Siêu âm đại tràng là một phương pháp y khoa giúp bác sĩ chẩn đoán được các bệnh lý khác nhau ở đại tràng như tắc ruột, viêm ruột cũng như phát hiện những hạt polyp, khối u. Vậy kỹ thuật này là gì? Khi siêu âm đại tràng bệnh nhân cần chuẩn bị và lưu ý những gì? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam giải đáp các thắc mắc trên ngay trong bài viết này bạn nhé!
Siêu âm đại tràng là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm thanh tần số cao để phác họa nên cấu trúc của đại tràng. Phương pháp này không xâm lấn nên ít gây ra đau đớn.
Đại tràng (ruột già) là một ống cơ dài khoảng 1.5 – 1.8 m nằm ở cuối cùng của hệ tiêu hóa, dẫn thức ăn từ ruột non đến hậu môn để bài tiết ra ngoài. Nó có nhiệm vụ chính là hấp thụ lại chất điện giải, nước và biến những thức ăn còn lại thành phân.
Khi thực hiện siêu âm đại tràng, bác sĩ sẽ sử dụng một đầu dò đặt lên vùng bụng bệnh nhân. Thiết bị chuyên dụng này có nhiệm vụ phát sóng siêu âm và thu nhận làn sóng phản hồi từ cơ thể để tái tạo nên hình ảnh cấu trúc đại tràng. Kết quả sẽ được trình chiếu trực tiếp lên màn hình của máy siêu âm theo thời gian thực.
Thông thường bác sĩ sẽ sử dụng 2 loại đầu dò với tần số khác nhau được sử dụng thay phiên để giúp bác sĩ có góc nhìn toàn diện nhất về đại tràng:
Đầu dò tần số thấp (3,5 – 5 MHz)
Thiết bị này được sử dụng để có cái nhìn toàn cảnh về ổ bụng như vị trí, độ dày, hình dạng, tính đối xứng của độ dày thành ruột.
Đầu dò tần số cao (5 – 17 MHz)
Cung cấp hình ảnh chi tiết về 5 lớp thành đại tràng cũng như các mô xung quanh. Khi thực hiện siêu âm đại tràng ở tần số này có thể cho thấy:
Các dòng chuyển động bên trong và bên ngoài đại tràng.
Sự thay đổi ở thành ruột như khối u, hạt polyp, nhu động, mạch máu, mạc treo và các hạch bạch huyết.
Cho đến nay vẫn chưa có kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh duy nhất nào xác định được tất cả các loại bệnh đại tràng cùng một lúc. Do đó, bác sĩ thường kết hợp phương pháp siêu âm đại tràng với chụp CT, X-quang, cộng hưởng từ MRI, nội soi đại tràng giúp bác sĩ có cái nhìn toàn diện nhất.
Ai cần được chỉ định siêu âm đại tràng?
Ai cũng có thể thực hiện siêu âm đại tràng hoặc bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:
Đau bụng: Các đơn đau dữ dội, âm ỉ kéo dài hoặc quặn đau lên theo từng đợt rồi hết mà không rõ nguyên nhân.
Tiêu chảy hoặc táo bón: Nếu xuất hiện tình trạng phân quá cứng hoặc quá lỏng trong thời gian dài, uống thuốc nhiều lần vẫn chưa khỏi thì bạn cũng nên đi siêu âm đại tràng.
Rối loạn tiêu hóa.
Căng thẳng, lo âu kéo dài.
Ăn uống mất vệ sinh.
Tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột.
Chướng bụng: Đây cũng là dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư đại tràng.
Xuất huyết đại tiện: Tình trạng có máu trong phân kèm theo đau khu vực trực tràng gần hậu môn.
Sờ bụng thấy khối u: Nhấn vào một vùng bụng bất kỳ có khối u hoặc kèm theo những cơn đau nhói cố định tại vị trí trên bụng.
Sụt cân nhanh: Sụt cân nhanh, mệt mỏi mà không rõ nguyên do.
Ngoài ra những đối tượng sau đây cần phải lưu ý đi thường xuyên đi siêu âm đại tràng, cụ thể:
Nhóm người cao tuổi: Polyp trực tràng, viêm đại tràng, ung thư trực tràng,… thường là những bệnh lý thường gặp ở người trưởng thành, nhất là ở nhóm người cao tuổi. Siêu âm định kỳ có thể giúp tầm soát sớm bệnh lý, ngăn chặn biến chứng gây thủng đại tràng hoặc biến chứng thành ung thư.
Nhóm người thường xuyên hút thuốc lá: Nhóm đối tượng thường xuyên sử dụng thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn người không hút thuốc.
Ngoài ra, một vài trường hợp đặc biệt như người cần nội soi hoặc phải chụp X quang đại tràng sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện siêu âm đại tràng.
Siêu âm đại tràng phát hiện bệnh lý gì?
Siêu âm đại tràng giúp chẩn đoán được nhiều vấn đề khác nhau ở hệ tiêu hóa nói chung và ruột già nói riêng. Nhìn chung, các bệnh lý có thể phát hiện khi sử dụng kỹ thuật này là:
Bệnh lý cấp tính
Thường gây nên các cơn đau bụng dữ dội, đòi hỏi được điều trị càng sớm càng tốt nếu không có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhóm bệnh lý cấp tính gồm:
Viêm ruột thừa: Ruột thừa bị viêm do sự tắc nghẽn trong lòng ống ruột, gây ra bởi mảnh thức ăn, phân vô tình rơi vào đoạn ruột này hoặc do khối u nguyên phát.
Viêm túi thừa: Túi thừa là những cấu trúc lỗ nhỏ ở trong lòng thành ruột già. Phân lâu ngày không được đào thải sẽ kết tinh thành một cấu trúc cứng như đá (Fecalith) gây tắc nghẽn túi thừa và hình thành nên ổ viêm.
Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ: Mạch máu nuôi đại tràng bị xơ vữa, hẹp, vôi hóa,… đều khiến đại tràng thiếu máu dẫn đến tình trạng viêm.
Tắc ruột: Siêu âm đại tràng không phải là kỹ thuật chẩn đoán chính xác nhất cho những trường hợp bị tắc nghẽn do ứ đọng khí trong ruột già. Tuy nhiên kỹ thuật siêu âm đại tràng sẽ hữu ích trong trường hợp bạn bị tắc đại tràng do dị vật, đá phân Fecalith.
Viêm hạch mạc treo: Mạc treo là một phần của lớp niêm mạc ổ bụng, có vai trò cố định ruột già vào khu vực thành bụng. Viêm hạch mạc treo là tình trạng hạch bạch huyết trên mạc treo bị viêm vì nhiễm trùng đường ruột. Bệnh này thường gặp ở trẻ em.
Bệnh lý mạn tính và không cấp tính
– Bệnh Crohn: Là tình trạng viêm mạn tính mô hạt ở ruột, chủ yếu ở ruột già. Bệnh khiến bạn mệt mỏi, đau bụng, sốt và có máu trong phân.
– Viêm loét đại tràng: Là tình trạng lớp niêm mạc bên trong đại tràng xuất hiện nhiều vết loét do:
Ngộ độc, dị ứng thực phẩm.
Nhiễm khuẩn đường ruột vì ăn uống không đảm bảo vệ sinh.
Táo bón đồng thời sử dụng thuốc kháng sinh liên tục.
Tình trạng tự miễn mạn tính: Khi cơ thể coi niêm mạc đại tràng là vật thể lạ và có thể tấn công nó để bảo vệ cơ thể.
– Những bệnh truyền nhiễm: Gồm viêm ruột do vi khuẩn, bệnh giun đũa, ký sinh trùng, viêm ruột do lao, viêm ruột kết màng giả.
– Ung thư đại trực tràng: Ung thư đại trực tràng là loại ung thư dễ mắc khối u ác tính ở đường tiêu hóa. Do đó, việc siêu âm đại tràng để lên phác đồ điều trị rất cần thiết và quan trọng.
– Di căn phúc mạc: Đây là tình trạng ung thư trong lớp biểu mô của niêm mạc bụng – lớp màng bao phủ toàn bộ hệ tiêu hóa và giữ chúng cố định trong thành bụng.
Quy trình siêu âm đại tràng
Quy trình siêu âm đại tràng thường kéo dài khoảng 30 phút, bao gồm 3 bước như sau:
Bước 1
Bác sĩ siêu âm thoa một lớp gel bôi trơn lên vùng bụng. Nó có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các bóng khí giữa da và thiết bị đầu dò, từ đó cải thiện hiệu suất hình ảnh.
Bước 2
Bác sĩ sẽ chuyển đầu dò trên vùng da bụng của bệnh nhân để thu thập dữ liệu.
Bước 3
Sau khi thực hiện siêu âm xong, bác sĩ sẽ lau sạch gel trên bụng của bệnh nhân. Người bệnh có thể quay trở lại các hoạt động thường nhật.
Sau khi siêu âm xong, bác sĩ sẽ giải thích hình ảnh với bệnh nhân và hẹn trả kết quả trong lần tái khám tiếp theo. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một lần nữa nếu xuất hiện kỳ vấn đề nào phát sinh.
Ưu và nhược điểm của siêu âm đại tràng
Cũng giống như các loại thăm khám sức khỏe khác, siêu âm đại tràng cũng có ưu và nhược điểm, cụ thể như sau:
Ưu điểm
Phổ biến và tiết kiệm: Đây là công nghệ được sử dụng rộng rãi với mức chi phí thấp nên dễ dàng thực hiện ở bất cứ bệnh viện, cơ sở y tế nào.
Tiện lợi: Đây là kỹ thuật không xâm lấn, không gây chảy máu, không gây tê nên bệnh nhân không cần nhập viện nội trú và nghỉ dưỡng tại nhà sau điều trị.
An toàn: Siêu âm đại tràng không sử dụng tia X nên an toàn cho mọi đối tượng thực hiện kể cả phụ nữ có thai, trẻ em, sơ sinh.
Hiệu quả: Siêu âm có thể cho thấy rõ 5 lớp của thành trực tràng, những mô mềm thường khó quan sát trên ảnh chụp X quang.
Không gây tác dụng phụ: Phương pháp này hiếm khi gây ra tác dụng phụ.
Nhược điểm
So với các công nghệ chẩn đoán hình ảnh khác thì siêu âm đại tràng cũng có mặt hạn chế:
Việc đánh giá kết quả phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, chuyên môn của bác sĩ siêu âm để nhận biết được toàn bộ điểm bất thường trong cấu trúc ruột già.
Nhiều bệnh nhân có khả năng bị béo bụng, biến dạng cột sống.
Thiết bị siêu âm không quá hiện đại thì bác sĩ có thể bỏ sót các ổ viêm loét trên thành niêm mạc bị nếp gấp đại tràng che khuất.
Siêu âm đại tràng bao nhiêu tiền?
Siêu âm đại tràng dao động khoảng 50,000 – 250,000 đồng tùy thuộc vào khám tư hay sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi thăm khám. Bên cạnh đó, chi phí có thể phát sinh thêm như khám ngoài giờ hoặc dịch vụ.
Siêu âm đại tràng cần chuẩn bị gì?
Phương pháp này không yêu cầu bệnh nhân phải chuẩn bị điều gì. Người bệnh sẽ được yêu cầu thay áo choàng và tháo hết đồ trang sức hoặc vật dụng nào có thể cản trở quá trình siêu âm.
Lưu ý khi siêu âm đại tràng
Quy trình siêu âm đại trạng thường không gây ra đau đớn. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy khó chịu tạm thời nếu bác sĩ ấn vào vùng mô mềm hoặc bị đau của vùng bụng. Bệnh nhân cần thông báo biết ngay nếu bạn không thoải mái để họ điều chỉnh lại áp lực đầu dò.
Ngoài ra, các yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả siêu như:
Bệnh nhân béo phì
Khí tích tụ trong ruột do sự phân giải thực phẩm từ hệ vi sinh vật đường ruột.
Hỏi bác sĩ xem có cần phải nhịn ăn trước khi thực hiện siêu âm đại tràng hay không.
Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp những thông tin cơ bản nhất về kỹ thuật siêu âm đại tràng mà bạn cần biết. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 hoặc.