Cách Chữa Thương Hàn Nhập Cốt Hiệu Quả Nhất

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Khoa tiêu hoá > Cách Chữa Thương Hàn Nhập Cốt Hiệu Quả Nhất

Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng ba 8, 2023

Ngày nay, thương hàn vẫn là bệnh gây ra nhiều mối lo ngại trên toàn cầu. Mỗi năm ước tính có khoảng 16 triệu ca bệnh mới và 600.000 trường hợp không qua khỏi. Thương hàn thậm chí có thể phát triển thành dịch ở các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt. Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa thương hàn nhập cốt phù hợp. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu nhé!

Đôi nét về bệnh thương hàn

Thương hàn thuộc nhóm bệnh ở hệ tiêu hóa, có khả năng truyền nhiễm trong cộng đồng. Khuẩn Salmonella Typhi là tác nhân gây bệnh. Thời gian ủ bệnh khoảng 8 – 14 ngày tùy vào lượng vi khuẩn có trong cơ thể. 

Thương hàn sẽ khởi phát rất đột ngột. Thông thường nếu bệnh diễn biến nhẹ sẽ không có triệu chứng. Nếu nặng sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, sốt triền miên, nhức đầu, nôn khan, táo bón hoặc tiêu chảy. Trường hợp không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh có khả năng phát triển thành chứng loét thanh mạc, thủng ruột, gây chảy máu, thậm chí dẫn đến tử vong. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn là gì? Cách chữa thương hàn nhập cốt ra sao?

Đôi nét về bệnh thương hàn
Khuẩn Salmonella Typhi là tác nhân gây bệnh thương hàn

Nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn

Thương hàn có thể lây truyền ngay cả trong thời gian ủ bệnh. Ngoài ra, khi bệnh đã khỏi, triệu chứng chấm dứt thì cơ thể vẫn còn mang mầm bệnh. Khoảng 2 – 3 tuần sau đó, cơ thể sẽ tiếp tục đào thải chúng ra môi trường. Thậm chí có trường hợp phải mất từ 2 – 3 tháng mới đào thải hết mầm bệnh.

Phương thức truyền nhiễm có khả năng cao là từ việc uống nước hoặc tiêu thụ những thực phẩm đã nhiễm khuẩn, ví dụ như thịt gia cầm, thịt bò, trứng, sữa,… Vì vi khuẩn thương hàn có thể phát triển, sinh sôi trong các chế phẩm kể trên mà vẫn không làm mùi hay tính chất của chúng thay đổi. Nấu chín thực phẩm cũng là cách làm giảm bớt nguy cơ nhưng chưa thể hoàn toàn loại bỏ mầm bệnh.

Thương hàn còn có thể lây truyền từ người sang người bằng việc tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua đồ dùng, chất thải đã nhiễm khuẩn. Bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh, nhưng chủ yếu là nhóm người từ 15 – 30 tuổi. Vì tính chất công việc hay phải sinh hoạt ở nơi gần chất thải chưa qua xử lý, bị ô nhiễm, có điều kiện sống kém. Tuy nhiên, nguy cơ truyền nhiễm bằng con đường này đã giảm dần vì điều kiện vệ sinh môi trường và ý thức ngày càng được nâng cao.

Nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn
Uống nước đã nhiễm khuẩn có thể mắc bệnh thương hàn

Cách chữa thương hàn nhập cốt

Xác định mức độ và tình trạng bệnh là bước đầu tiên để có biện pháp điều trị thương hàn hiệu quả. Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế lớn, uy tín để được bác sĩ chẩn đoán chính xác, làm giảm mức độ truyền nhiễm cho cộng đồng. 

Bác sĩ chủ yếu chẩn đoán bệnh thông qua triệu chứng lâm sàng như sốt đột ngột, kéo dài hơn 1 tuần kèm theo tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bác sĩ cũng chẩn đoán bệnh thông qua hình ảnh lá lách và gan to, ban hồng nổi trên da. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận sau khi chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng, ví dụ như bạch cầu máu không tăng, phản ứng với huyết thanh Widal, ELISA, RIA, PCR,… Hoặc dựa vào kết quả cấy vi khuẩn (+).

Việc chữa bệnh thương hàn không quá khó. Thế nhưng tình trạng vi khuẩn thương hàn kháng thuốc chính là rào cản lớn nhất. Điều này đã được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ vào năm 1960. Ước tính khuẩn thương hàn kháng thuốc Ampicillin (92,8%), Bactrim (96%), Chloramphenicol (91,2%) và những loại thuốc khác mới ra mắt như Ciprobay, Norfloxacin, Claforan. 

Cách chữa thương hàn nhập cốt
Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế lớn, uy tín để được bác sĩ chẩn đoán chính xác

Các nhà nghiên cứu đã phân nhóm chủng vi khuẩn với kháng sinh trong vòng 5 – 10 năm qua. Việc làm này giúp bác sĩ đề ra phác đồ chữa trị theo kháng sinh phù hợp. Bên cạnh việc chữa trị kháng sinh đặc hiệu phù hợp với từng ca bệnh, bác sĩ cũng quan tâm đến triệu chứng và tìm phương pháp xử lý. Chủ yếu, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân hạ sốt, bù điện giải, chỉ định áp dụng chế độ ăn uống mềm, đủ dưỡng chất.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp biến chứng choáng độc tố nội, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa trong quá trình chữa trị. Nếu bị xuất huyết nội, bác sĩ sẽ cho chườm lạnh ngay lập tức, truyền thêm máu và dùng thuốc cầm máu. Trường hợp bị thủng ruột thì cần tiến hành can thiệp ngoại khoa. Khi bệnh nhân bị choáng độc tố nội, bác sẽ có thể cho sử dụng kháng viêm truyền 30 phút đầu rồi lặp lại vài lần trong vòng 48 giờ. 

Tóm lại, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chỉ định cách chữa thương hàn nhập cốt phù hợp, mang đến hiệu quả tối ưu, đảm bảo an toàn. Đừng quên áp dụng các phương pháp ngừa bệnh thương hàn từ sớm nhé. Nếu có thắc mắc cần tư vấn, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ