Bị Cảm Cúm Có Nên Gội Đầu Không? Cần Lưu Ý Gì Khi Bị Cúm?

Trang chủ > Bệnh đường hô hấp > Cảm cúm > Bị Cảm Cúm Có Nên Gội Đầu Không? Cần Lưu Ý Gì Khi Bị Cúm?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Bảy 2, 2021

Cảm cúm là bệnh lý phổ biến và chúng ta lại thường có tâm lý chủ quan, không chữa trị, chăm sóc cẩn thận, khiến diễn biến càng trở nên nghiêm trọng. Thông qua cách sinh hoạt cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thể trạng khi bị cảm cúm, điển hình như việc gội đầu. Vậy bị cảm cúm có nên gội đầu không? Cần lưu ý điều gì để bệnh nhanh khỏi? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nhận biết bệnh cảm cúm

Để giải đáp thắc mắc bị cảm cúm có nên gội đầu không? Chúng ta cần nhận biết được bệnh lý này trước. Hàng năm, bệnh cảm cúm sẽ xuất hiện và lây lan nhanh chóng vào mỗi đợt giao mùa. Virus cúm hiện diện nhiều trong không khí ô nhiễm, rồi xâm nhập vào cơ thể và gây ra các triệu chứng thường gặp như đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, ho, sốt,… Những dấu hiệu này diễn ra nhiều ngày liên tục, khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi.

bi-cam-cum-co-nen-goi-dau-khong-1
Hắt hơi, sổ mũi là những triệu chứng thường gặp của bệnh cảm cúm

Bệnh cúm nhẹ thông thường sẽ tự khỏi trong vòng một tuần. Để giảm nhanh các triệu chứng, bạn có thể dùng thuốc thông mũi, siro ho, hạ sốt,… Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng Aspirin. Người phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm hoặc đang bị cúm nặng, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và chỉ định thuốc kháng virus hợp lý. Lưu ý, bạn phải đi khám ngay nếu bị chảy dịch từ tai hoặc mũi, đau hay cứng cổ, ho ra đờm có máu, thở gấp, đau ngực, ho nặng hơi, sốt cao,…

Ngoài việc chữa bệnh bằng thuốc, bạn nên kết hợp cùng chế độ sinh hoạt hợp lý và khoa học, từ chế độ dinh dưỡng, thói quen hàng ngày đến cách giữ vệ sinh cơ thể, điển hình như gội đầu cũng phải thực hiện sao cho đúng.

Bị cảm cúm có nên gội đầu không?

bi-cam-cum-co-nen-goi-dau-khong-2
Bạn không nên dùng nước lạnh gội đầu khi bị cảm cúm

Bạn cần tránh gội đầu bằng nước lạnh khi cơ thể đang sốt do mắc cảm cúm. Vì tại thời điểm này sức đề kháng rất kém, nếu xả trực tiếp nước lạnh lên da đầu sẽ khiến cơ thể chịu tác động tiêu cực. Ngoài ra, nếu đang đau đầu do cảm cúm, việc gội đầu sẽ làm tăng mức độ của các cơn đau lên gấp nhiều lần. Hơn thế nữa, bạn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm phong hàn khi gội đầu bằng nước lạnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu sốt không quá cao khi bị cảm cúm, bạn có thể dùng nước ấm để gội đầu thật nhanh, rồi hãy dùng máy sấy tóc lập tức hông khô ngay. Bệnh cảm cúm sẽ nặng thêm nếu nước đọng lại trên tóc lạnh đi vì để đầu ướt quá lâu. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng bạn nên lau người hoặc tắm bằng nước ấm. Điều này giúp cơ thể thêm thoáng mát và sạch sẽ. Tẩy đi môi trường bẩn nhằm hạn chế khả năng phát triển của mầm bệnh cũng là điều nên làm. Nhưng bạn cần lưu ý rằng, phải tắm trong không gian kín gió, giữ nhiệt độ ở mức ấm vừa phải.

Thế bị cảm cúm có nên gội đầu không? Như đã giải đáp ở trên, bạn có thể gội bằng nước ấm lúc sốt nhẹ và phải thao tác đúng cách. Tuy nhiên, hãy nhớ thêm một số thời điểm tuyệt đối không nên gội đầu.

Lưu ý những thời điểm không nên gội đầu để tránh ảnh hưởng sức khỏe

bi-cam-cum-co-nen-goi-dau-khong-3
Không nên gội đầu vào sáng sớm

Lúc sáng sớm

Gội đầu lúc sáng sớm là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị nhức đầu, rụng tóc. Do chức năng lưu thông máu của con người còn chậm khi vừa thức dậy, nếu gội đầu ngay sẽ dẫn đến tình trạng đau đầu, chóng mặt, cảm, sốt. Hơn nữa, gội đầu vào sáng sớm dễ khiến cơ thể bị trúng gió, choáng váng, thậm chí đột quỵ vì nhiệt độ sáng sớm thường thấp.

Khi quá đói hoặc quá no

Lúc quá no hoặc quá đói bạn không nên gội đầu, vì dễ gây ra nhiều vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn, đau bao tử,… Nếu đang bị cảm cúm, triệu chứng chóng mặt sẽ thêm nghiêm trọng.

Đêm khuya

Nếu gội đầu vào đêm khuya còn không sấy khô tóc sẽ dễ khiến bạn bị đau đầu, rối loạn tiền đình. Do đó, dù là lúc bình thường hay mắc cảm cúm cũng không nên gội đầu sau 11 giờ đêm và tránh để tóc ướt khi đi ngủ. Vì quá trình lưu thông máu sẽ bị cản trở, triệu chứng đau đầu sẽ kéo dài.

Lúc đang hành kinh

Thông thường, vào thời kỳ kinh nguyệt chị em lại muốn tắm gội thật sạch sẽ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu hành động này không hữu ích. Khi bước vào giai đoạn hành kinh, việc gội đầu sẽ khiến máu dồn vào vùng đầu nhiều hơn, làm quá trình lưu thông máu ở tử cung bị ảnh hưởng, giảm lượng máu kinh, không thể bài tiết sạch và gây đau bụng. Hơn nữa, chân tóc sẽ mở rộng nếu chị em gội đầu vào “ngày đèn đỏ”, cơ thể lúc này sẽ dễ bị nhiễm lạnh hơn.

Sau khi tập thể dục

Chúng ta luôn muốn tắm gội sạch sẽ sau khi tập thể dục. Thế nhưng, tốt nhất bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể quay về trạng thái bình thường, đợi ráo mồ hồi rồi hãy tắm gội, nhằm hạn chế nguy cơ bị cảm. Và đương nhiên, nếu bạn đang bị cảm cúm, thì triệu chứng sẽ thêm phần nghiêm trọng.

Sau khi uống rượu bia

Bạn sẽ đối mặt với triệu chứng nôn mửa, chóng mặt, cảm giác tối sầm nếu gội đầu sau khi uống rượu bia. Đặc biệt, nếu bạn mắc bệnh tim mạch hay cảm cúm, nhất định không được gội đầu bằng nước lạnh sau khi uống rượu bia.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp xong thắc mắc bị cảm cúm có nên gội đầu không. Đồng thời nêu ra những thời điểm bạn không nên gội đầu, nhất là khi mắc bệnh cảm cúm. Mong rằng thông tin trên sẽ hữu ích với mọi người.

Những lưu ý cần biết khi bị cảm cúm

Sau khi tìm hiểu bị cảm cúm có nên gội đầu không, bạn nên lưu ý thêm một số điều dưới đây để cải thiện sức khỏe nhanh chóng hơn:

bi-cam-cum-co-nen-goi-dau-khong-4
Khi bị cảm cúm bạn hãy nghỉ ngơi tại nhà nhiều hơn

Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi tại nhà. Nếu nhất định phải ra ngoài hãy đeo khẩu trang cẩn thận, dùng khăn giấy ngăn chất dịch khi ho hoặc hắt hơi để tránh lây nhiễm cho mọi người. Tốt nhất, người bệnh cảm cúm nên cách ly ít nhất 5 ngày khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Tránh để mọi người xung quanh tiếp xúc, nhất là người già và trẻ nhỏ.

Tăng cường bổ sung thực phẩm giúp giải cảm, có tính kháng khuẩn, giàu dinh dưỡng, làm ấm cơ thể như gừng, tỏi, hành, trái cây nhiều Vitamin C,…

Lưu ý giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý, nhỏ mũi và ưu tiên mặc trang phục thoải mái. Nếu nằm nghỉ ngơi hãy chọn không gian kín gió và không để máy lạnh hướng thẳng vào người.

Khi cần uống thuốc hãy thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tự ý mua thuốc về dùng hoặc áp dụng những biện pháp dân gian chưa được kiểm chứng độ an toàn và hiệu quả.

Trong trường hợp các triệu chứng ngày một nặng hơn như sốt cao liên tục không giảm, kiệt sức, đau đầu, chóng mặt dữ dội,… cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và có chỉ định chữa trị hợp lý.

Tóm lại, bị cảm cúm có nên gội đầu không? Bạn có thể gội đầu khi bị cảm cúm nhẹ và phải thực hiện đúng cách, nhằm hạn chế nguy cơ khiến triệu chứng thêm nghiêm trọng. Nếu cảm thấy bệnh cảm cúm đang diễn ra quá nặng, đừng chủ quan mà hãy nhờ bác sĩ can thiệp và chữa trị sớm. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1900 633 698 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Bị Cảm Cúm Có Nên Tắm Không? Tránh Làm Gì Khi Mắc Cảm Cúm?
Bài viết tiếp theo
Tia Laser Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? - Bác Sĩ Giải Đáp

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1