Bà Bầu Bị Cảm Cúm Ở Tháng Thứ 9 Chữa Trị Như Thế Nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Bà Bầu Bị Cảm Cúm Ở Tháng Thứ 9 Chữa Trị Như Thế Nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 1, 2021

Bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 9 sẽ không gây ra biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến em bé nếu thai phụ biết cách chữa trị và chăm sóc hợp lý. Trong trường hợp chủ quan, mẹ bầu sẽ phải hối hận vì phải đối mặt với biến chứng nặng nề. Với mức độ quan trọng của vấn đề, hãy xem ngay bài viết này để trang bị cho bản thân kiến thức cần thiết chị em nhé!

Bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 9 có nguy hiểm không?

Để tìm hiểu phương pháp chữa trị khi bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 9, chúng ta phải nhận biết được triệu chứng cũng như đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh trước. Nếu mẹ bầu chẳng may mắc cảm cúm, sẽ xuất hiện một số biểu hiện như:

  • Nghẹt mũi, sổ mũi.
  • Ho khan, viêm họng, mệt mỏi, đau nhức cơ.
  • Sốt ở mức độ từ vừa đến cao.
ba-bau-bi-cam-cum-o-thang-thu-9-1
Mẹ bầu thường bị nghẹt mũi, sổ mũi khi mắc cúm

Thông thường, triệu chứng cảm cúm diễn ra trong 2 – 3 ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài từ 1 – 2 tuần tùy theo tình trạng nghiêm trọng ở mỗi người. Do đó, dù là bệnh lý thường gặp, nhưng mẹ bầu vẫn không được chủ quan, hãy liên hệ với bác sĩ để nhận được phác đồ chữa trị hiệu quả, tránh để cảm cúm quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bất kỳ thời điểm nào trong năm, bệnh cúm cũng có thể “đến thăm” bạn, nhất là vào mùa đông. Mẹ bầu nên lưu ý bảo vệ sức khỏe bản thân thật tốt khi thời tiết chuyển mùa, vì rất dễ bị lây nhiễm cúm.

Bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 9 có nguy hiểm không? Nếu mẹ bầu chỉ xuất hiện triệu chứng của cảm cúm như ho, viêm họng, sổ mũi nhẹ thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tình hình sức khỏe của bản thân và thai nhi, vài ngày sau sẽ khỏi. Tuy nhiên, nếu kèm theo sốt cao thì khá nguy hiểm. Mẹ bầu có khả năng đối mặt với biến chứng sinh non, sảy thai, vỡ nước ối sớm.

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu bị cảm cúm kéo dài không chữa trị sẽ khiến em bé còi cọc, chậm phát triển, thậm chí thiểu năng. Đối với bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 9 không sốt và có tiền sử viêm mũi dị ứng trước đây, khả năng dẫn đến dị tật thai nhi là rất thấp, không đáng lo ngại.

Ngoài ra, để chăm sóc tốt nhất cho thai nhi, mẹ có thể tham khảo bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 7 hay bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối trong những phần chia sẻ trước của Phương Nam.

Vậy cần điều trị và chăm sóc bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 9 ra sao?

Cách điều trị và chăm sóc bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 9

Điều đầu tiên mẹ bầu cần làm khi xuất hiện các triệu chứng cảm cúm là đến gặp bác sĩ thăm khám. Thông qua quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ chữa trị phù hợp với tình trạng bệnh, sức khỏe của bạn và em bé. Mẹ bầu nên chủ động hạn chế triệu chứng của cảm cúm tại nhà như chườm mát để hạ sốt, dành thời gian nghỉ ngơi, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng. Trong quá trình dưỡng bệnh nhất định phải áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất, uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, Vitamin C.

ba-bau-bi-cam-cum-o-thang-thu-9-3
Khi xuất hiện triệu chứng cúm, mẹ bầu nên khám bác sĩ ngay

Thai phụ cần lưu ý tuyệt đối không dùng phương pháp xông hơi để giải cảm, vì sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên. Điều này khá nguy hiểm cho thai nhi, do nhiệt độ nước ối cũng tăng theo. Quá trình dẫn truyền khí Oxy cho bé gián đoạn và các tế bào có thể bị phá hủy.

Thai nhi đối mặt với nguy cơ mất nước và khuyết tật ống thần kinh nếu nhiệt độ cơ thể mẹ vượt mức 38 độ C. Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ bị ngạt thở, chóng mặt, thậm chí hạ huyết áp và giảm số lượng máu truyền đến thai nhi vì áp lực của hơi nóng cũng như sự kín khí khi xông hơi. Bệnh cúm tiềm ẩn những rủi ro như vậy, thế có cách phòng tránh nào hiệu quả không? Hãy tiếp tục tìm hiểu nhé!

Cẩm nang phòng cảm cúm cho mẹ bầu tháng thứ 9

Để tình trạng bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 9 không xảy ra, hạn chế biến chứng nguy hiểm cho thai phụ và em bé, cần áp dụng một số phương pháp phòng tránh, điển hình là:

  • Tiêm vacxin cúm là sự lựa chọn tối ưu. Tốt nhất chị em nên thực hiện trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Nếu đang mang thai lần kế tiếp, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tiêm vacxin cúm nhắc lại. Vì hiệu quả vacxin chỉ duy trì trong 1 năm.
  • Dùng tỏi để chữa cảm cúm cũng rất hữu hiệu. Mẹ bầu có thể đưa tỏi vào các món ăn hàng ngày hoặc giã tỏi pha cùng nước ấm uống trực tiếp.
  • Việc bổ sung Kẽm nên được ưu tiên trong khẩu phần ăn uống mỗi ngày, thông qua các thực phẩm như hạt hướng dương, thịt nạc, hải sản và đỗ.
  • Nếu vừa trở về từ trời lạnh hoặc có dấu hiệu cảm, mẹ bầu nên uống một cốc nước gừng ấm pha với đường đỏ trước lúc ngủ, để ngăn ngừa cúm hiệu quả.
  • Để nâng cao sức đề kháng, thai phụ nên bổ sung thực phẩm, thức uống chứa nhiều Vitamin C.
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý để vệ sinh cổ họng mỗi ngày.
  • Nếu không cần thiết, bạn nên hạn chế đến nơi đông đúc và tránh tiếp xúc với người mắc bệnh cúm.
  • Mẹ bầu có thể vận động nhẹ nhàng tại nhà và dành thời gian để nghỉ ngơi sao cho đều độ.

Tóm lại, bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 9 luôn tiềm ẩn những tác động xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu áp dụng đúng các phương pháp chữa trị, chăm sóc thì bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục, hạn chế biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất, thai phụ nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và nhận phác đồ chữa trị phù hợp từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu còn thắc mắc nào khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ