Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 5, 2021
Mục Lục Bài Viết
Khi trẻ sơ sinh gặp phải các tình trạng như khó thở, nghẹt mũi, thở khò khè do chất nhầy trong mũi nhiều, cản trở đường thở, hay trẻ mắc bệnh viêm mũi thì cha mẹ nên tiến hành rửa mũi cho trẻ.
Và nên tiến hành rửa mũi từ 2 – 4 lần một ngày để loại bỏ hết chất nhầy, giúp trẻ cảm thấy thông thoáng, dễ thở hơn, giảm tình trạng khò khè. Cha mẹ lưu ý là không nên rửa mũi quá nhiều lần trong 1 ngày, bởi như vậy sẽ làm niêm mạc mũi của trẻ bị khô, dẫn đến mất đi độ ẩm và dễ tổn thương.
Rửa mũi vừa giúp trẻ cải thiện tình trạng khó thở, nghẹt mũi, vừa làm sạch khoang mũi, từ đó phòng tránh được nhiều bệnh lý khác như viêm mũi, viêm họng. Do đó, cha mẹ hãy vệ sinh mũi cho trẻ sạch sẽ nhé!
Mặc dù vệ sinh mũi mang lại rất nhiều lợi ích, tuy nhiên, trên thực tế không phải cha mẹ nào cũng biết cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách, nên đôi khi nó dẫn đến tình trạng phản tác dụng. Do đó, tốt nhất, bạn hãy tìm hiểu kỹ trước khi vệ sinh mũi trẻ và thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
Khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh, để đảm bảo an toàn cho bé, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Quá trình rửa mũi cần diễn ra nhẹ nhàng, không nên thực hiện quá mạnh bởi nó sẽ dễ khiến trẻ bị tổn thương mũi.
Không nên thực hiện quá nhiều lần trong ngày, tránh làm mỏng thành mũi hay tạo ra những ảnh hưởng không đáng có.
Cha mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiến hành cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh.
Nếu trẻ phản ứng quá mạnh trong quá trình rửa mũi, đừng ép trẻ, hãy thử lại việc này sau khoảng vài giờ.
Đừng nhỏ quá nhiều nước muối vào mũi trẻ, vì việc này có thể khiến trẻ bị sặc. Chỉ nhỏ một lượng vừa đủ và tiến hành rửa mũi nhiều lần thay vì chỉ thực hiện một lần suy nhất.
Thực tế thì bên cạnh nước muối sinh lý, các bậc phụ huynh cũng có thể sử dụng những cách khác để tiến hành rửa mũi cho trẻ như: