Tham vấn y khoa: Bác sĩ Cao Thị Bích Chi | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 4, 2022
Mục Lục Bài Viết
Vết thương hở là chấn thương chúng ta có thể nhìn thấy được như da bị cắt, rách, đâm thủng,… Dấu hiệu điển hình của vết thương hở là chảy máu, sưng, tấy đỏ. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu, đau trên bề mặt da. Nếu vết thương hở nhỏ, không nghiêm trọng bạn có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu tổn thương sâu, rộng, chảy máu nhiều bạn cần đến cơ sở y tế xử lý, tránh gặp tình trạng nhiễm trùng. Vậy quá trình liền vết thương hở diễn ra thế nào? Bị vết thương hở có nên ăn cá không?
Quá trình lành thương thường trải qua những giai đoạn dưới đây:
Giai đoạn viêm
Để ngăn ngừa mất máu, các mạch máu tại vị trí vết thương sẽ thắt chặt lại. Tiểu cầu sẽ tập hợp lại để cấu tạo thành cục máu đông. Khi máu đông hình thành, mạch máu sẽ mở rộng. Từ đó cho phép lưu lượng máu tối đa đi đến vết thương. Những tế bào bạch cầu sẽ chuyển đến vị trí bị tổn thương nhằm tiêu diệt thành phần dị loại và vi khuẩn. Tế bào da lúc này sẽ nhân lên và phát triển trên khắp vết thương.
Giai đoạn nguyên bào sợi
Sợi Protein, Collagen bắt đầu phát triển bên trong vết thương. Collagen tăng trưởng kích thích các cạnh của vết thương co và đóng lại. Những mạch máu nhỏ hình thành tại vết thương để cấp máu cho tế bào mới.
Giai đoạn tái tạo
Cơ thể liên tục tinh chỉnh vùng bị thương và bổ sung Collagen. Nhờ vậy, vết sẹo sẽ có xu hướng mờ dần theo thời gian.
Bị vết thương hở có nên ăn cá không? Cá vốn là thực phẩm giàu dưỡng chất, giúp thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng hơn. Do đó, bạn hoàn toàn có thể ăn cá khi có vết thương hở. Trừ trường hợp bản thân có cơ địa dị ứng với cá. Vì nếu xảy ra dị ứng sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, vết thương bị sưng tấy. Điều này khiến tình trạng vết thương nghiêm trọng và lâu lành hơn. Tóm lại, bị vết thương hở có nên ăn cá không sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tốt nhất, bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ trước khi ăn.
Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp cho bạn thắc mắc bị vết thương hở có nên ăn cá không. Vậy bị vết thương hở nên và không nên ăn gì?
Thực phẩm nên ăn
Thực phẩm không nên ăn
Thắc mắc bị vết thương hở có nên ăn cá không đã được giải đáp. Mong rằng đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích. Tiếp theo chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc vết thương sao cho đúng nhé.
Bước 1: Rửa tay
Để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, trước khi tiến hành sơ cứu vết thương bạn cần rửa tay sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng. Nếu có găng tay cao su dùng một lần thì hãy sử dụng để hạn chế tiếp xúc một cách trực tiếp với máu và dịch.
Bước 2: Cầm máu
Dùng một miếng vải hoặc băng sạch đắp lên vết thương rồi dùng lực ép trực tiếp để cầm máu. Trường hợp không có băng gạc, người sơ cứu nên dùng tay để ép vết thương. Lưu ý: Vùng bị tổn thương cần được nâng cao hơn tim để giảm áp lực máu tới vị trí này.
Bước 3: Làm sạch vết thương
Rửa vết thương bằng nước muối hoặc nước sạch trong vòng 5 – 10 phút rồi lau nhẹ nhàng lại bằng khăn sạch. Nếu có dị vật đâm sâu vào vết thương thì không nên tự ý rút ra. Người sơ cứu hãy dùng khăn vải quấn xung quanh dị vật rồi nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất xử lý vết thương đúng chuyên môn.
Lưu ý: Không dùng oxy già hay cồn rửa vết thương hở. Mặc dù cồn giúp thủy phân các chất béo, Protein cấu tạo thành vi khuẩn. Và oxy già tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí. Nhưng cồn và oxy già cũng tiêu diệt luôn cả tiểu cầu, bạch cầu, thậm chí là mô mới lành. Điều này khiến vết thương lâu lành và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Bước 4: Thoa thuốc kháng sinh
Với vết thương nhỏ, chúng ta có thể thoa thuốc mỡ hoặc kem kháng sinh mỏng lên trên. Thế nhưng, một số loại thuốc mỡ có thể chứa thành phần gây phát ban nhẹ, tùy thuộc vào cơ địa của người dùng. Do đó, bạn cần ngưng sử dụng ngay nếu xuất hiện phát ban và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Lưu ý: Không tự ý rắc bột kháng sinh lên vết thương hở vì có thể gây sốc phản vệ, dị ứng. Từ đó khiến vết thương lâu lành, chậm lên da non. Vì bột kháng sinh sẽ tạo ra một lớp vỏ khô bên ngoài khi rắc lên, cản trở các yếu tố bảo vệ cơ thể đi đến vết thương. Ngoài ra, bột thuốc kháng sinh sẽ khô lại sau khi rắc vài giờ. Thế nên nồng độ kháng sinh thẩm thấu vào vết thương là không đáng kể, chưa thể phát huy khả năng phòng chống nhiễm khuẩn được nhiều.
Bước 5: Băng kín vết thương
Sau khi cầm máu vết thương cần tiến hành băng bó cẩn thận. Tuy nhiên lưu ý đừng buộc quá chặt sẽ gây ra tình trạng cản trở lưu thông máu.
Bước 6: Thay băng
Bất kỳ lúc nào băng bẩn hay ướt thì phải thay mới ngay. Sau khi bị thương 2 ngày, bạn hãy rửa và bôi lại thuốc kháng sinh trong mỗi lần thay băng.
Bước 7: Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng
Nếu xuất hiện dấu hiệu sưng đỏ lan rộng, vết thương không lành, có mủ, đau nhức, sốt,… bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế điều trị kịp thời. Vì tại thời điểm này có thể vết thương đã bị nhiễm trùng.
Bên cạnh việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng như bị vết thương hở có nên ăn cá không. Bạn cũng cần biết cách chăm sóc vết thương sao cho đúng. Cụ thể hãy lưu ý những vấn đề quan trọng dưới đây: