Bầu Ăn Rau Mồng Tơi Được Không? – Những Điều Cần Lưu Ý

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Bầu Ăn Rau Mồng Tơi Được Không? – Những Điều Cần Lưu Ý

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười hai 25, 2021

Bầu ăn rau mồng tơi được không? Cần lưu ý gì khi ăn rau mồng tơi? Rau mồng tơi nên nấu món gì? Là băn khoăn chung của nhiều mẹ bầu. Để tìm lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi trên, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bầu ăn rau mồng tơi được không?

Khi mang thai, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn thai nhi thì thai phụ cần lưu ý rất nhiều vấn đề, đặc biệt là về ăn uống. Vậy bầu ăn rau mồng tơi được không hay mới bầu 3 tháng đầu ăn mồng tơi được không?

Mồng tơi được biết đến là một loại rau có vị ngọt, tính hàn, với tác dụng giải độc, giải nhiệt, chữa táo bón vô cùng hiệu quả. Do đó, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn rau mồng tơi như bình thường.

Hơn nữa, rau mồng tơi còn chứa từ 5.4 – 12% lượng sắt cần cho cơ thể cùng lượng axit folic hữu ích nên còn giúp ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi và còn giàu axit hữu cơ, các nhóm vitamin B, magie,.. Chính vì vậy, mẹ bầu hãy ăn rau mồng tơi thường xuyên khi mang thai nhé!

Bầu ăn rau mồng tơi được không
Bầu ăn rau mồng tơi được không?

Lợi ích của mùng tơi đối với bà bầu

Rau mồng tơi là một trong những thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ bầu sử dụng trong giai đoạn mang thai bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích như:

Thành phần Định lượng/ 100g Lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi
Sắt 1.6mg Rau mùng tơi bổ sung sắt cho cơ thể mẹ, đi kèm axit folic có khả năng tái tạo máu, đó đó sẽ hạn chế khả năng bị thiếu máu ở phụ nữ mang thai và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở em bé.
Carbohydrate 1.4g Hoạt chất này giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể, nên mẹ bầu sẽ khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
Phốt pho 34mg Phốt pho trong rau mồng tơi giúp duy trì sự cân bằng của các dưỡng chất và hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả.
Canxi 176mg Mùng tới chứa nguồn canxi rất dồi dào nên có thể giúp ngăn ngừa loãng xương cho mẹ bầu và tham gia vào quá trình hình thành xương cho thai nhi. Giảm nguy cơ thai nhi bị còi xương, chậm phát triển.
Chất xơ 2.5g Giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. Rau mồng tơi lại có chất xơ nên sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Vitamin C 72mg Rau mồng tới có khả năng cung cấp đến 72mg vitamin C, vì vậy sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ bị cảm cúm ở mẹ bầu.
Carotenoid 1920mg Vì chứa nguồn carotenoid dồi dào nên mùng tới có thể bảo vệ thị lực cho mẹ bầu, hạn chế tình trạng mờ mắt hay khô mắt.

Ngoài ra, khi ăn rau mồng tơi, mà bầu có thể:

  • Cải thiện làn da: Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể làm làn da mẹ bầu bị xấu đi. Chính vì vậy, mẹ bầu nên ăn rau mồng tơi để giúp khí huyết lưu thông, từ đó giảm thâm mụn, sạm nám.
  • Giảm cholesterol: Thời kỳ mang thai, lượng cholesterol trong cơ thể mẹ bầu rất dễ tăng cao, điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ. Việc ăn rau mùng tơi sẽ hỗ trợ quá trình hấp thu và đào thải Cholesterol trong cơ thể tốt hơn.
Bầu ăn rau mồng tơi được không? -1
Rau mùng tơi rất tốt cho phụ nữ có thai.

Cách ăn rau mồng tơi đúng cách cho mẹ bầu

Để việc ăn rau mồng tơi thực sự mang lại hiệu quả tốt như mong đợi, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ ăn rau mùng tơi 2 – 3 lần/ tuần và nhiều nhất 100 gr/ ngày.
  • Khi mua rau mồng tơi, cần chọn địa chỉ uy tín để mua, nên mua rau tươi, không bị dập.
  • Cần sơ chế rau cẩn thận trước khi ăn.
  • Không nên nấu rau mùng tơi chung với thịt bò vì nó dễ khiến công dụng nhuận tràng mất đi.
  • Không nên ăn rau mồng tơi đã để qua đêm, để quá lâu hay rau mùng tơi sống.
Bầu ăn rau mồng tơi được không? -2
Bầu ăn chỉ nên ăn rau mùng tơi 2 – 3 lần/ tuần.

Bật mí món ngon từ mồng tơi tốt cho mẹ bầu

Để nâng cao hiệu quả của rau mùng tơi và tránh tình trạng nhàm chán khi ăn, mẹ bầu có thể tham khảo một số món ăn chế biến từ rau mồng tơi dưới đây:

1. Canh cua mồng tơi và mướp

Với món này, bạn cần thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 bó mồng tơi, 1 quả mướp và khoảng 300 gr cua xay.
  • Rau mồng tơi rửa sạch, mướp gọt vỏ cắt miếng vừa ăn. Cua đồng xay luộc sơ qua, sau đó lọc lấy bã, bỏ phần bã.
  • Sau đó, đun sôi nước cốt cua đồng cho sôi rồi cho rau mồng tơi + mướp vào nấu cho vừa chín thì tắt bếp.
  • Bạn nên nêm nếm tùy theo khẩu vị của bản thân.

2. Mồng tơi xào tỏi

Một trong những món ăn từ mồng tơi mà mẹ bầu có thể thử đó là mồng tơi xào tỏi. Để thực hiện món này, bạn cần:

  • Chuẩn bị 100 gr rau mồng tơi, 1 củ tỏi
  • Mồng tơi nhặt lá, rửa sạch để ráo, tỏi bóc vỏ, cắt nhỏ.
  • Sau đó, phi tỏi với dầu cho thơm, cho rau mồng tơi lên xào và nêm nếm gia vị theo khẩu vị riêng.

3. Canh mồng tơi nấu ngao

Món tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đó là canh mồng tơi nấu ngao. Bạn cần tiến hành như sau:

  • Chuẩn bị 1 kg ngao, 100 gr mồng tơi.
  • Mồng tơi nhặt lá, rửa sạch, ngao cũng rửa sạch và ngâm nước vo gạo khoảng 1 – 2 h.
  • Tiếp theo, mang ngao đi luộc cho đến khi ngao mở vỏ thì tắt bếp, lọc lấy nước và tách thịt ngao ra. Nếu bạn muốn ăn ngao nguyên vỏ thì có thể không cần tách lấy phần thịt ngao.
  • Sau đó, mang ngao xào với gia vị, rồi cho nước luộc ngao lên đun sôi và cho rau mồng tơi vào.
  • Bạn hãy nêm nếm theo khẩu vị của mình nhé!
Bầu ăn rau mồng tơi được không? -3
Mẹ bầu có thể chế biến nhiều món ăn với rau mồng tơi.

Lưu ý khi sử dụng rau mồng tơi

Mặc dù việc ăn rau mùng tơi khi mang thai là rất tốt và mẹ bầu không cần quan tâm bầu ăn rau mồng tơi được không? Nhưng để đảm bảo an toàn, tránh những vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra thì mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Mẹ bầu đang bị tiêu chảy cần hạn chế ăn rau mùng tơi vì nó sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
  • Không nên ăn rau mùng tơi quá thường xuyên vì nó chứa hàm lượng axit axalic rất lớn, ăn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận.
  • Phụ nữ mang thai đang bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều rau mồng tơi vì nó gây áp lực lên dạ dày, khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.

Các loại rau khác tốt cho mẹ bầu

Bên cạnh ray mồng tơi, mẹ bầu cũng có thể ăn thêm nhiều loại rau khác để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể như:

  • Đậu bắp: Đậu bắp chứa rất nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón, duy trì nồng độ Cholesterol, ổn định đường máu cho mẹ bầu.
  • Rau đay: Rau đay có công dụng rất tuyệt với với phụ nữ đang mang thai, bổ sung sắt cho cơ thể, giảm tình trạng sảy thai.
  • Bí đao: Bí đao chứa nhiều vitamin, sắt, canxi, chất xơ,… Rất có lợi cho sức khỏe thai phụ, giúp giảm nghén, giải nhiệt hiệu quả.
  • Rau dền: Trong rau dền có lipid, glucid, vitamin, protein, sắt và chất khoáng rất dồi dào, vì vậy ăn rau dền trong thai kỳ cũng rất tốt cho cả mẹ lẫn thai nhi.
  • Măng tây: Một trong những loại rau mẹ bầu nên ăn nữa là măng tây, bởi nó giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh rất hiệu quả.
Bầu ăn rau mồng tơi được không? -4
Măng tây là một trong những loại rau mẹ bầu nên ăn.

Mong rằng những chia sẻ trên đây về vấn đề bầu ăn rau mồng tơi được không sẽ hữu ích với bạn. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ và lắng nghe tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ. Nếu cần tư vấn thêm về dịch vụ khám thai, vui lòng liên hệ đến hotline  – 1800 2222 của Đa khoa Phương Nam để được hỗ trợ tận tình nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ