Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 2, 2021
Mục Lục Bài Viết
Khi trẻ hóng chuyện sẽ có những biểu hiện điển hình như:
Chăm chú nhìn vào người đối diện và bập bẹ thành tiếng khi có người lớn chơi đùa, giao tiếp cùng.
Bé có thể tự nhìn và bập bẹ với bất kì vật gì xung quanh như thú bông, quạt máy,…
Trẻ biết hóng chuyện sớm theo quan niệm dân gian cho thấy bé sẽ nhanh biết nói và lanh lẹ. Tuy nhiên, trên thực tế việc trẻ hóng chuyện sớm hay muộn không phải là yếu tố quyết định đến khả năng nói chuyện của trẻ về sau.
Vậy trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện? Đối với thắc mắc này, không có đáp án thật sự chính xác, vì quá trình phát triển của mỗi bé là hoàn toàn khác nhau. Có bé lanh lợi, thích hóng chuyện, bé lại trầm tính, ít nói.
Tuy nhiên, khi trẻ khoảng 4 đến 5 tháng tuổi đa phần sẽ bắt đầu hóng chuyện nhiều. Biểu hiện rõ nét thông qua quá trình sinh hoạt như lúc bé tỏ ra yêu thích món đồ chơi hoặc bắt chuyện với người lớn. Trong giai đoạn này, bé có thể chưa hiểu bạn đang nói gì nhưng sẽ cười hoặc giao tiếp qua hành động của chân tay hay bập bẹ thành tiếng.
Để giải đáp câu hỏi trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện được rõ hơn, mẹ hãy cùng tìm hiểu khả năng hóng chuyện của bé theo từng giai đoạn nhé.
Giai đoạn trẻ từ 0 đến 1 tháng tuổi: Trẻ sẽ nhoẻn miệng không điều kiện hoặc kèm theo các âm thanh không rõ ràng, khi có ai nói chuyện với bé trong khoảng cách từ 20 đến 25 cm.
Giai đoạn trẻ từ 1 đến 2 tháng tuổi: Khi người lớn trò chuyện cùng bé với âm vực cao, đều và nhanh hơn một chút, bé sẽ biết cười hay phát ra tiếng ư, ơ, ê, a,… rất dễ thương. Đó là biểu hiện cho thấy bé đã phát triển khả năng ngôn ngữ.
Giai đoạn trẻ từ 2 đến 3 tháng tuổi: Khi có âm thanh từ một vật nào đó như đồ chơi, bé sẽ gừ nhẹ và hướng mắt về nơi phát ra âm thanh đó. Ngoài ra, để biểu hiện sự hứng thú, bé có thể khua tay khua chân.
Giai đoạn trẻ từ 3 đến 4 tháng tuổi: Phản ứng của bé sẽ rõ ràng hơn trong giai đoạn này như cười thành tiếng hay quay mặt đi, khóc khi không hài lòng về việc gì đó.
Giai đoạn trẻ từ 4 đến 5 tháng tuổi: Lúc bạn giao tiếp với trẻ bé sẽ cười, phát ra tiếng ư, a để đáp lại kèm theo ngôn ngữ cơ thể như xoay đầu hay níu lấy tay bạn. Giai đoạn này, trẻ thật sự đã biết hóng chuyện.
Giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi: Trẻ đã có thể nói theo bạn những tiếng đơn giản như ba, ma,… nhưng chưa thật sự rõ ràng. Bố mẹ cần tập nói cho bé thường xuyên trong giai đoạn này.
Thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện đã có câu trả lời, mọi người hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin hữu ích trong bài viết này nhé.
Có nhiều nguyên nhân trẻ chậm hóng chuyện, điển hình như:
Tuy nhiên, bạn đừng quá hoang mang khi trẻ chậm hóng chuyện, nếu cảm thấy lo lắng, hãy đưa bé đến cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi như Phòng khám Đa khoa Phương Nam, để được bác sĩ thăm khám cẩn thận nhé.
Bên cạnh việc tìm hiểu trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện? Mẹ cần biết một số cách dạy trẻ hóng chuyện nhanh hơn như: