống nhau, bao gồm những bước sau:
Chuẩn bị
Bệnh nhân cần thông báo ngay đến bác sĩ biết về tình trạng mang thai hoặc nghi ngờ có bầu của mình. Vì tia X quang sẽ gây hại cho em bé và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh cần tháo tất cả các vật dụng trang sức kim loại có trên người để tránh nhiễu ảnh chụp.
Tiến hành chụp
Bệnh nhân cần phải có chỉ định chụp X quang ổ bụng của bác sĩ mới được đi vào phòng thực hiện thủ thuật.
Kỹ thuật viên hướng dẫn bệnh nhân về quy trình cũng như tư thế chụp thích hợp để có hình ảnh phim rõ ràng, chính xác.
Bác sĩ điều chỉnh máy móc và tiến hành chụp X quang ổ bụng cho bệnh nhân.
Kỹ thuật viên điều chỉnh độ tương phản và hình ảnh trên phim chụp rõ nét để giúp chẩn đoán dễ dàng nhất.
Bệnh nhân có thể thực hiện chụp X quang lại một lần nữa nếu kết quả phim chưa rõ nét.
Nhận kết quả và tư vấn
Phòng chụp X quang sẽ trả kết quả của bệnh nhân cho bác sĩ điều trị.
Dựa trên hình ảnh nhận được, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Chụp X quang bụng bao nhiêu tiền?
Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng rộng rãi nhằm phát hiện tổn thương, bất thường ở xương, răng, mô đặc. Hiện nay chi phí thực hiện của thủ thuật này dao động từ 100,000 – 300,000 tùy vào cơ sở y tế, bệnh viện.
Để đảm bảo an toàn cũng như nhận được chẩn đoán chính xác, bạn cần lựa chọn cơ sở đáp ứng các điều kiện sau:
Cơ sở thăm khám uy tín, được Sở Y Tế cấp phép hoạt động.
Máy chụp X quang tiên tiến, hiện đại.
Phòng chụp X quang đạt tiêu chuẩn an toàn.
Bác sĩ thực hiện cần được đào tạo chuyên môn bài bản.
Chụp X quang ổ bụng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến, giúp tìm kiếm vấn đề bệnh lý hoặc bất thường tại vùng bụng nhanh chóng, chính xác. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 .