Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 23, 2022
Trẻ sơ sinh sẽ được tiêm 1 mũi vắc xin HBV và 2 liều huyết thanh viêm gan B nếu có mẹ dương tính với cả HBsAg và HBeAg. Những mũi vắc xin còn lại sẽ được chủng ngừa khi trẻ được 2 và 4 tháng tuổi. Lịch tiêm vắc xin HBV phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của Bộ Y Tế.
Nên tiêm vắc xin HBV và huyết thanh cho trẻ trong vòng 12 – 24 giờ đầu sau sinh. Tối ưu nhất là tiêm trong vòng 12 giờ. Lúc này, bé sẽ có trên 95% cơ hội không mắc bệnh viêm gan B về sau. Nếu tiêm quá muộn hoặc chủng ngừa không đúng cách, trẻ sẽ đối mặt với nguy cơ cao bị nhiễm virus HBV.
Mục đích của việc tiêm chủng: Công dụng của Globulin miễn dịch kháng viêm gan B là tạo ra miễn dịch thụ động. Trong khi vắc xin HBV tái tổ hợp có khả năng tạo ra miễn dịch chủ động cho bé. Vị trí tiêm vắc xin HBV và kháng thể HBIG phải khác nhau.
Trình tự tiêm phòng viêm gan B cho trẻ có mẹ nhiễm virus HBV:
Nên cho trẻ làm xét nghiệm kháng thể chống virus HBV (HBsAb) sau 5 năm. Nếu kết quả cho thấy kháng thể HBsAb < 10 mUI/ml thì phải tiến hành tiêm 1 mũi vắc xin HBV nhắc lại để đảm bảo hiệu quả ngăn ngừa bệnh.
Đối với trẻ sinh non có mẹ bị viêm gan B:
Dưới đây là khuyến cáo của CDC dành cho trẻ sinh non (< 2000 gam):
Nếu người mẹ dương tính với HBsAg:
Cần làm xét nghiệm HBsAg và Anti-HBs khi bé được 9 – 12 tháng tuổi hoặc là sau khi dùng liều cuối cùng của vắc xin viêm gan B từ 1 – 2 tháng (trong trường hợp không tuân thủ đúng lịch tiêm vắc xin).
Không nên thực hiện xét nghiệm trước khi bé được 9 tháng tuổi. Nguyên nhân là vì Anti-HBs có thể vẫn còn dương tính từ việc dùng kháng thể miễn dịch đặc hiệu kháng virus HBV, khiến kết quả xét nghiệm sai lệch. Hoặc trong vòng 1 tháng sau khi dùng mũi vắc xin HBV gần nhất. Bởi xét nghiệm HBsAg trong vòng 1 tháng kể từ lúc sử dụng mũi vắc xin cuối có thể cho ra kết quả không chính xác vì cơ thể lúc này đang trong giai đoạn chuyển tiếp sau khi dùng vắc xin.
Nếu không biết tình trạng HBsAg của mẹ:
Cho trẻ dùng cả vắc xin HBV và kháng thể miễn dịch đặc hiệu kháng virus viêm gan B nếu không thể xác định tình trạng HBsAg của người mẹ trong vòng 12 giờ đầu kể từ lúc sinh. Mũi vắc xin HBV này sẽ không được tính vào tổng 3 liều vắc xin viêm gan B sử dụng sau đó. 3 mũi vắc xin HBV sẽ được dùng theo lịch khuyến cáo dựa vào tình trạng HBsAg của mẹ. Không nên sử dụng mũi vắc xin cuối cùng trước khi bé được 24 tuần tuổi.
Nếu không có cách nào xác định được tình trạng HBsAg của người mẹ:
Việc dùng vắc xin ngừa virus HBV cho trẻ sẽ giống như trường hợp có mẹ dương tính với HBsAg đã đề cập ở trên.
Chúng ta vừa tìm hiểu về thời điểm tiêm huyết thanh viêm gan B phù hợp. Vậy các bệnh viện có huyết thanh viêm gan B không? Nên mua huyết thanh viêm gan B ở đâu? Hãy xem tiếp bài viết để tìm hiểu bạn nhé!
Hiện nay, huyết thanh viêm gan B được sử dụng rộng rãi tại hầu hết các bệnh viện, cơ sở tiêm chủng. Bạn hoàn toàn có thể mua được huyết thanh viêm gan B một cách dễ dàng. Tuy nhiên, để đảm bảo nhận được hiệu quả tốt, việc tiêm huyết thanh phải thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cần chủng ngừa huyết thanh viêm gan B tại bệnh viện, cơ sở tiêm chủng uy tín, đáp ứng những tiêu chí dưới đây: