Bệnh Dại Ở Trẻ Em Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Trang chủ > Tiêm chủng > Tiêm phòng dại > Bệnh Dại Ở Trẻ Em Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Mười 24, 2022

Trẻ em là đối tượng dễ bị động vật cắn, tạo ra vết thương nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh dại vô cùng nguy hiểm. Một khi khởi phát bệnh dại, tỷ lệ tử vong gần như là 100%. Do đó, phụ huynh cần nắm rõ một số thông tin về Bệnh Dại Ở Trẻ Em trong bài viết này để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay nhé!
 

Bệnh dại ở trẻ em và cách phòng ngừa

Bệnh dại gây ra bởi virus dại tồn tại trong cơ thể con vật và có thể lây truyền cho người thông qua vết cào, cắn. Nguy cơ cao nhất đến từ những loại động vật hoang dã như chó sói, dơi, cáo, chồn, gấu trúc. Vật nuôi trong nhà như mèo, chó cũng có thể mắc bệnh dại. 

Thời gian ủ bệnh trung bình dao động từ 4 – 6 tuần sau khi bị cắn và phụ thuộc vào vị trí vết cắn. Giai đoạn ủ bệnh sẽ dài hơn với vết thương ở chân. Nếu vết cắn trên mặt thì thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh dại vì thường thích đùa giỡn với động vật và chưa có nhiều ý thức bảo vệ bản thân. 

Bệnh dại ở trẻ em và cách phòng ngừa
Bệnh dại gây ra bởi virus dại tồn tại trong cơ thể con vật và có thể lây truyền cho người thông qua vết cào, cắn

Dấu hiệu và triệu chứng

Khi xâm nhập vào cơ thể, virus dại có thể di chuyển đến não theo các dây thần kinh. Loại virus này có khả năng gây ra những triệu chứng vô cùng nghiêm trọng. Khởi đầu là ngứa, đau và tê tại vết cào, cắn. Bệnh Dại Ở Trẻ Em em sẽ tiến triển rất nhanh thành những biểu hiện sau:

  • Cảm thấy bồn chồn, lo lắng, dễ bị kích động.
  • Khó nuốt, đặc biệt là khi uống nước.
  • Cơ co thắt.
  • Chảy nước dãi.
  • Tê liệt.
  • Co giật.
  • Hôn mê và tử vong.

Các xử trí nếu trẻ bị động vật cắn

Nếu trẻ nhỏ bị động vật cắn, điều đầu tiên phụ huynh cần làm là tiến hành rửa vết thương dưới vòi nước chảy liên tục. Đồng thời dùng xà phòng và nước sạch vệ sinh vết thương.

Nếu được, bố mẹ hãy bắt giữ con vật đã cắn trẻ để bác sĩ thú y theo dõi xem có xuất hiện triệu chứng của bệnh dại hay không. Chúng ta cần theo dõi với cả những con vật đã được tiêm ngừa dại và có vẻ bình thường. Thời gian quan sát nên kéo dài khoảng 10 ngày. Động vật bị dại sẽ chết trong thời gian này. Phụ huynh cần liên hệ với bác sĩ ngay khi trẻ bị động vật cắn. 

Các xử trí nếu trẻ bị động vật cắn
Hãy dùng xà phòng và nước sạch vệ sinh vết thương

Chẩn đoán và điều trị

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán Bệnh Dại Ở Trẻ Em. Nếu nghi ngờ nhiễm dại, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sinh thiết da để tìm sự hiện diện của virus. Trường hợp trẻ có biểu hiện viêm não, bị hôn mê, xét nghiệm sinh thiết não là cần thiết để giúp bác sĩ xác nhận chẩn đoán.

Không có phương pháp chữa trị đặc hiệu với bệnh dại đã khởi phát. Một khi đã phát bệnh thì tỷ lệ tử vong gần như là tuyệt đối. Do đó, chủ động phòng ngừa dại là việc làm vô cùng quan trọng. Các ca tử vong đa phần là do bị suy tim hoặc suy hệ hô hấp trong vòng một vài ngày sau khi đã khởi phát bệnh. Tuy nhiên, chữa trị sớm, kịp thời có thể giúp phòng ngừa và kiểm soát sự phát triển các các loại virus trước khi chúng tấn công vào não bộ, gây ra những triệu chứng nặng. 

Phòng Bệnh Dại Ở Trẻ Em

Trường hợp bác sĩ nghi ngờ con vật tạo ra vết thương có nguy cơ nhiễm bệnh dại, trẻ sẽ được tiêm kháng thể ngăn ngừa dại ngay tại vùng da xung quanh vị trí cắn. Nó còn được gọi là miễn dịch thụ động (tiêm kháng thể sau khi nhiễm virus). Đồng thời, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm vắc xin dại cho trẻ để kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể. Thông thường, trong vòng 4 tuần trẻ sẽ được tiêm khoảng 5 mũi. 

Bạn hãy dạy trẻ cách chơi với động vật một cách an toàn để phòng tránh nguy cơ bị chúng cắn. Bạn nên dạy trẻ tránh tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc con vật đi lạc. Bên cạnh đó, cần khuyên bảo trẻ không làm phiền hay trêu chọc các con vật. Ngoài ra tránh đến gần xác động vật chết. Bản thân phụ huynh cũng cần hạn chế sự xâm nhập của động vật lạ vào nhà bằng cách khóa cửa cẩn thận. Song song đó, hãy tiến hành tiêm ngừa dại đúng lịch và đầy đủ cho vật nuôi trong nhà. 

Phòng bệnh dại ở trẻ em
Hãy tiến hành tiêm ngừa dại đúng lịch và đầy đủ cho vật nuôi trong nhà

Một số điểm cần lưu ý khi bị súc vật cắn

Trẻ cần tiến hành chủng ngừa dại càng sớm càng tốt (trong vòng 48 giờ sau khi bị cắn) nếu:

  • Trẻ bị cắn vào vùng cổ, mặt, bộ phận sinh dục.
  • Bị động vật cắn nhiều vết. 

Nếu vị trí cắn không thuộc những vùng nêu trên và vết thương nhỏ thì có thể theo dõi con vật trong vòng 10 ngày. Trường hợp động vật chết hoặc không theo dõi được thì phải tiêm ngừa ngay. Việc chủng ngừa Bệnh Dại Ở Trẻ Em phải được thực hiện tốt. Phụ huynh hãy cho trẻ tiêm đủ liều theo lịch do bác sĩ chỉ định. 

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Phụ huynh nên đưa bé đi khám trong những trường hợp sau:

  • Không xác định được con vật đã cắn trẻ.
  • Có nhiều vết thương, vết cắn sâu hoặc cắn ở bộ phận sinh dục, cổ, mặt.
  • Chảy máu không ngừng sau 10 phút dùng những phương pháp cầm máu.
  • Nếu mũi tiêm vắc xin uốn ván của trẻ đã quá 5 năm.
  • Khi xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng như mưng mủ, sưng nóng đỏ đau tại vết cắn.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Phụ huynh nên đưa bé đi khám trong những trường hợp nhất định

Bệnh Dại Ở Trẻ Em cực kỳ nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao. Do đó, phụ huynh cần nâng cao tinh thần cảnh giác, cho con tiêm phòng vắc xin dại đầy đủ. Ngoài ra, nếu chẳng may trẻ bị động vật cắn, bố mẹ phải tiến hành xử trí nhanh chóng, đúng cách. Nếu còn thắc mắc cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Vắc Xin Verorab Phòng Bệnh Dại - Tìm Hiểu Chi Tiết
Bài viết tiếp theo
Bệnh Dại - Xem Tất Tần Tật Các Thông Tin Ở Đây!

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1