Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 10 27, 2022
Mục Lục Bài Viết
Không phải tất cả các bé chủng ngừa vắc xin lao BCG đều mưng mủ hoặc tạo ra sẹo. Ước tính khoảng 5% các bé sẽ không tạo ra sẹo khi tiêm ngừa lao. Tiêm phòng lao không có sẹo cũng không phản ánh tính hiệu quả của vắc xin. Không xuất hiện sẹo không có nghĩa là vắc xin kém hữu hiệu.
Lao là 1 trong 10 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bắt buộc phải tiêm vắc xin. Nếu đáp ứng những tiêu chuẩn về sức khỏe (không rơi vào trường hợp hoãn tiêm hoặc chống chỉ định) thì tất cả trẻ sơ sinh đều được chủng ngừa vắc xin phòng bệnh lao. Thông thường, tiêm vắc xin lao sẽ để lại một vết sẹo. Tuy nhiên nhiều người không có vết sẹo vẫn được kháng thể bảo vệ.
Trên thực tế, không có khuyến cáo cần tiêm lại nếu không xuất hiện sẹo sau khi chủng ngừa vắc xin lao. Tuy nhiên, phụ huynh có thể cẩn thận đưa bé đến thăm khám lại tại các cơ sở tiêm chủng. Qua đó trẻ sẽ được làm test IDR hoặc xét nghiệm kháng thể kháng vi khuẩn lao.
Trường hợp kháng thể kháng lao IgG dương tính thì chứng tỏ trẻ vẫn có đủ những yếu tố giúp chống lại vi trùng lao và không cần tiến hành tiêm nhắc lại. Nếu trẻ tiêm phòng lao không có sẹo và IDR = 0 hoặc kháng thể kháng lao IgG âm tính thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định chủng ngừa BCG lại. Thế nhưng, các chuyên gia khuyến cáo không nên tiêm lại vắc xin lao cho trẻ trên 12 tháng vì nhiều lý do như:
Thông thường, sau khi chủng ngừa lao khoảng 2 tuần – 1 tháng sẽ xuất hiện tình trạng mưng mủ tại vết tiêm. Vài tuần sau đó sẽ tạo thành sẹo có đường kính khoảng 5 mm. Tuy nhiên cũng xuất hiện trường hợp trẻ tiêm phòng lao không có sẹo. Tùy vào khả năng đáp ứng miễn dịch, cơ địa, không phải bé nào sau 2 tuần chủng ngừa cũng bị mưng mủ tại vết tiêm. Có bé mưng mủ sau 1 tháng, thậm chí phải mất từ 3 – 6 tháng.