Các loại xét nghiệm đông máu và cách đọc hiểu các chỉ số

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Huyết học > Các loại xét nghiệm đông máu và cách đọc hiểu các chỉ số

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 1 24, 2021

Các loại xét nghiệm đông máu bao gồm INR, APTT, tiểu cầu và fibrinogen. Đây là phương pháp sàng lọc để tìm ra hiện tượng đông máu bất thường vì phương pháp này giúp kiểm tra các yếu tố liên quan đến vấn đề chảy máu bao gồm cầm, đông và loãng máu.

Xét nghiệm đông máu

Xét nghiệm đông máu được thực hiện để xác nhận chức năng đông máu có liên quan đến các vấn đề máu chảy bất thường từ đường hô hấp, tiết niệu hay tiêu hóa. Vậy vai trò của đông máu và xét nghiệm đông máu là gì, xét nghiệm đông máu để làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

xet-nghiem-dong-mau

Vai trò của đông máu

Đông máu đóng vai trò vô cùng quan trọng để giúp cơ thể kiểm soát quá trình mất máu khi bị đứt tay hoặc bị thương gây chảy máu. Các yếu tố đông máu protein sẽ kết hợp với nhau để kiểm soát giúp cơ thể không mất quá nhiều máu ở bên trong lẫn bên ngoài cơ thể, đây cũng được gọi là quá trình đông tụ.

Xét nghiệm đông máu là gì?

Các xét nghiệm yếu tố đông máu đo khả năng đông máu và thời gian đông máu. Xét nghiệm có thể giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ chảy máu quá nhiều hoặc hình thành cục máu đông (huyết khối) ở tất cả các vị trí trong mạch máu.

Bên cạnh đó, xét nghiệm này được chỉ định khi bệnh nhân có bất kỳ vấn đề bất thường nào về quá trình kiểm soát dòng chảy của máu. Một trong các rối loạn chảy máu được biết đến nhiều nhất là bệnh máu khó đông.

Xét nghiệm đông máu để làm gì?

Trước khi thực hiện một thủ thuật y tế: Một hồ sơ đông máu có thể được thực hiện để xác nhận chức năng đông máu bình thường của cơ thể trước khi thực hiện một thủ thuật y tế có thể gây chảy máu hoặc trong điều kiện liên quan đến chảy máu ở đường hô hấp, tiết niệu hoặc tiêu hóa.

Phát hiện và theo dõi các vấn đề sức khỏe: Xét nghiêm đông máu được bác sĩ chỉ định nếu lo ngại về việc dễ bị bầm tím hoặc chảy máu. Điều này có thể xảy ra vì các lý do tiềm ẩn hoặc di truyền như máu khó đông hoặc mắc phải các bệnh như suy gan, hay nhiễm trùng nặng,…

Đông máu nội mạch lan tỏa: Một tình trạng được gọi là Đông máu Nội mạch Lan tỏa (DIC) có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh nặng, do nhiều nguyên nhân gây ra.

Xét nghiệm máu cần lưu ý những gì?

Khi tiến hành xét nghiệm máu chảy máu đông nói riêng và xét nghiệm máu nói chung thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên đi xét nghiệm vào buồi sáng và nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng để đảm bảo kết quả xét nghiệm.
  • Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích hay hút thuốc lá trước khi xét nghiệm.
  • Không uống cafe, nước ngọt có gas trước khi lấy mẫu xét nghiệm máu.
  • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc phải báo với bác sĩ trước khi tiến hành xét nghiệm.

Các loại xét nghiệm đông máu: Cách đọc và hiểu kết quả

xet-nghiem-dong-mau

Xét nghiệm APTT 

  • APTT ( activated partial thromboplastin time) là thước đo của hệ thống đông máu được gọi là thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa. Quá trình này liên quan đến một số yếu tố đông máu là các protein tham gia vào quá trình đông máu bình thường.
  • APTT được sử dụng để đo lường hiệu quả của việc điều trị bằng liệu pháp heparin tiêm tĩnh mạch (IV) để đảm bảo rằng máu không bị loãng quá nhiều hoặc quá ít.

Đọc kết quả xét nghiệm đông máu

Trong thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, APTT là thời gian tính bằng giây để một quá trình đông máu cụ thể xảy ra. Kết quả này luôn được so sánh với mẫu máu bình thường để có thể đối chứng, cụ thể:

  • Phạm vi tham chiếu của APTT: 30-40 giây. Ở những bệnh nhân đang điều trị chống đông máu, phạm vi tham chiếu là 1,5 – 2,5 mẫu đối chứng tính bằng giây.
  • Các giá trị quan trọng cần cảnh báo lâm sàng như: APTT hơn 70 giây (biểu hiện chảy máu tự phát).

Chỉ số cao

  • Nếu các chỉ số cao hơn bình thường thì đây là dấu hiệu của tình trạng rối loạn chảy máu đến gan.

Chỉ số thấp

  • Nếu chỉ số thấp hơn bình thường (điều này không thường xuyên xảy ra) bạn có thể có nguy cơ cao bị cục máu đông, đối với phụ nữ, có nhiều nguy cơ bị sẩy thai.

Xét nghiệm INT

INT là viết tắt của International Normalized Ratio , còn được gọi là thời gian Prothrombin (PT), đây là một phép đo tiêu chuẩn về thời gian cần để máu đông, được sử dụng để chẩn đoán chảy máu bất thường, cục máu đông và theo dõi những bệnh nhân đang điều trị bằng warfarin (một phương pháp điều trị chống đông máu).

Đọc kết quả xét nghiệm đông máu

Kết quả kiểm tra xét nghiệm INR được đưa ra dưới dạng thời gian Prothrombin dựa vào mẫu thử nghiệm (một loại protein được tạo ra bởi gan và thời gian cần thiết để đông máu) và Thời gian Prothrombin của một mẫu máu bình thường.

  • Kết quả bình thường: Từ 1,0 đến 1,5.
  • Kết quả INR thấp có nghĩa là máu đang có xu hướng chuyển sang đặc hơn mức bình thường, dẫn đến tình trạng dễ bị vón cục và khiến cơ thể có nguy cơ hình thành các khối máu đông.
  • Kết quả INR cao có nghĩa là máu đông quá chậm, từ đó cũng có nguy cơ bị chảy máu.

Xét nghiệm số lượng tiểu cầu

Đây là một trong các xét nghiệm đông máu cơ bản, số lượng tiểu cầu là một trong những thành phần của công thức máu đầy đủ. Thành phần này có thể đo số lượng tiểu cầu trong máu. Tiểu cầu chịu trách nhiệm một phần trong việc hình thành cục máu đông.

Đọc kết quả xét nghiệm đông máu

Số lượng tiểu cầu thấp

  • Số lượng tiểu cầu thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tình trạng này có thể khiến vết cắt hoặc vết xước chảy máu không cầm được máu lâu hơn bình thường, da dễ bầm tím hoặc xuất hiện hiện tượng chảy máu quá nhiều từ nướu răng sau khi đánh răng. Thông thường, số lượng tiểu cầu thấp không dẫn đến chảy máu nghiêm trọng, trừ khi số lượng tiểu cầu dưới 50.
  • Truyền tiểu cầu chỉ được xem xét trong trường hợp chảy máu đe dọa tính mạng hoặc trước các thủ thuật xâm lấn có thể gây chảy máu nghiêm trọng, hoặc đôi khi khi số lượng tiểu cầu dưới 10.

Số lượng tiểu cầu cao

  • Số lượng tiểu cầu cao được gọi là tăng tiểu cầu và là một rối loạn trong đó cơ thể sản xuất quá nhiều tiểu cầu.
  • Nếu số lượng tiểu cầu của bạn cho thấy tăng tiểu cầu, bác sĩ sẽ cần phân biệt đó là tăng tiểu cầu phản ứng hay tăng tiểu cầu thiết yếu.

Xét nghiệm Fibrinogen

  • Fibrinogen còn được gọi là xét nghiệm Yếu tố I. Phương pháp này được sử dụng để xác định mức độ fibrinogen trong máu. Fibrinogen hay yếu tố I là protein huyết tương được tạo ra trong gan. Fibrinogen là một trong 13 yếu tố đông máu chịu trách nhiệm cho quá trình đông máu được diễn ra một cách bình thường.
  • Xét nghiệm hoạt động fibrinogen có thể được chỉ định riêng biệt hay kết hợp với các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây chảy máu bất thường.

Đọc kết quả xét nghiệm đông máu

Kết quả bình thường

Mức bình thường của fibrinogen trong máu là từ 1,5 đến 3,0 gam mỗi lít.

Kết quả bất thường

Kết quả bất thường được hiểu là các chỉ số có thể cao hoặc thấp hơn phạm vi tham chiếu. Kết quả bất thường có thể do:

  • Sử dụng quá nhiều fibrinogen
  • Thiếu hụt fibrinogen mắc phải hoặc di truyền
  • Tiêu sợi huyết bất thường
  • Xuất huyết
Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích về “Xét nghiệm đông máu”. Nếu còn bức kỳ thắc mắc nào về các vấn đề liên quan đến tình trạng này, bạn có thể liên hệ qua Hotline 1800 2222, các chuyên gia y tế tại Đa khoa Phương Nam sẵn sàng phục vụ bạn.
5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ