Bị Chuột Cắn Có Nên Tiêm Phòng Uốn Ván Không? Vì Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Bị Chuột Cắn Có Nên Tiêm Phòng Uốn Ván Không? Vì Sao?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 4, 2022

Chúng ta có khả năng bị chuột cắn bất kỳ lúc nào. Và vết thương do chuột gây ra có thể tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm. Trong đó có cả bệnh uốn ván. Vậy bị chuột cắn có nên tiêm phòng uốn ván không? Cần phòng tránh bị chuột cắn như thế nào? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé!
 

Nguy cơ mắc bệnh khi bị chuột cắn

Để giải đáp câu hỏi bị chuột cắn có nên tiêm phòng uốn ván không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguy cơ mắc phải căn bệnh này nhé. 

Bệnh Sodoku

Bệnh Sodoku được ghép bởi 2 từ tiếng Nhật. Trong đó, so nghĩa là chuột. Doku là nhiễm độc. Vào năm 1924, các nhà nghiên cứu đã phân lập ra xoắn khuẩn từ máu của người bệnh và đặt tên là Spirillum minus. 

 Dịch tễ

Spirillum minus thường gây ra bệnh sốt do chuột cắn tại châu Á. Một số ca bệnh rải rác được báo cáo ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Úc. Spirillum minus được tìm thấy ở cơ lưỡi của những loại mèo, chó, chuột hoàn toàn mạnh khỏe. Căn bệnh này được lây một cách tình cờ hay trực tiếp thông qua các vết cào hoặc vết cắn. Hoặc lây gián tiếp thông qua việc tiếp xúc hay ăn phải món có lẫn nước tiểu của chuột chứa mầm bệnh. Ước tính có khoảng 25% số chuột được xét nghiệm mang Spirillum minus. 

 Biểu hiện lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh Sodoku thường kéo dài từ 5 ngày đến 4 tuần. Bệnh sẽ khởi phát đột ngột với những biểu hiện như:

  • Sốt cao (39 – 40 độ C), ớn lạnh, sốt thành từng cơn, xen kẽ là triệu chứng thường thấy khi nhiễm Spirillum minus vì bị chuột cắn. Cơn sốt có thể tái phát vài lần trong 1 – 3 tháng.
  • Dấu hiệu ngoài da là những ban sẩn xuất huyết. Chúng có xu hướng dính liền với nhau, thường tập trung ở nửa thân trên, mặt và da đầu.
  • Tổn thương ngoài da có thể tự khỏi ở chỗ bị chuột cắn. Nhưng hầu hết các trường hợp xuất hiện ban xuất huyết hoại tử tại chỗ và có phản ứng của hạch khu vực.
  • Bệnh nhân có thể gặp những triệu chứng như đau khớp, đau cơ và thường dẫn tới tình trạng viêm khớp.
  • Với những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp triệu chứng ở hệ thống thần kinh như ảo giác, đau đầu, mê sảng dẫn đến hôn mê. Biến chứng có thể xảy ra bao gồm viêm mào tinh hoàn, viêm màng phổi, viêm gan, nhồi máu cơ tim, viêm màng não, viêm nội tâm mạc, thiếu máu nặng. Nếu không được chữa trị, bệnh thường kéo dài từ 1 – 2 tháng và dẫn đến tử vong (6 – 10%).

 Chẩn đoán

  • Bệnh Sodoku thường được bác sĩ chẩn đoán thông qua việc tìm thấy tác nhân gây bệnh ở trong hạch Lympho, máu, ban trên da, vết thương bị cắn. Có thể tìm thấy Spirillum minus trên kính hiển vi nền đen, nhuộm Wright, nhuộm Giemsa hoặc nhuộm bạc. Vi khuẩn hình xoắn khuẩn ngắn, gram âm (dài 3 – 5 μm và rộng 0,2 – 0,5 μm), có lông roi tại hai đầu. Hiện tại vẫn chưa thể nuôi cấy loại vi khuẩn này trên môi trường nhân tạo.
  • Nếu không phát hiện được vi khuẩn khi soi kính hiển vi thì dịch hoặc máu tại chỗ tổn thương có thể được cấy vào chuột để tiến hành phân lập Spirillum minus.
Bệnh Sodoku
Có thể bị sốt cao (39 – 40 độ C) khi mắc bệnh Sodoku

Bệnh sốt Haverhill

Bệnh sốt do chuột cắn có căn nguyên là Streptobacillus moniliformis. Căn bệnh này còn được gọi là sốt Haverhill. Bệnh lý này được mô tả tại Ấn Độ từ 2000 năm trước. So với Sodoku, sốt Haverhill phổ biến hơn. Streptobacillus moniliformis được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh vào năm 1926 tại thị trấn Haverhill, bang Massachusetts (Mỹ). 

Streptobacillus moniliformis là trực khuẩn gram âm, không di động, ưa khí, đa hình thể và cũng không có vỏ bao. Chúng thường có hình thoi, hình cầu hay oval. Trong một số trường hợp nó có thể cuộn thành hình khối. Loại vi khuẩn này được tìm thấy trong mũi hầu của chuột.

 Dịch tễ

Bệnh xuất hiện rải rác tại một vài gia đình nghèo. Sốt Haverhill có thể xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới nhưng thường gặp nhất là tại Mỹ hay châu Âu. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp sang người thông qua vết cào, cắn của chuột. Bạn cũng có nguy cơ lây nhiễm một cách trực tiếp nếu ăn món chưa nấu chín hoặc dùng nguồn nước lẫn nước tiểu chuột mang bệnh. Sốt Haverhill lây gián tiếp qua việc tiếp xúc bằng tay mà không có phương pháp bảo vệ với chuột bị ốm, chết trong phòng thí nghiệm. Streptobacillus moniliformis có khả năng xâm nhập vào người thông qua da lành.

 Biểu hiện lâm sàng

Thời gian ủ bệnh là khoảng 3 – 10 ngày. Bệnh thường xuất hiện đột ngột với những triệu chứng như:

  • Đau đầu, rét, sốt cao trên 40 độ C, nhiễm trùng. Hội chứng nhiễm trùng xuất hiện gián đoạn, dai dẳng.
  • Khi Streptobacillus moniliformis lây qua đường tiêu hóa sẽ gây ra triệu chứng nôn, buồn nôn.
  • Đau khớp, đau cơ có thể xuất hiện với tình trạng đau di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Khoảng 50% bệnh nhân có biểu hiện tương tự như viêm khớp nhiễm trùng hoặc viêm khớp dạng thấp không đối xứng và tập trung tại những khớp lớn.
  • Triệu chứng trên da biểu hiện thông qua các ban xuất huyết tại gan bàn tay, gan bàn chân.
  • Sau 3 – 5 ngày, tình trạng sốt sẽ giảm dần, thậm chí không cần chữa trị kháng sinh. Những biểu hiện tại khớp cũng biến mất trong 10 – 14 ngày.
  • Trường hợp nghiêm trọng thường có những biến chứng như: Viêm màng não, viêm phổi, viêm màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim, viêm nội tâm mạc, hội chứng thiếu máu.

 Chẩn đoán

Chẩn đoán thông qua cấy máu, dịch khớp, dịch rỉ tại vị trí bị thương. Vi khuẩn có thể mọc thành từng chuỗi hoặc đơn độc tùy vào môi trường nuôi cấy. Streptobacillus moniliformis khó phát triển và phải được nuôi cấy tại môi trường có 20% huyết thanh, dịch cổ trướng hoặc máu. Trong các môi trường thông thường, vi khuẩn không phát triển tốt. Biện pháp gây nhiễm cho động vật gặm nhấm cũng được dùng để chẩn đoán. Phương pháp chẩn đoán bằng huyết thanh có độ tin cậy không cao. Ngoài ra, có thể sử dụng kỹ thuật gen PCR. 

Bệnh sốt Haverhill
Sốt Haverhill thường ủ bệnh khoảng 3 – 10 ngày

Bệnh uốn ván

Đây là một bệnh lý nhiễm trùng, khiến toàn thân bị nhiễm độc do trực khuẩn Clostridium Tetani gây ra. Tỷ lệ lây bệnh uốn ván từ chuột sang người là rất thấp.

Bệnh dại

Tại Việt Nam cũng có báo cáo ghi nhận trường hợp mắc bệnh dại do bị chuột cắn. Tuy nhiên, điều này rất hiếm khi xảy ra. Một số y văn cũng cho biết chuột không phải là nguồn lây nhiễm bệnh dại chính. Bên cạnh đó, chuột và những động vật thuộc họ gặm nhấm cũng không được xếp vào nhóm tác nhân nhiễm virus dại hay có khả năng lây truyền bệnh lý này cho con người. 

Cách xử lý khi bị chuột cắn chảy máu

Xoắn khuẩn có thể theo nước miếng của chuột xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết cắn. Mầm bệnh sẽ cư trú tại thận, gan, buồng trứng, tinh hoàn,… Virus sau đó sẽ từ từ xâm nhập vào máu, gây ra các cơn sốt đột ngột. Hơn thế nữa, những ổ dịch này sẽ dần phát tán khắp cơ thể khiến sức đề kháng suy giảm, gây ra biến chứng nghiêm trọng. Nguy hiểm nhất là dẫn đến tình trạng tử vong.

Do đó, khi có vết thương vì chuột cắn cần tiến hành chăm sóc y tế một cách an toàn và khoa học, cụ thể như sau:

  • Tiến hành rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước lạnh. Tiếp đó, dùng cồn Povidin hoặc Oxy già sát trùng vết thương. 
  • Đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và đánh giá tình trạng vết thương cẩn thận.

Bạn thấy đấy, bị chuột cắn có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong đó có bệnh uốn ván dù tỷ lệ mắc phải là rất thấp. Tuy nhiên, khi bị chuột cắn có nên tiêm phòng uốn ván không? Hãy tiếp tục tìm hiểu nhé. 

Cách xử lý khi bị chuột cắn chảy máu
Bạn cần sát khuẩn vị trí bị chuột cắn chảy máu

Bị chuột cắn có nên tiêm phòng uốn ván không? 

Theo các bác sĩ, tùy vào từng loại chuột và biểu hiện cụ thể của bệnh để xác định xem có cần tiêm ngừa uốn ván hay không. Trước hết, chuột chính là một trong những vật chủ trung gian có khả năng lây truyền nhiều bệnh lý nguy hiểm cho con người. Điển hình là bệnh sốt chuột. Chuột cũng được xem là căn nguyên khiến người bệnh nhiễm uốn ván.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nếu đã chủng ngừa uốn ván trong 5 năm gần đây thì việc tiêm phòng sau khi bị chuột cắn là không cần thiết. Thế nhưng trong trường hợp bị chuột cắn nhưng không nhớ bản thân có chủng ngừa uốn ván hay chưa thì bạn nên đến trung tâm y tế dự phòng để kiểm tra lại lịch sử tiêm vắc xin. Tại đây, cán bộ y tế sẽ kiểm tra và tư vấn cho bạn trước khi quyết định xem bị chuột cắn có nên tiêm phòng uốn ván không. 

Tiêm ngừa khi bị chuột cắn bao nhiêu tiền?

Vắc xin phòng bệnh dại hiện có mức giá khoảng 400.000 đồng. Huyết thanh kháng dại tính theo ml/kg thể trọng người tiêm có chi phí dao động từ 450.000 – 700.000 đồng. Trong vòng 1 ngày kể từ lúc bị chuột cắn, bệnh nhân sẽ được tiến hành chủng ngừa mũi huyết thanh uốn ván (SAT) 1500DV có giá từ 50.000 – 110.000 đồng.

Lưu ý, mức giá trên chỉ mang tính tham khảo. Tại mỗi cơ sở y tế và thời điểm khác nhau, chi phí tiêm phòng sẽ có sự thay đổi. Bạn nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện, phòng khám hoặc trung tâm tiêm phòng để được báo giá chi tiết nhé. 

Tiêm ngừa khi bị chuột cắn bao nhiêu tiền?
Tiêm ngừa khi bị chuột cắn bao nhiêu tiền?

Bị chuột cắn có nên tiêm phòng dại không?

Thắc mắc bị chuột cắn có nên tiêm phòng uốn ván không đã được giải đáp. Vậy bị chuột cắn có nên tiêm phòng dại không? Chuột rất hiếm khi gây ra bệnh dại. Do đó nếu bạn bị chuốt cắn thì không bắt buộc phải tiến hành tiêm ngừa. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ thăm khám và đưa ra chỉ định tiêm chủng phù hợp nhé.

Cách phòng tránh bị chuột cắn

Để tránh bị chuột cắn, bạn nên mắc màn, chặn màn thật chặt khi ngủ. Hãy vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ, sắp xếp vật dụng gọn gàng, tránh để đồ đạc ở nơi ẩm thấp. Vì đó chính là nơi chuột trú ngụ và sinh sản. Bạn cũng cần tránh dùng tay không để bắt chuột. 

Tóm lại, bị chuột cắn có nên tiêm phòng uốn ván không? Bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ thăm khám và nhận chỉ định tiêm chủng phù hợp nhé. Trong trường hợp cần thiết, bạn vẫn nên chủng ngừa đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cho bản thân thật tốt. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ