Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 1, 2021
Mục Lục Bài Viết
Để đánh giá xem cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 nguy hiểm như thế nào, hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu tình hình sức khỏe, phát triển của thai nhi và mẹ bầu trước.
Khi thai nhi được 7 tháng tuổi, em bé đã dài khoảng 38 cm và nặng từ 900 – 1350 gam. Hệ thần kinh và não bộ của bé phát triển nhanh hơn, bắt đầu nhạy cảm với âm nhạc, mùi vị, tiếng động. Phổi và hệ tiêu hóa bắt đầu hoạt động. Thời gian bé thức và ngủ trở nên rõ ràng hơn.
Bênh cạnh đó, mắt đã có khả năng phản xạ lại với bóng tối và ánh sáng. Lớp lông tơ bắt đầu biến mất. Da của trẻ đã tích tụ mỡ, đỏ và nhăn nheo. Trẻ có thể phân biệt được các vị khác nhau nhờ các gai vị giác ở lưỡi phát triển. Hộp sọ vẫn còn mềm, nhưng xương đã trở nên cứng cáp hơn.
Khi thai nhi được 7 tháng tuổi, bụng bầu sẽ to hơn, lúc này mẹ sẽ đối mặt với một số thay đổi như:
Thai nhi phát triển nên tạo ra áp lực cho bàng quang và chân của mẹ, khiến việc di chuyển gặp khó khăn.
Mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn vì những cơn đau lưng ở tháng thứ 7. Cân nặng của mẹ và áp lực từ thai nhi làm các cơn đau thắt lưng xuất hiện thường xuyên hơn.
Bụng bị gò cứng nhiều hơn và các cơ tử cung bắt đầu giãn ra.
Ngay cả trong thời tiết lạnh, mẹ vẫn có thể cảm thấy nóng, đôi khi còn đổ mồ hôi. Việc trao đổi chất trong cơ thể mẹ mạnh mẽ hơn, khiến nhiệt độ tăng gây ra cảm giác khó thở.
Trọng tâm cơ thể thai nhi dịch chuyển xuống phía dưới khi em bé lớn, gây áp lực lên bàng quang, khiến mẹ bầu muốn đi tiểu nhiều.
Ngực của mẹ nặng, mềm mại, các mạch máu xuất hiện thêm dày đặc. Núm vú trở nên sẫm màu.
Quá trình cung cấp máu gia tăng nên chân tay mẹ dễ bị sưng phù. Mẹ bầu nên có tư thế nằm phù hợp để cải thiện tình trạng này.
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh cảm cúm. Virus cúm Influenza với nhiều chủng khác nhau như A, B, C,… là tác nhân gây bệnh. Cơ chế hoạt động và mức độ gây hại khi xâm nhập vào cơ thể của mỗi chủng cúm là khác nhau. Do đó, cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe, với những triệu chứng cảm cúm ở bà bầu điển hình như:
Vậy cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 có mức độ nguy hiểm như thế nào? Cả mẹ bầu và thai nhi đều có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực từ bệnh cúm ở tháng thứ 7. Nếu bệnh diễn biến nặng, có khả năng dẫn đến biến chứng sảy thai, thai lưu hoặc sinh non. Mẹ cần lưu ý rằng, mắc cảm cúm, sốt cao hoặc cảm lạnh trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối tiềm ẩn nguy cơ gây ra dị tật bẩm sinh cho em bé, gồm có:
Nếu chẳng may bé mắc phải những dị tật trên, cuộc sống sau này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bố mẹ cũng gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng con yêu. Do đó, bạn cần có cách chăm sóc và chữa trị phù hợp nhất trong trường hợp bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7, để hạn chế những rủi ro cũng như biến chứng nguy hiểm.
Để chăm sóc tốt nhất cho thai nhi, mẹ có thể tham khảo thêm bài viết “Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối có nguy hiểm không?“của Đa khoa Phương Nam nhé!
Ngay khi phát hiện mình bị cảm cúm, mẹ bầu nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và nhận phác đồ chữa trị hợp lý nhất. Nhằm hạn chế những nguy cơ không may có thể xảy ra với bé yêu. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống khi vẫn chưa có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, nếu mắc cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7, mẹ bầu có thể cân nhắc áp dụng một số biện pháp dân gian để chữa bệnh.
Những biện pháp chăm sóc mẹ bầu bị cảm:
Chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng bằng cách thêm gừng vào các món ăn hàng ngày hoặc sử dụng trà gừng mật ong. Bởi gừng mang đến tác dụng chống viêm, kháng virus, kháng khuẩn hiệu quả.
Nên uống nước lá tía tô tươi mỗi ngày. Mẹ cũng có thể dùng cháo trứng gà kết hợp với hành lá và tía tô. Theo Đông y, tía tô có tác dụng tán phong hàn, giúp cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, loại bỏ độc tố và hỗ trợ chữa cúm rất tốt.
Chườm ấm cơ thể mỗi ngày và súc miệng bằng nước muối sinh lý.
Xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu. Hoặc uống nước tỏi tươi giã nát. Lý do tỏi được tin dùng như một bài thuốc chữa cúm hay vì chứa hợp chất Allicin với công dụng ức chế virus, vi khuẩn gây hại, giảm viêm.
Tránh tiếp xúc với không khí lạnh và các luồng gió, giữ ấm cơ thể. Hạn chế sử dụng quạt, điều hòa vì có thể khiến tình trạng viêm phế quản, ho, cảm lạnh thêm trầm trọng.
Ngủ đủ giấc và duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp, lưu ý nên kê cao gối dưới đầu khi ngủ. Vì hỗ trợ giảm tình trạng nghẹt mũi, mang đến cảm giác dễ chịu, đờm nhớt không bị trào ngược.
Đảm bảo khẩu phần ăn giàu chất dinh dưỡng mỗi ngày, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều Vitamin C như cam, kiwi, đu đủ, ớt chuông, súp lơ, ổi,… nhằm nâng cao sức đề kháng cho mẹ bầu.