Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 6, 2021
Mục Lục Bài Viết
Để giải đáp thắc mắc cảm cúm xông gì cho nhanh khỏi, chúng ta cần tiểu hiểu về phương pháp xông hơi trong Đông y trước.
Theo Đông y, khi kết hợp phương pháp xông hơi với một số loại thảo dược sẽ mang đến công dụng giải cảm rất tốt. Xông hơi là phương pháp tạo tác động nhiệt lên cơ thể, giúp kích thích và làm nóng cũng như thúc đẩy quá trình bài tiết chất cặn bã, mồ hôi, làm giảm nhẹ gánh nặng cho thận.
Bởi vì tất cả các cơ quan và hệ thống trong cơ thể có liên quan mật thiết với da, nhất là tim mạch. Do đó, các mạch máu da sẽ giãn rộng khi xông hơi làm giảm sức cản ngoại vi. Kết quả là tần số co bóp và lượng máu đi từ tim tăng lên. Thường xuyên xông hơi sẽ làm hạn chế các cơn đau khớp, giảm huyết áp và nguy cơ bị đột quỵ, bệnh tim mạch.
Với cơ địa của người bình thường, nhiệt độ cơ thể ổn định sẽ phụ thuộc nhiều vào sự lưu thông ở tuyến da. Tuy nhiên, khi bị cảm cúm, hàn khí sẽ xâm nhập vào lỗ chân lông gây ra tình trạng tắc nghẽn. Từ đó, khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng lên, dẫn đến triệu chứng đau nhức toàn thân, đau rát họng, nghẹt mũi, nhức đầu, sốt,… Vì thế, ngoài việc tăng cường sức đề kháng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, thì xông hơi bằng thảo dược cũng giúp giảm nhẹ biểu hiện của bệnh cảm cúm.
Mặc dù xông hơi là phương pháp mang đến nhiều lợi ích để chữa cảm cúm. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng áp dụng được. Những trường hợp cần tránh xông hơi thảo dược gồm người già, có biểu hiện tâm thần, bị tăng huyết áp, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, tiêu chảy, sau khi uống rượu, sốt xuất huyết, phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc vừa mới sinh, trẻ nhỏ, cơ thể suy nhược, sốt siêu vi, ra nhiều mồ hôi, không sợ lạnh, sợ nóng, sốt cao,…
Vậy cảm cúm có nên xông hơi không? Người bệnh cảm cúm có thể xông hơi để các triệu chứng nhanh khỏi, nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện được. Nếu bạn đã bị cảm từ ngày thứ 3 trở lên, biểu hiện bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu bội nhiễm thì đừng nên xông, mà hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám và áp dụng phương pháp chữa trị khác. Thế cảm cúm xông gì cho nhanh khỏi? Xem tiếp bài viết để khám phá nhé!
Cảm cúm xông gì cho nhanh khỏi? Dưới đây là 9 loại lá thường được mọi người dùng để xông hơi và mang đến hiệu quả tốt nhất:
Lá bưởi: Trong lá bưởi có chứa Limonene, Alpha-terpineol, Alpha-pinene,… còn gọi là tinh dầu bưởi. Mang đến công dụng giảm ho, hạ nhiệt, sát trùng vùng mũi họng.
Kinh giới: Rau kinh giới có tác dụng làm trắng da, trị mụn và đặc biệt là chữa cảm cúm. Theo các nghiên cứu, tinh dầu của kinh giới giúp giảm đau, chống co thắt, kháng khuẩn và thúc đẩy ra mồ hôi. Cảm cúm xông gì cho nhanh khỏi? Rau kinh giới sẽ là một lựa chọn tuyệt vời.
Lá tre: Các chất trong lá tre có tính kháng sinh thực vật, giúp an thần, hạ nhiệt rất tốt cho người bị cảm cúm.
Lá ngũ trảo: Cảm cúm xông gì cho nhanh khỏi? Lá nhũ trảo cũng là đáp án phù hợp. Vì loại thảo dược này mang đến khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, kích thích tiết mồ hôi.
Cây hương nhu trắng (hoặc tím): Tương tự như lá ngũ trảo, hương nhu chứa tinh dầu Methyl Eugenol và Eugenol, có công dụng giảm đau, hạ nhiệt, chống viêm, kháng khuẩn.
Cây bạc hà: Bạc hà vốn được xem là một loại thảo dược hữu ích, chứa nhiều khoáng chất rất hữu ích cho cơ thể. Ngoài việc hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích, khó tiêu, chăm sóc sức khỏe răng miệng, bạc hà còn có tác dụng làm loãng đờm, giảm đau, kháng khuẩn nhờ sở hữu hàm lượng tinh dầu đa dạng như Menthol,…
Lá và cành cây hoắc hương: Mùi hương đặc trưng Patchouli Alcohol và Norpatchoulenol, tinh dầu Sesquiterpene trong lá và cành cây hoắc hương sở hữu khả năng làm ức chế sự hình thành của trực khuẩn lỵ, tụ cầu khuẩn vàng, giảm tình trạng viêm cấp.
Gừng: Gừng có tác dụng rất đa dạng trong Đông y. Tất cả các bộ phận của gừng đều hữu ích và có thể sử dụng được. Trong đó, tinh dầu gừng có khả năng chống nôn, giảm đau và ho, ngăn ngừa chứng co thắt cơ trơn.
Cây sả: Đối với người dân Việt Nam, sả là loại cây khá quen thuộc. Do trong thân lá có mùi thơm hấp dẫn và tinh dầu cùng một số hợp chất hữu cơ khác. Sả thường được ứng dụng để làm dược liệu chữa bệnh. Tinh dầu Geraniol, Citral,… trong sả có tác dụng hạ nhiệt, chống ho, kháng nấm và vi khuẩn.
Thắc mắc cảm cúm xông gì cho nhanh khỏi đã được giải đáp. Vậy cách xông như thế nào là đúng? Xem phần tiếp theo để nhận câu trả lời bạn nhé!
Trước hết, để kết quả xông hơi trị cảm cúm đạt hiệu quả, người bệnh nên thực hiện trong phòng kín, không có gió lùa vào. Vì lúc xông lỗ chân lông sẽ mở to, nếu có gió rất dễ bị nhiễm phong hàn. Tiếp theo, khi đã chọn được loại lá xông thích hợp với bản thân, bạn hãy rửa sạch, cho vào nồi đổ ngập nước, đậy nắp kín và tiến hành đun sôi.
Bệnh nhân nên dùng chăn trùm kín và xông khoảng 15 – 20 phút. Bạn có thể cho vào nồi nước vài giọt dầu gió, tinh dầu tràm hoặc bạc hà. Vì những loại tinh dầu này rất hữu ích với người bị cảm cúm. Tinh dầu sẽ nhanh chóng di chuyển vào lỗ chân lông và phát huy tác dụng nâng cao sức khỏe.
Sau đó, hãy lau khô người bằng khăn sạch đã chuẩn bị sẵn, rồi thay quần áo khác. Tuyệt đối không được tiếp xúc với nước lạnh hoặc tắm ngay. Nên ăn thêm một bát cháo với nhiều lá tía tô, hành, tiêu nhằm mục đích giải cảm. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, sự khó chịu do cảm cúm gây ra thuyên giảm rất nhiều. Lưu ý, bạn đừng xông quá 20 phút/lần và chỉ nên thực hiện trung bình 1 – 2 lần/ngày là đủ.
Sau khi tìm ra đáp án cho thắc mắc cảm cúm xông gì cho nhanh khỏi và khám phá cách thực hiện hợp lý. Bạn hãy ghi nhớ thêm một số vấn đề bên dưới để giúp bệnh cảm cúm nhanh chóng khỏi nhé.
Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi tại nhà, không nên đến nơi đông người. Nếu phải ra ngoài, bạn đừng quên đeo khẩu trang và giữ ấm cẩn thận. Lúc ngủ đừng để quạt hoặc máy lạnh hướng thẳng vào người.
Thường xuyên vệ sinh cơ thể, dùng xà phòng để rửa tay, nhỏ mũi và súc miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn và tránh lây bệnh cho người khác.
Tăng cường ăn các món giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe như rau củ, trái cây giàu Vitamin C,… tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ và đừng quên uống nước thường xuyên.
Nếu cần dùng thuốc hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp triệu chứng nặng hơn mỗi ngày, phải nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám gấp.