Bảng Cân Nặng Chuẩn Của Thai Nhi Việt Nam Theo Tuần

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Bảng Cân Nặng Chuẩn Của Thai Nhi Việt Nam Theo Tuần

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 14, 2021

Một trong những cách để theo dõi sự phát triển của thai nhi là xác định cân nặng dựa trên bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam theo tuần hoặc tháng. Quá đó mà mẹ bầu có kế hoạch, định hướng cách chăm sóc cũng như theo dõi sự phát triển của thai nhi một cách toàn diện, đồng thời có thể tránh được các vấn đề không may có thể gặp phải.

Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam

Vì sao cha mẹ nên theo dõi cân nặng của trẻ? Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam được thể hiện như thế nào? Cách tính cân nặng của thai nhi theo từng tháng tuổi ra sao? Tất cả các vấn đề này sẽ được giải đáp chi tiết ngay sau đây.

Vì sao cha mẹ nên theo dõi cân nặng của trẻ

Theo các chuyên gia về sức khỏe sinh sản ở Việt Nam, các chỉ số cân nặng của thai nhi được tính từ tuần thứ 8 của thai kỳ, khi trứng thụ tinh đã làm tổ tại lớp niêm mạc trong tử cung cho đến tuần thứ 40 hoặc 41 của thai kỳ. Mục đích của vấn đề này là giúp thai phụ có thể theo dõi được sát sao những thay đổi của con qua từng tuần, đặc biệt ở những mẹ bầu có nhiều nguy cơ về sức khỏe.

Bên cạnh đó, theo dõi cân nặng của bé còn giúp bác sĩ đánh giá các biến chứng tiềm ẩn có thể phát sinh do trọng lượng thai nhi quá ít hoặc quá mức trong quá trình chuyển dạ và sau sinh.

Cuối cùng, qua việc đánh giá cân nặng của thai nhi, bác sĩ cũng sẽ cho mẹ lời khuyên nhằm bảo vệ và chăm sóc tốt cho bé trong thời gian tiếp theo.

bang-can-nang-chuan-cua-thai-nhi-viet-nam-theo-tuan
Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam dựa trên bảng cân nặng của tổ chức WHO

Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi 

Hiện nay, bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam dựa trên bảng cân nặng của WHO, được thể hiện như sau:

Tuần thai Cân nặng (gram/g) 
8 1
9 2
10 4
11 7
12 14
13 23
14 43
15 70
 16  100
 17  140
 18  190
 19  240
 20 300
 21 360
 22 430
 23 501
24 600
25  660
26  760
 27  875
 28  1005
 29  1153
 30  1319
 31  1502
 32  1702
 33  1918
 34  2146
 35  2383
 36  2622
 37  2859
 38  3083
 39  3288
 40  3462
 41  3579

Như bạn đọc biết, bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam trên là mức trung bình được để đánh giá sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều yếu tố tác động làm cho cân nặng của thai nhi có những thay đổi, chênh lệch khác nhau, để biết chính xác về cân nặng của con, mẹ bầu có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Cách tính cân nặng thai nhi theo từng tháng tuổi

Thai kỳ được chia theo các thời điểm khác nhau, sở dĩ có sự đánh dấu này là do những thay đổi, khác biệt trong quá trình phát triển của thai nhi. Hiện nay, có hai cách tính được áp dụng phổ biến mà mẹ nên biết:

Dựa vào chu vi vòng bụng:

Công thức này khá đơn giản mẹ có thể tính toán ngay tại nhà: Cân nặng của bé (gram) =( (Chu vi vòng bụng của mẹ + chiều cao của tử cung) x 110 ) / 4

Tuy nhiên, phương pháp này thường không được áp dụng nhiều bởi có thể xảy ra những sai số chênh lệch nhau quá nhiều.

Siêu âm:

Hiện nay, cùng với sự phát triển của ngành y học, đặc biệt là hệ thống máy móc y tế thì siêu âm là một trong các phương pháp được ứng dụng nhiều để có thể xác định được chính xác cân nặng của thai nhi.

bang-can-nang-chuan-cua-thai-nhi-viet-nam-theo-tuan
Siêu âm là phương pháp tính tuổi thai chính xác nhất hiện nay

Thai nhi nặng hoặc nhẹ cân có ảnh hưởng gì không? 

Thai nhi nhẹ cân hoặc nặng hơn quá nhiều so với những đánh giá trong bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam thì cũng để lại nhiều các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé, cụ thể:

Đối với thai nhi quá cân:

Đối với những thai nhi quá cân có nguy cơ phát triển các biến chứng tiềm ẩn liên quan đến việc sinh nở bao gồm:

  • Lệch vai.
  • Chấn thương đám rối thần kinh cánh tay.
  • Chấn thương xương.
  • Ngạt trong khi sinh.
  • Bé chậm phản xạ khóc, có thể ngừng thở từng cơn, xuất hiện các cơn ngất lịm, chuyển động chậm hoặc không, khóc yếu,…
  • Bé dễ có nguy cơ mắc các bệnh về phổi, béo phì, suy hô hấp và rối loạn tình trạng chuyển hóa sau khi sinh.
  • Những rủi ro của người mẹ liên quan đến việc sinh thai nhi quá lớn bao gồm: tổn thương âm đạo và tầng sinh môn, cũng như xuất huyết sau sinh.

Đối với thai nhi nhẹ cân:

Thai nhi sinh ra được xem là nhẹ cân được chia ra 3 giai đoạn sau:

  • Trẻ nhẹ cân mức độ 1: Từ 1501 – 2500 g.
  • Trẻ nhẹ cân mức độ 2: Từ 1001-1500 g.
  • Trẻ nhẹ cân mức độ 3: Từ 500-1000 g.

Nhìn chung, thai nhi nhẹ cân thường dẫn đến các biến chứng như:

  • Bào thai bị suy dinh dưỡng có thể chết một cách đột ngột bởi không nhận đủ lượng chất dinh dưỡng và oxy từ người mẹ.
  • Thai nhi nhẹ cân còn ảnh hưởng đến não bộ dễ dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển, kém thông minh,…
  • Thai nhi có thể bị chết ngạt, hạ thân nhiệt, đường huyết, liệt thần kinh,…trong lúc mẹ chuyển dạ.
  • Trẻ em bị suy dinh dưỡng bào thai khi sinh ra có thể gây nên các bệnh mãn tính như: Tim mạch, rối loạn dậy thì, các bệnh chuyển hóa, hạ đường huyết, vàng da,…

Làm sao để thai nhi đạt cân nặng chuẩn

Để bé yêu có thể đạt được theo như bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam, thì mẹ cần lưu ý quan tâm đến những yếu tố tác động đến cân nặng của thai nhi và hỗ trợ giúp thai nhi phát triển tốt để mẹ có thể phòng ngừa cũng như biết cách chăm sóc thai kỳ tốt hơn.

Những yếu tố tác động đến cân nặng của thai nhi

Kích thước của bố mẹ: 

Không có gì lạ khi các cặp cha mẹ nặng cân sinh ra trẻ sơ sinh lớn hơn mức trung bình và ngược lại trong khi những bậc cha mẹ khác có thể sinh trẻ sơ sinh nhỏ hơn trung bình.

Giới tính của bé: 

Các bé gái thường hơi nhỏ hơn các bé trai.

Thời gian mang thai:

Những đứa trẻ sinh đủ tháng có xu hướng lớn hơn những đứa trẻ sinh trước ngày dự sinh hoặc sinh non.

Một số bệnh của mẹ bầu

  • Huyết áp cao: Mẹ bầu có huyết áp cao có thể khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân.
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc mẹ có tiền sử tiểu đường thì nhiều khả năng sinh con nhẹ cân, đặc biệt nếu lượng đường trong máu sẽ truyền qua nhau thai cho con dẫn đến tình trạng trẻ phát triển hơn bình thường.
  • Bệnh tim: Phụ nữ mắc bệnh tim thường dễ sinh con nhẹ cân. Đó là bởi vì bệnh tim cản trở khả năng để bơm máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến em bé, thông qua nhau thai.
  • Bệnh suyễn: Bệnh hen suyễn nặng hoặc được kiểm soát kém ở các bà mẹ sắp sinh có liên quan đến trẻ sơ sinh nhẹ cân.
  • Bệnh thận: Bệnh thận ở người mẹ có thể ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh.
  • Lupus: Là một bệnh tự miễn mãn tính phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, làm tăng nguy cơ chậm phát triển trong tử cung (IUGR) và cân nặng của thai nhi.
  • Thiếu máu: Thiếu máu hoặc số lượng hồng cầu thấp ở người mẹ làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân.
bang-can-nang-chuan-cua-thai-nhi-viet-nam-theo-tuan
Mẹ bị tiểu đường ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai: 

Chế độ ăn kiêng kém trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến cân nặng và sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Lối sống của mẹ khi mang thai: 

Hút thuốc, uống rượu và sử dụng các loại ma túy khác nhau đều có thể có tác động tiêu cực đáng kể đến cân nặng khi sinh của em bé.

Thứ tự sinh: 

Các nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ đầu tiên đôi khi nhỏ hơn khi sinh ra so với những đứa trẻ tiếp theo.

Mẹ nên làm gì để giúp thai nhi đạt cân nặng chuẩn

Chế độ ăn uống:

Mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để xây dựng chế độ dinh dưỡng kết hợp nhiều chất  từ ngũ cốc, rau, trái cây, sữa ít chất béo và protein.

Hạn chế thêm đường và chất béo rắn có trong thực phẩm như nước ngọt, đồ tráng miệng, đồ chiên, sữa nguyên kem và thịt mỡ. Thông thường, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 340 calo mỗi ngày trong tam cá nguyệt thứ hai (ba tháng thứ hai) và khoảng 450 calo bổ sung mỗi ngày trong tam cá nguyệt thứ ba (cuối cùng).

Chế độ sinh hoạt: 

Làm việc hoặc duy trì các hoạt động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần.  Nếu không điều đó là quá sức đôi với mẹ, thai phụ có thể đạt được mục tiêu bằng cách chia nhỏ hoạt động thể chất thành 10 phút mỗi lần.

Hoạt động thể chất lành mạnh và an toàn cho hầu hết phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, thai phụ cần thăm hỏi ý kiến của bác sĩ để xác định xem bạn có bất kỳ hạn chế hoạt động thể chất nào không.

bang-can-nang-chuan-cua-thai-nhi-viet-nam-theo-tuan
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần làm việc hoặc duy trì các hoạt động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần

Việc thăm khám trước khi sinh trong khi mang thai có ý nghĩa vô cùng quan trọng để giúp bác sĩ theo dõi tổng thể sự phát triển của thai nhi, từ đó, có kế hoạch điều chỉnh, định hướng cách chăm sóc trong thời gian tiếp. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này, đã cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam. Nếu còn thắc  mắc nào, xin vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua hệ thống Hotline 1900 633698.

5/5 - (8 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ