Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Năm 29, 2021
Mục Lục Bài Viết
Để giải đáp thắc mắc bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 phải làm sao được rõ ràng hơn? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tình hình phát triển, sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu trước!
Tháng thứ 4 đối với sự phát triển của trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây cũng là thời điểm mẹ bầu bước vào tam cá nguyệt thứ hai. Lúc này, em bé dài khoảng 15 cm, ước tính cân nặng 100 gam. Tứ chi của trẻ đã được phân biệt rõ rệt. Qua hình ảnh siêu âm có thể thấy móng tay, lông mi, chân mày, mí mắt và cả tóc nữa. Trong tuần thứ 16, có một lớp lông tơ mỏng bao phủ bé.
Bên cạnh đó, răng, xương của con cũng ngày càng phát triển và trở nên cứng cáp hơn. Giác quan và hệ thần kinh của bé đã bắt đầu hoàn thiện chức năng, khi bà bầu chuyển sang tháng thứ 4. Theo các chuyên gia, thai nhi đã có thể lắng nghe và cảm nhận âm thanh từ người mẹ.
Bác sĩ cũng chẩn đoán tương đối chính xác giới tính của bé yêu. Vì ở bé trai, tuyến tiền liệt đã bắt đầu phát triển. Buồng trứng sẽ dần di chuyển từ bụng đến vùng hố chậu của bé gái. Khuôn mặt cũng quan sát được một cách rõ ràng.
Tử cung giãn nở với kích thước gần bằng nắm đấm của một người đàn ông vào cuối tháng thứ 3. Bụng bầu của mẹ sẽ to ra gần bằng kích thước quả dưa hấu sau 1 tháng tiếp theo. Một số chị em sẽ xuất hiện các đường màu đỏ trên bầu vú và đùi. Đây là những đường tĩnh mạch trên da có liên quan đến sự thay đổi của Hormone trong thai kỳ, chúng sẽ mờ dần và biến mất sau khi sinh.
Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho việc nuôi con, tuyến sữa của mẹ cũng đã bắt đầu hoạt động. Dấu hiệu nhận biết là xuất hiện những quầng thâm ở vú và kích thước vòng 1 tăng dần. Mẹ có thể ăn uống ngon miệng hơn, vì biểu hiện ốm nghén dần biến mất. Vậy bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4, có nguy hiểm không?
Nếu thai phụ có những biểu hiện các triệu chứng cảm cúm ở bà bầu như cảm lạnh, ho, sổ mũi, hắt hơi,… thì đó là dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng và cảm thông thường. Vì vậy, mẹ bầu đừng quá lo lắng mà hãy tập trung phòng tránh các tác nhân gây hại từ môi trường, chú ý chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn và bổ sung thêm chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.?
Nếu mẹ bầu thật sự bị cúm sẽ xuất hiện một số triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, sốt cao, rát họng, sổ mũi,… ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe. Đặc biệt, virus cúm có thể sinh ra độc tố, làm rối loạn sự trao đổi chất, ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
Nguy hiểm hơn, virus cúm có khả năng xâm nhập vào thai nhi thông qua nhau thai, gây ra một số bệnh lý, dị tật như sứt môi, dị dạng đầu nhỏ, không có não, tim bẩm sinh, não tụ huyết,… Đặc biệt, khi mẹ bầu bị nhiễm độc tố, sốt cao có thể làm kích ứng, co bóp tử cung mạnh hơn, dẫn đến hiện tượng sinh non hoặc sảy thai. Nếu em bé bị sinh non, thể trạng sẽ rất yếu, khó bảo toàn tính mạng. Thế bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 phải làm sao?
Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo bà bầu bị cảm cúm 3 tháng giữa, hoặc cúm khi mang thai tháng thứ 6 ở phần chia sẻ trước của Phương Nam.
Nếu bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4, cần có chế độ chăm sóc sức khỏe sao cho hợp lý nhất, điển hình như:
Nếu sau 3, 4 ngày tự chăm sóc những vẫn không khỏi, kèm theo một số biểu hiện như choáng váng, sốt cao, nôn ói,… mẹ nên đến bác sĩ thăm khám. Vì đối với phụ nữ mang thai, hệ miễn dịch yếu hơn bình thường, dễ gặp biến chứng do cúm.
Đối với người bình thường, việc sử dụng thuốc để trị cảm cúm sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, mẹ bầu lại cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi dùng thuốc ở tháng thứ 4. Vì có một số loại thuốc gây hại cho sức khỏe thai nhi, dẫn đến những vấn đề không mong muốn như nhiễm độc thai nghén, dị tật, sảy thai.
Thế nhưng, bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 hãy yên tâm, vì hiện nay có một số loại thuốc dành riêng cho phụ nữ mang thai. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ có chỉ định đơn thuốc phù hợp. Mẹ tuyệt đối không được chủ quan, tự ý mua thuốc về uống, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chính mình và thai nhi.
Để phòng tránh cảm cúm, mẹ bầu nên tự biết bảo vệ bản thân trước các tác nhân gây bệnh, cụ thể như sau: