Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng mười hai 19, 2024
Mục Lục Bài Viết
Mỗi năm, có hàng triệu ca tử vong trên thế giới do các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa được bằng vắc xin. Theo ước tính, tiêm phòng vắc xin có thể ngăn chặn được từ 2 – 3 triệu ca tử vong toàn cầu. Tại Việt Nam, tỷ lệ tiêm phòng ở người trưởng thành còn thấp, phần lớn do nhận thức về tầm quan trọng của vắc xin ở người lớn chưa được đề cao đúng mức.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 10% người đã được tiêm phòng từ nhỏ cần được tiêm nhắc lại khi trưởng thành. Nguyên nhân là do hiệu lực của nhiều loại vắc xin như uốn ván và ho gà có xu hướng giảm dần theo thời gian.
Kể từ khi chương trình Tiêm chủng mở rộng được triển khai tại Việt Nam vào năm 1985, nhiều người trưởng thành đã được tiêm chủng từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, họ cần được tiêm nhắc lại, tiêm bù hoặc tiêm các loại vắc xin thế hệ mới để duy trì và nâng cao hiệu quả phòng bệnh, đặc biệt những người có bệnh nền như tim mạch, tăng huyết áp, hen suyễn, và tiểu đường.
Người lớn khi mắc bệnh truyền nhiễm có thể dễ dàng lây lan mầm bệnh thông qua việc tiếp xúc hàng ngày với những đối tượng dễ bị tổn thương trong gia đình và xã hội. Những đối tượng này bao gồm trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng, phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch suy giảm, người cao tuổi, và những người không đủ điều kiện tiêm chủng. Vì vậy, việc tiêm phòng vắc xin ở người lớn không chỉ bảo vệ bản thân họ mà còn góp phần bảo vệ người thân và cộng đồng xung quanh.
Tiêm vắc xin được xem là phương pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả, mang lại lợi ích không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả gia đình và cộng đồng. Mỗi người được tiêm phòng sẽ góp phần tạo nên miễn dịch cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm và giảm gánh nặng bệnh tật cũng như di chứng ảnh hưởng cuộc sống người dân.
Dựa trên thực tiễn dịch tễ tại Việt Nam và đặc điểm sức khỏe người trưởng thành, các chuyên gia khuyến nghị các loại vắc xin dành cho người lớn, bao gồm:
Các loại vắc xin cho người lớn | |||||||
Phòng bệnh | Tên vắc xin | Nhóm đối tượng | |||||
Người trưởng thành (trên 18 tuổi) | Người sắp kết hôn | Phụ nữ chuẩn bị mang thai | Phụ nữ mang thai và cho con bú | Người cao tuổi | Những người mắc bệnh nền | ||
Viêm phổi & các bệnh do phế cầu | Prevenar 13 (Bỉ) | √ | √ | √ | √ | √ | |
Cúm mùa | Influvac Tetra (Hà Lan)
Vaxigrip Tetra (Pháp) Ivacflu-S (Việt Nam) GCFlu Quadrivalent (Hàn Quốc) |
√ | √ | √ |
√ Trừ Ivacflu-S |
√ | √ |
Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván | Adacel (Canada)
Boostrix (Bỉ) |
√ | √ | √ | √ | √ | √ |
Ung thư CTC, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn, mụn cóc sinh dục do HPV | Gardasil (Mỹ)
Gardasil 9 (Mỹ) |
√ | √ | √ | √ | ||
Viêm não Nhật Bản | Imojev (Thái Lan) | √ | √ | √ | √ | √ | |
Sởi – Quai bị – Rubella | MMR II (Mỹ)
Priorix (Bỉ) |
√ | √ | √ | √ | √ | |
Thủy đậu | Varilrix (Bỉ)
Varivax (Mỹ) Varicella (Hàn Quốc) |
√ | √ | √ | √ | √ | |
Uốn ván | VAT (Việt Nam) | √ | √ | √ | √ | √ | √ |
Viêm màng não do não mô cầu khuẩn | VA-Mengoc-BC (Cu ba) | √ | √ | ||||
Bexsero (Ý) | √ | √ | √ | √ | √ | ||
Menactra (Mỹ) | √ | √ | √ | √ | |||
Viêm gan AB | Twinrix (Bỉ) | √ | √ | √ | √ | √ | |
Viêm gan B | Engerix B (Bỉ)
Euvax B (Hàn Quốc) Heberbiovac (Cu Ba) Gene Hbvax (Việt Nam) |
√ | √ | √ | √ | √ |
Phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng như viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa và nhiễm trùng huyết, gây tử vong ở mọi lứa tuổi, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 5 tuổi, người già và những người có bệnh lý nền.
Thống kê cho thấy khoảng 30-35% người trên 65 tuổi mắc viêm phổi do phế cầu. Người cao tuổi mắc bệnh này thường diễn biến nặng, cần chăm sóc đặc biệt, thời gian nằm viện kéo dài và chi phí điều trị cao. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn phế cầu ngày càng kháng thuốc, khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh nhiễm trùng phế cầu có thể bao gồm sốt cao, đau ngực, khó thở và ho có đờm. Các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn như viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết có thể tiến triển rất nhanh. Bệnh cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tổn thương thần kinh sọ não, viêm tắc tĩnh mạch, suy thận, thậm chí tử vong hoặc để lại di chứng như mù, điếc, liệt và chậm phát triển trí tuệ.
Vắc xin Prevenar 13 (xuất xứ Bỉ) được khuyến cáo sử dụng cho người lớn, người cao tuổi và những người mắc bệnh mãn tính hoặc bệnh nền để phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra.
Vắc xin phế cầu đa giá 23-valent (Pneumovax 23) của hãng MSD (Mỹ) được khuyến cáo cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên, thanh thiếu niên và người lớn. Nghiên cứu cho thấy vắc xin này có hiệu quả lên đến 86% trong việc phòng ngừa nhiễm trùng phế cầu xâm lấn và viêm phổi ở người cao tuổi và người có bệnh nền.
Lịch tiêm chủng cho người lớn: 1 mũi.
Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus influenza gây ra, gây ra hàng triệu ca bệnh và hàng trăm nghìn ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Cúm không nên xem nhẹ, vì nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não và suy hô hấp, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Hiện nay, một số loại vắc xin phòng cúm được sử dụng cho người lớn bao gồm:
Người lớn nên tiêm vắc xin cúm hàng năm để phòng ngừa bệnh cúm và các biến chứng nguy hiểm. Việc tiêm nhắc lại hàng năm giúp bảo vệ hiệu quả trước các chủng virus cúm đang lưu hành.
Human Papillomavirus (HPV) là loại virus gây u nhú ở người, có liên quan đến nhiều loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư dương vật, ung thư hậu môn và ung thư âm đạo, cũng như bệnh sùi mào gà. Đây là những bệnh nguy hiểm, tốn kém điều trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Có gần 200 loại HPV, trong đó khoảng 14 loại được coi là có nguy cơ cao gây nên các bệnh lý nguy hiểm.
Vắc xin HPV giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và các tổn thương tiền ung thư, cũng như loạn sản do các type virus HPV 6, 11, 16, và 18 (vắc xin 4 tuýp) và phòng bổ sung thêm 5 tuýp là 31, 33, 45, 52 và 58 (vắc xin 9 tuýp) gây ra. Vắc xin HPV đã được sử dụng rộng rãi toàn cầu và được chứng minh là an toàn, hiệu quả và tạo miễn dịch tốt.
Hiện nay, Việt Nam đang lưu hành hai loại vắc xin phòng ngừa ung thư do virus HPV gây ra:
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây viêm phổi, suy tim và tử vong chỉ trong vòng 6-10 ngày. Ho gà gây suy nhược và dễ dẫn đến các biến chứng như suy dinh dưỡng, viêm phổi, viêm não, tăng áp lực phổi và nhiễm trùng cơ hội. Uốn ván có thể gây tử vong với các biến chứng như viêm phổi, co giật thanh quản, động kinh, thuyên tắc phổi và suy thận cấp. Năm 2017, thế giới ghi nhận 38.000 ca tử vong do uốn ván và 8.819 ca mắc bạch hầu.
Hai loại vắc xin phối hợp phòng bệnh ho gà, bạch hầu và uốn ván được sử dụng cho người lớn, cụ thể:
Đặc biệt, vắc xin Boostrix và Adacel có thể được sử dụng cho phụ nữ mang thai, giúp bảo vệ cả mẹ và trẻ sơ sinh (trước khi đến tuổi tiêm chủng) khỏi bạch hầu, ho gà và uốn ván, qua đó giảm thiểu nguy cơ “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ.
Hiệu quả của vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván phụ thuộc vào loại vắc xin, tình trạng sức khỏe của người được tiêm và việc tuân thủ lịch tiêm chủng. Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), các loại vắc xin này giúp bảo vệ 97/100 người khỏi bạch hầu và uốn ván trong 10 năm và 7/10 người khỏi ho gà trong năm đầu tiên sau khi tiêm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau khi tiêm một liều vắc xin viêm não Nhật Bản, tỷ lệ người lớn khỏe mạnh có đủ kháng thể để bảo vệ chống lại bệnh đạt 99% sau 28 ngày, giảm xuống còn 97% sau 6 tháng và 87% sau 5 năm. Các nghiên cứu về vắc xin Imojev cho thấy hiệu quả bảo vệ đạt 98% trong năm đầu tiên, 92% sau 3 năm và 87% sau 5 năm ở những người được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
Viêm não Nhật Bản (VNNB) có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu chưa được tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt khi đi du lịch hoặc làm việc ở vùng có dịch. Mặc dù VNNB ở người lớn thường không xảy ra thành dịch, nhưng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ để lại di chứng nặng nề lại rất cao. Các di chứng có thể bao gồm liệt chi, mất ngôn ngữ, bệnh Parkinson, động kinh, rối loạn vận động, mất trí nhớ, rối loạn tâm thần và giảm thính lực.
Người lớn nên chủ động tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là những người sống hoặc làm việc tại khu vực có dịch bệnh lưu hành. Các loại vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho người lớn, bao gồm:
Sởi, quai bị và rubella là ba bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và thường gặp ở trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, các bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.
Vắc xin MMR II (Mỹ) và Priorix (Bỉ) là hai loại vắc xin 3 trong 1 hiệu quả trong việc phòng ngừa Sởi – Quai bị – Rubella ở người lớn.
Người lớn có nguy cơ mắc thủy đậu cao hơn trẻ em 1.6 lần, và tỷ lệ biến chứng nặng (như viêm phổi, nhiễm trùng da, nhiễm trùng hô hấp do vi khuẩn) và tử vong cũng cao hơn. Tỷ lệ tử vong do viêm phổi liên quan đến thủy đậu có thể lên tới 10-30%, và tỷ lệ tử vong do viêm não do thủy đậu gây ra là 5-20%.
Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong giai đoạn 13-20 tuần, nếu mắc thủy đậu có nguy cơ sảy thai hoặc thai nhi bị dị tật bẩm sinh (như dị dạng sọ não, dị tật tim và chứng đầu nhỏ). Trẻ sơ sinh mắc thủy đậu do lây truyền từ mẹ có tỷ lệ tử vong cao, lên đến 30%.
Tiêm phòng vắc xin thủy đậu là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Ba loại vắc xin thủy đậu được sử dụng cho người lớn là Varivax (Mỹ), Varicella (Hàn Quốc) và Varilrix (Bỉ). Phụ nữ nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.
Viêm màng não mô cầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính, nguy hiểm, ảnh hưởng đến màng não và tủy sống, do vi khuẩn Neisseria meningitidis thuộc các tuýp A, B, C, Y, W-135 gây ra. Bệnh có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ. Ngay cả khi điều trị, 10% bệnh nhân có thể tử vong và 20% bị di chứng vĩnh viễn như mất chi, điếc, liệt, mù lòa hoặc thiểu năng trí tuệ.
Triệu chứng ban đầu của viêm màng não mô cầu rất dễ nhầm lẫn với cúm thông thường (sốt, buồn nôn, nôn, buồn ngủ, chán ăn, đau họng, đau đầu), khiến việc chẩn đoán bệnh trở nên khó khăn. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì bệnh tiến triển nhanh và có thể gây tử vong.
Các vắc xin phòng viêm màng não mô cầu không có tác dụng bảo vệ chéo giữa các nhóm vi khuẩn, nên trẻ em và người lớn cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch trình cả vắc xin phòng nhóm B hoặc nhóm BC và nhóm ACYW135, không nên trì hoãn hoặc chỉ tiêm một loại vắc xin mà bỏ qua loại khác.
Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng vắc xin VA-MENGOC-BC (Cuba), Bexsero (Ý) và Menactra (Mỹ) cho người lớn, người suy giảm miễn dịch và người có bệnh nền để phòng ngừa viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm màng ngoài tim, viêm khớp, viêm mũi họng và viêm phổi do não mô cầu khuẩn với 5 nhóm huyết thanh phổ biến A, B, C, Y, W-135 gây ra.
Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra, và là nguyên nhân chính gây ung thư gan ở người lớn. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm viêm gan B, tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để tránh các biến chứng như xơ gan và ung thư gan. Mặc dù viêm gan A không gây bệnh gan mãn tính, nhưng có thể gây suy nhược và viêm gan cấp tính, thậm chí tử vong.
Hiện nay, Việt Nam lưu hành vắc xin Twinrix (Bỉ) – một vắc xin phối hợp phòng cả viêm gan A và B, cùng với các loại vắc xin phòng viêm gan B đơn: Engerix B (Bỉ), Euvax B (Hàn Quốc), Heberbiovac (Cuba) và Gene Hbvax (Việt Nam).
Năm 2023, Việt Nam ghi nhận 82 trường hợp tử vong do bệnh dại, gần 500.000 người phải tiêm phòng và chi phí lên đến 600 tỷ đồng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại là vấn đề toàn cầu, với hơn 10 triệu người mỗi năm cần tiêm phòng dại sau khi bị động vật nghi nhiễm cắn.
Cục Y tế dự phòng cho biết bệnh dại lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, liếm hoặc trầy xước. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh dại, và tỷ lệ tử vong gần như là 100% nếu phát bệnh. Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất.
Hiện nay, Việt Nam sử dụng hai loại vắc xin phòng dại là Verorab (Pháp) và Abhayrab (Ấn Độ), được chỉ định cho mọi lứa tuổi.
Sốt xuất huyết nặng có thể gây suy đa cơ quan, sốc, trụy tim mạch, xuất huyết dữ dội, giảm thể tích tuần hoàn và tử vong. Ngay cả khi sống sót, khoảng 70% bệnh nhân bị giảm khả năng lao động và hơn 50% phải sống chung với các triệu chứng như đau khớp, đau cơ, suy nhược, yếu tay chân, rụng tóc trong thời gian lên đến 2 năm.
Theo báo cáo WHO, số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng mạnh, gấp 10 lần trong 20 năm qua (từ 500.000 ca năm 2000 lên hơn 5 triệu ca năm 2019). Tại Việt Nam, trong khi trước đây các đợt dịch lớn thường xảy ra 10 năm một lần (1980-2018), thì từ năm 2019 đến 2023 đã có 2 đợt dịch lớn (năm 2019 và 2022). Năm 2022, Việt Nam ghi nhận hơn 367.000 ca mắc, đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil.
Vắc xin Qdenga của Takeda do Hãng dược phẩm Takeda nghiên cứu và phát triển là vắc xin phòng sốt xuất huyết hiện được sử dụng rộng rãi. Được phát triển trong gần 45 năm, vắc xin này đã được triển khai tại hơn 40 quốc gia và có hiệu quả bảo vệ trên 80% chống lại cả 4 tuýp virus dengue (DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4), đồng thời giảm nguy cơ nhập viện lên đến 90%.
Bệnh tả lây lan nhanh chóng, dễ gây dịch, đặc biệt ở khu vực đông dân cư với nguồn nước và thực phẩm không đảm bảo an toàn. Triệu chứng bao gồm tiêu chảy dữ dội (thường là nước), nôn mửa, mệt mỏi, hạ huyết áp, mất nước và lạnh chân tay,…
Mất nước và sốc là những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tả, có thể dẫn đến tử vong trong vòng 2-3 giờ nếu không được điều trị kịp thời. Những người bệnh không được điều trị có nguy cơ tử vong do mất nước và sốc trong vài ngày. Bệnh tả cũng có thể gây ra các biến chứng khác như hạ đường huyết (có thể gây co giật, bất tỉnh và tử vong), hạ kali máu và suy thận. Trước khi có vắc xin, bệnh tả đã gây ra hàng chục triệu ca tử vong trên toàn thế giới.
Vắc xin MOrcvax (sản xuất tại Việt Nam bởi Vabiotech) được chỉ định cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người lớn, với hai liều uống cách nhau ít nhất hai tuần.
Bệnh thương hàn, do vi khuẩn Salmonella Typhi gây ra, là một bệnh nhiễm trùng gây nhiễm độc toàn thân và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Theo WHO, mỗi năm có khoảng 33 triệu người mắc bệnh và 1,5 triệu người tử vong. Trước đây, bệnh thương hàn chủ yếu tập trung ở một số khu vực châu Á, châu Phi và châu Mỹ, nên khuyến cáo tiêm phòng chỉ dành cho những người đến các khu vực này. Tuy nhiên, hiện nay, việc tiêm phòng thương hàn được khuyến nghị trên toàn cầu do mối lo ngại về sức khỏe cộng đồng ngày càng tăng.
Hiện nay, Việt Nam có hai loại vắc xin phòng bệnh thương hàn:
Vắc xin thương hàn được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người lớn, đặc biệt là những người sống ở môi trường tập thể, thường xuyên đi du lịch đến những nơi có điều kiện vệ sinh kém hoặc tiếp xúc với thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Hàng năm, Hoa Kỳ ghi nhận khoảng 1 triệu ca zona thần kinh, còn Việt Nam có hàng nghìn trường hợp phải nhập viện do biến chứng của bệnh này. Zona thần kinh, hay còn gọi là bệnh hậu thủy đậu, xảy ra khi virus varicella-zoster (đã gây bệnh thủy đậu) tái hoạt động sau khi đã nằm yên trong các dây thần kinh cảm giác. Nguy cơ tái hoạt động này tăng cao ở người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Mặc dù zona thần kinh thường tự khỏi sau 2-4 tuần nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, nhưng bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Những biến chứng này bao gồm: nhiễm trùng huyết do nhiễm khuẩn vết thương; viêm kết mạc, giác mạc và hoại tử võng mạc gây mù lòa; liệt mặt, ù tai, giảm hoặc mất thính lực; rối loạn tiểu tiện; viêm não, viêm màng não và đột quỵ; viêm phổi và viêm gan. Zona thần kinh cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Tháng 10 năm 2024, VNVC và GSK (Bỉ) chính thức giới thiệu vắc xin phòng zona thần kinh Shingrix tại Việt Nam. Vắc xin này được chứng minh có hiệu quả lên đến 97% trong việc phòng ngừa zona thần kinh và giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng hơn 90%.
Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn tham khảo: