Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 26, 2021
Mục Lục Bài Viết
Bệnh quai bị thường khiến người bệnh đau nhức vùng hàm, khó chịu, gặp khó khăn trong ăn uống. Do đó, việc chú ý chế độ dinh dưỡng khi mắc quai bị là hết sức quan trọng. Bởi không những phải đảm bảo bổ sung đầy đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp bệnh nhân nhanh khỏe mạnh mà còn phải lưu ý về những thực phẩm cần kiêng ăn khi mắc quai bị, để hạn chế những biến chứng nguy hiểm hoặc khiến bệnh nặng hơn.
Cụ thể, khi mắc quai bị, bệnh nhân nên kiêng và nên bổ sung những loại thực phẩm dưới đây:
Người mắc bệnh quai bị nếu không muốn bệnh triển nặng, lâu lành thì cần tránh xa những thực phẩm sau:
Đồ ăn chế biến từ nếp: Đồ ăn từ nếp như xôi, bánh nếp… thường khiến tình trạng bệnh, đặc biệt là vùng sưng ở mang tai trở nên nặng hơn, khiến việc phục hồi bị kéo dài. Do đó, bệnh nhân cần tuyệt đối kiêng đồ ăn làm từ nếp.
Đồ chua cay, nhiều dầu mỡ: Việc ăn đồ chua cay, nhiều dầu mỡ khi bị bệnh quai bị sẽ khiến tuyến nước bọt phải hoạt động nhiều hơn, khiến tình trạng sưng viêm vùng má trầm trọng hơn, từ đó gây đau đớn nhiều hơn cho người bệnh.
Thịt gà: Không ít độc giả thắc mắc “bị quai bị có ăn được thịt gà không“? Thực tế, thịt gà khó tiêu hóa lại dai, nó thực sự không tốt cho người đang mắc quai bị. Do đó, mọi người cũng không nên ăn thịt gà khi bị quai bị. Bởi dễ khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, gây tình trạng khó tiêu.
Đồ ăn tanh: Ngoài ra, người bệnh cũng cần kiêng các thực phẩm tanh như cá hay cua. Vì vừa khiến người bệnh khó tiêu hóa, vừa khiến tình trạng sưng viêm nặng hơn.
Bên cạnh những thực phẩm cần kiêng thì để nâng cao đề kháng, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm sau:
Thức ăn dạng lỏng: Khi mắc quai bị, việc nhai sẽ trở nên rất khó khăn, nên người bệnh chỉ nên ăn những thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp, canh trứng… để vừa bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, vừa giúp cơ thể dễ hấp thu hơn trong giai đoạn bị bệnh.
Ngũ cốc, đồ ăn từ đậu: Người bệnh nên ăn ngũ cốc và các loại thức ăn chế biến từ đậu, bởi đậu không những nhiều dưỡng chất mà còn hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Vì vậy, bạn hãy bổ sung các loại thực phẩm làm từ đậu như đậu hũ, cháo đậu, nước đậu đen, súp đậu…
Trái cây giàu vitamin và rau xanh: Hãy tăng cường ăn các loại trái cây giàu vitamin và rau xanh để giúp cơ thể nhanh chóng cân bằng, lấy lại sức khỏe. Bạn có thể ăn thêm bí đỏ, cải bó xôi… Vậy “bị quai bị có nên uống nước cam“? Nước cam rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt giúp tăng cường hệ miễn dịch, tuy thế trái cây có vị chua lại không được khuyến khích khi mắc quai bị vì thế nếu uống nước cam bạn nên chọn loại cam ngọt.
Tăng cường uống nhiều nước lọc: Khi mắc quai bị, cơ thể rất dễ bị thiếu nước, do đó, việc uống nhiều nước trong khi mắc bệnh là hết sức cần thiết.
Khi mắc quai bị, người bệnh thường sốt cao, đau nhức hàm, gặp khó khăn trong việc ăn uống hay hấp thu thức ăn. Do đó, trường hợp người bệnh không ăn uống được nhiều, có thể bổ sung thêm dinh dưỡng bằng cách uống sữa. Bởi sữa chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, vừa giúp tăng cường đề kháng, vừa tốt cho tiêu hóa của người bệnh.
Qua phần giải thích trên, bạn không cần phải băn khoăn bị quai bị có được uống sữa không nữa đâu nhé! Bạn hoàn toàn có thể chia sữa thành nhiều bữa trong ngày để uống kèm khi ăn thức ăn.
Do đó, mọi người có thể cho bệnh nhân mắc quai bị uống sữa thêm sau khi ăn, chia thành nhiều bữa nhỏ. Nhưng không nên uống quá nhiều và chỉ nên sử dụng làm thức uống phụ và người bệnh vẫn phải ăn uống đầy đủ, tránh bỏ bữa.
Ngoài sữa thì trứng cũng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và thông dụng trong gian bếp Việt. Vậy quai bị có được ăn trứng không? Theo các chuyên gia, bạn có thể ăn bình thường, đặc biệt có thể nấu cháo trứng và cho ít hành vào lại càng bổ dưỡng.
Để giúp người bệnh quai bị nhanh hồi phục, tránh biến chứng nguy hiểm thì bên cạnh chế độ dinh dưỡng, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, rất nhiều bạn thắc mắc “bệnh quai bị cần kiêng gì” và nên lưu ý gì? Chi tiết như sau: