Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 10, 2021
Mục Lục Bài Viết
Chỉ là trạng thái bình thường của trẻ: Có thể bạn chưa biết, nhiệt độ cơ thể của trẻ nhỏ so với người trưởng thành thường cao hơn một chút. Do đó, đôi khi bạn sẽ cảm thấy bé bị nóng khi sờ tay lên trán, nhưng thực tế bé hoàn toàn bình thường và đó chỉ là cảm nhận chủ quan của bạn mà thôi.
Do bé đang mọc răng: Khi mọc răng, có thể đầu bé sẽ hơi ấm hơn so với bình thường, nhưng nhiệt độ chân tay vẫn mát mẻ. Đây là biểu hiện thường gặp, nên mẹ không cần quá lo lắng. (Xem ngay: Trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng?)
Ảnh hưởng của thời tiết: Cơ thể bé nhạy cảm với thời tiết, nên khi nhiệt độ ngoài trời nóng, thân nhiệt của bé cũng tăng theo nhanh chóng. Ngoài ra, trẻ cũng dễ bị nóng đầu sau khi hoạt động thể chất, vui đùa lâu.
Chứng tăng tiết mồ hôi: Một số trẻ sẽ gặp tình trạng tăng tiết mồ hôi do trạng thái cường giao cảm. Từ đó, khiến nhiệt độ cơ thể bé tăng lên. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vì quá trình tiết mồ hôi chỉ giúp giải độc và là chức năng bình thường của làn da.
Cơ thể tăng sản sinh nhiệt vì thức ăn và sữa mẹ: Thực phẩm có nhiều dầu mỡ, sữa mẹ không đảm bảo chất lượng (do khẩu phần ăn chưa được hợp lý của mẹ), sẽ khiến cơ thể bé tăng sản sinh nhiệt.
Do cơ chế miễn dịch: Khi trẻ bị virus xâm nhập có thể bị nóng do khởi phát cơ chế miễn dịch. Các triệu chứng thường gặp đi kèm là sổ mũi, hắt hơi, ho,… Lúc này, mẹ cần quan tâm theo dõi sức khỏe của trẻ thật kỹ lưỡng để có biện pháp xử lý kịp thời nếu bé chuyển qua sốt.
Trên đây là một số nguyên nhân bé nóng đầu nhưng không sốt, mẹ hãy tiếp tục đọc bài viết để tìm hiểu cách chăm sóc bé trong trường hợp này nhé!
Lưu ý đến trang phục của trẻ: Khi trẻ vận động hoặc vào ngày thời tiết nóng bức, mẹ hãy cho bé mặc quần áo có thiết kế mát mẻ, chất liệu vải thoáng khí, co giãn để cơ thể bé luôn khô ráo, cân bằng lại nhiệt độ, giảm tình trạng nóng đầu.
Thường xuyên vệ sinh cơ thể cho trẻ: Ngay cả vào mùa hè, mẹ cũng nên thường xuyên tắm hoặc lau người cho bé bằng nước ấm, để bảo vệ sức khỏe, giảm đi triệu chứng bé nóng đầu nhưng không sốt. Đặc biệt là khi bé vừa vui đùa ngoài trời nắng về.
Tránh cho trẻ ra ngoài trời nắng khi không cần thiết: Ngoài các khoảng thời gian nắng tốt (từ 6g đến 8g sáng) và (5g đến 6g chiều) mẹ có thể cho trẻ ra ngoài để cơ thể hấp thụ thêm Vitamin D cần thiết. Thì tất cả những khoảng thời gian khác vào buổi sáng đều có ánh nắng gây hại cho trẻ, đặc biệt là giữa trưa. Vì thế, mẹ hãy hạn chế đến mức tối đa việc cho trẻ ra ngoài vào lúc nắng nóng, để tránh làm cơ thể bé bị tăng nhiệt.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng: Đối với trẻ còn đang bú mẹ, khẩu phần ăn của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa. Do đó, mẹ hãy ăn uống khoa học và đều độ hơn, tránh các thực phẩm gây nóng trong người, đồ uống có cồn,… Với trẻ từ độ tuổi ăn dặm trở lên, mẹ nên bổ sung thêm rau xanh vào bữa ăn hàng ngày, hạn chế cho bé dùng các món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.
Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến các bạn cách chăm sóc bé nóng đầu nhưng không sốt, vậy khi nào cần đưa bé đến bác sĩ thăm khám?
Trong quá trình bé nóng đầu nhưng không sốt mẹ đừng chủ quan, mà hãy dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho trẻ mỗi ngày. Đặc biệt, kèm với triệu chứng nóng đầu là những biểu hiện như toát mồ hôi lạnh, chân tay lạnh, tím tái cơ thể, mẹ cần khẩn trương đưa bé đi khám ngay lập tức.
Bên cạnh đó, bị nóng đầu quá lâu không thuyên giảm sẽ gây ra những triệu chứng khác như nổi mẩn, phát ban, bé chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc,… Ngoài ra, hiện tượng bé nóng đầu nhưng không sốt cũng có thể là báo hiệu cho một số bệnh lý khác như lao sơ nhiễm, còi xương,… Do đó, trong trường hợp này mẹ hãy nhanh chóng cho trẻ thăm khám tại cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nhi, điển hình là Phòng khám Đa khoa Phương Nam để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.