Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 7 10, 2024
Mục Lục Bài Viết
Mới đây, bệnh bạch hầu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo khi trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) ghi nhận một trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Bắc Giang, trường hợp dương tính với bạch hầu, là chị M.T.B. (sinh năm 2006, tạm trú tại huyện Hiệp Hòa, thường trú tại xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) đã được chuyển ra Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương (cơ sở 2) để điều trị. 15 trường hợp F1 có tiếp xúc gần với B. cũng đã được cách ly, theo dõi sức khỏe và điều trị bằng kháng sinh. Như vậy, đã có khoảng 134 người bị cách ly liên quan đến hai nữ sinh.
Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc, lây theo đường hô hấp, có khả năng thành dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em và ở những đối tượng chưa có hệ miễn dịch với bệnh bạch hầu do chưa được tiêm vắc xin đầy đủ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, bạch hầu là bệnh có tỷ lệ tử vong cao, lên đến 20%, chủ yếu là ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Ổ chứa vi khuẩn nằm ở người bệnh và cả những người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh.
Thời gian ủ bệnh thường là 2 – 5 ngày hoặc lâu hơn. Thời kỳ lây truyền bệnh không cố định, có thể kéo dài khoảng 2 tuần hay ngắn hơn, ít nhất là trên 4 tuần. Người bệnh có thể đào thải vi vi khuẩn từ thời kỳ khởi phát hoặc cuối thời kỳ ủ bệnh. Người lành mang vi khuẩn bạch hầu từ vài ngày đến 3 – 4 tuần; hiếm có trường hợp mang vi khuẩn mạn tính kéo dài hơn 6 tháng.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây bằng việc tiếp xúc với các đồ vật dính chất bài tiết từ người bệnh.
Tùy vào vị trí vi khuẩn gây bệnh mà sẽ có những biểu hiện khác nhau:
Ngoài những vị trí kể trên, vi khuẩn còn có thể gây bệnh tại một số vị trí khác nhưng những trường hợp này lại rất hiếm và có tiến triển bệnh nhẹ.
Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, tiêm chủng đầy đủ là biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm và an toàn nhất, với khả năng bảo vệ lên đến hơn 97%. Chỉ sau 2 – 4 tuần tiêm đủ liều, cơ thể sẽ sản sinh miễn dịch với bệnh.
* Lịch tiêm chủng vaccine bạch hầu:– 3 liều cơ bản: 2, 3, 4 tháng tuổi.– Nhắc lại lần 1: 18 tháng tuổi.– Tiêm nhắc: 4 – 5 tuổi, 10 tuổi, trên 15 tuổi (hoặc 5 – 10 năm/lần).
Cùng với đó là áp dụng một số biện pháp phòng bệnh, bao gồm: Rửa tay bằng xà phòng; Che miệng khi ho, hắt hơi; Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh mũi và họng hằng ngày; Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc có các triệu chứng nghi ngờ; Đảm bảo nhà ở luôn thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng.
Với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, Đa khoa Phương Nam luôn mang đến dịch vụ khám chữa bệnh toàn diện, chất lượng cao. Đặc biệt, với mong muốn góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, Đa khoa Phương Nam còn tích cực triển khai thêm dịch vụ tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu, sẵn sàng hỗ trợ công tác y tế dự phòng, đáp ứng mọi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.