Cam Thảo Có Tác Dụng Gì? Có Nên Dùng Hàng Ngày Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Cam Thảo Có Tác Dụng Gì? Có Nên Dùng Hàng Ngày Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng hai 15, 2023

Cam thảo là vị thuốc Đông y phổ biến, được sử dụng nhiều. Chúng xuất hiện trong các loại gia vị, đồ uống, bài thuốc dân gian,… Thế nhưng, nhiều bạn đọc vẫn chưa biết cam thảo có tác dụng gì? Có nên dùng cam thảo hàng ngày không? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Cam thảo là gì?

Cam thảo là vị thuốc được sử dụng trong cả Tây và Đông y. Người ta thường dùng rễ và thân cây cam thảo phơi khô để làm thuốc. Cam thảo có tính bình, hương thơm, vị ngọt nhẹ. Vì thế từ rất lâu nó đã được dùng để nấu nước uống giải nhiệt. Ngày nay, cam thảo vẫn đang là nguyên liệu thường xuất hiện trong trà giải nhiệt cơ thể. Axit Glycyrrhizic của cam thảo là thành phần hóa học mang đến cho sức khỏe nhiều công dụng hữu ích. Vậy cam thảo có tác dụng gì?

Cam thảo là gì?
Cam thảo là vị thuốc được sử dụng trong cả Tây và Đông y

Cam thảo có tác dụng gì?

Cam thảo khô và tươi đều có công dụng tốt với sức khỏe. Nó được đưa vào nhiều bài thuốc chữa bệnh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cam thảo sở hữu những tác dụng chính dưới đây:

Cải thiện những căn bệnh về da

Có đến hơn 300 hợp chất trong rễ cây cam thảo. Chúng mang đến nhiều công dụng trong kháng vi khuẩn, virus, chống viêm. Các nghiên cứu cũng cho thấy chiết xuất từ cam thảo mang đến cho người mắc bệnh mụn nhọt, chàm hay những vấn đề khác về da hiệu quả cải thiện rõ rệt. 

Chữa tình trạng trào ngược Axit dạ dày

Cam thảo cũng mang đến nhiều lợi ích cho người bị trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu. Cụ thể, nó hỗ trợ làm giảm tình trạng ợ chua, chướng bụng, giúp dạ dày dịu hơn. Uống cam thảo là cách phòng tránh chứng khó tiêu, cải thiện sức khỏe của đường ruột, hệ tiêu hóa. 

Hỗ trợ chữa trị loét dạ dày tá tràng

Glycyrrhizic trong rễ cam thảo hỗ trợ chữa lành những tổn thương gây ra bởi tình trạng loét dạ dày, tá tràng. Thành phần này còn hỗ trợ bảo vệ dạ dày, đường ruột.

Cam thảo giúp chống ung thư

Các chất chống oxy hóa trong rễ cam thảo sẽ tham gia vào quá trình chống lại gốc tự do, ngăn chặn tế bào ung thư hình thành. 

Hỗ trợ chữa bệnh đường hô hấp trên

Cam thảo sở hữu một số thành phần giúp kháng khuẩn, chống viêm, hữu ích với người bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Glycyrizin trong rễ cam thảo mang đến tác dụng tốt khi chữa bệnh hen suyễn.

Cam thảo có tác dụng gì?
Cam thảo cũng mang đến nhiều lợi ích cho người bị trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu

Tác dụng phụ của cam thảo

Chúng ta đã biết cam thảo có tác dụng gì. Nhìn chung, nó là vị thuốc mang đến cho sức khỏe nhiều tác dụng hữu ích. Cam thảo xuất hiện nhiều trong các bài thuốc Đông y. Bên cạnh đó, người ta còn chiết xuất thành phần của cam thảo để làm thuốc Tây y hiện đại. Thế nhưng nếu sử dụng quá liều cam thảo sẽ dẫn đến các tác dụng phụ dưới đây:

  • Đối với người bình thường: Dùng cam thảo quá liều sẽ gây ra tình trạng tụt huyết áp, tổn thương não, suy nhược cơ thể, giảm nồng độ Kali,… Glycyrrhizic sẽ tích tụ trong cơ thể nếu dùng quá nhiều cam thảo. Nó có thể khiến Cortisol gia tăng bất thường làm chất điện giải trong cơ thể mất cân bằng. Uống quá nhiều cam thảo còn có thể khiến phụ nữ bị mất kinh. Trong thành phần của cam thảo có các chất nhuận gan, nếu dùng quá nhiều sẽ tạo áp lực cho bộ phận này, dẫn đến suy gan.
  • Với phụ nữ đang cho con bú, mang thai: Mẹ bầu dùng quá nhiều cam thảo có thể khiến thai nhi bị thiếu hụt dưỡng chất, làm gia tăng nguy cơ sinh non. Trong khi đó, chị em đang cho con bú có thể bị mất sữa nếu dùng quá nhiều cam thảo.
  • Tương tác với thuốc tây: Những thành phần của cam thảo cũng có khả năng tương tác với thuốc kháng viêm, tránh thai, lợi tiểu, thuốc giảm Cholesterol, chống đông máu,…

Cam thảo có tác dụng gì trong làm đẹp?

Trong việc làm đẹp, cam thảo cũng mang đến những công dụng hữu ích dưới đây:

  • Đắp mặt nạ bằng bột cam thảo thường xuyên có thể giúp làm mờ tàng nhang. Bạn nên duy trì trong khoảng 1 tháng sẽ nhận thấy hiệu quả. 
  • Hoạt tính tự nhiên trong cam thảo còn giúp làm mờ vết nám, thâm sạm, da trở nên mịn màng, khỏe mạnh hơn.
  • Hàm lượng Vitamin trong cam thảo sẽ giúp làn da thêm tươi tắn, hỗ trợ ngăn chặn nếp nhăn.
  • Cam thảo cũng có công dụng se khít lỗ chân lông trên da.
  • Khả năng chống lão hóa từ cam thảo cũng được đánh giá cao. Chị em đắp mặt nạ cam thảo sẽ giúp làn da trẻ hơn so với tuổi.
Cam thảo có tác dụng gì trong làm đẹp?
Trong việc làm đẹp, cam thảo cũng mang đến những công dụng hữu ích

Có nên dùng cam thảo hàng ngày không?

Cam thảo có tính bình, an toàn với sức khỏe người dùng. Thế nhưng, việc dùng cam thảo cũng phải thực hiện sao cho đúng cách với liều lượng phù hợp. Nếu kết hợp không đúng, dùng quá liều sẽ gây ra những phản ứng phụ ngoài ý muốn. Bác sĩ khuyến cáo chúng ta không nên dùng cam thảo mỗi ngày. 

Những người không nên dùng cam thảo

Mặc dù cam thảo là vị thuốc hữu ích thế nhưng không phải ai cũng là đối tượng phù hợp để sử dụng loại dược liệu. Những trường hợp sau không được sử dụng cam thảo:

  • Phụ nữ đang cho con bú hoặc mang thai.
  • Người có huyết áp không ổn định hoặc bị cao huyết áp.
  • Người bị táo bón lâu ngày, rối loạn tiêu hóa.
  • Người thường xuyên bị viêm phế quản, viêm phổi, khó thở, ho nhiều, viêm đường hô hấp.
  • Trẻ nhỏ và người già cũng không nên sử dụng cam thảo.
  • Phái mạnh cũng cần tránh sử dụng cam thảo vì có thể tác động đến khả năng sinh lý.
Những người không nên dùng cam thảo
Phụ nữ đang cho con bú không nên dùng cam thảo

Thắc mắc cam thảo có tác dụng gì đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Mặc dù loại dược liệu này mang đến cho sức khỏe nhiều công dụng hữu ích. Tuy nhiên, chúng ta cần dùng với liều lượng, tần suất phù hợp để tránh gặp phản ứng phụ. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ