Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Trường hợp nào là bình thường? Cần làm gì khi bị căng tức bụng trên trong thời gian mang thai? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời chi tiết cho vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu là bình thường
Căng tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất ở chị em. Tình trạng này được xem là bình thường nếu chị em không có bất cứ dấu hiệu nào khác ngoài căng bụng và cũng gặp thêm các vấn đề gì khác.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng căng bụng khi mang thai được chia làm 2 trường hợp gồm căng tức bụng dưới và căng tức bụng trên. Cụ thể như sau:
Căng tức bụng dưới trong 3 tháng đầu mang thai
Có thể là vì lúc này hợp tử (được tạo thành từ trứng và tinh trùng đã thụ tinh) bắt đầu di chuyển vào tử cung của mẹ để làm tổ. Trong quá trình di chuyển, hợp tử sẽ gây ra những cơn đau tức bụng râm ran cho mẹ như lúc đến kỳ kinh nguyệt. Nếu hiện tượng này chỉ diễn ra khoảng 2 – 3 ngày và chỉ xuất hiện những cơn đau nhẹ, thì mẹ không cần quá lo lắng đâu nhé!
Căng tức bụng trên trong 3 tháng đầu mang thai
Nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu có thể là vì:
Mẹ bầu ốm nghén: Mẹ bầu thường sẽ có cảm giác đau tức vùng bụng trên khi mang thai bởi vì những cơn ốm nghén bắt đầu xuất hiện. Nó khiến bụng và tử cung co bóp nhiều nên sẽ gây căng tức.
Trứng làm tổ ở tử cung: Trong giai đoạn đầu hợp tử di chuyển vào tử cung thì những chiếc chân giả của nó sẽ bám vào thành niêm mạc tử cung để di chuyển. Điều này khiến mẹ bầu bị căng tức bụng. Tình trạng này sẽ biến mất khi “em bé” đã ổn định di chuyển vào tử cung mẹ bầu.
Căng dây chằng, căng cơ: Lúc mang thai, bụng mẹ bầu sẽ bắt đầu to ra, nên cơ và dây chằng cũng sẽ bị căng ra, điều này dẫn đến hiện tượng căng tức bụng trên,
Thường thì nếu chỉ bị căng tức ở mức độ nhẹ, mẹ bầu không cần quá lo lắng, bởi nó sẽ biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây lại là dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần hết sức lưu ý. Để biết căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!
Căng tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu nguy hiểm lúc nào?
Căng tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu được xem là tình trạng nguy hiểm trong các trường hợp sau:
Mẹ bầu bị đau tức bụng trên, cảm giác đau dữ dội, đi kèm biểu hiện nôn hoặc buồn nôn. Đây là triệu chứng của tiền sản giật, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế.
Mẹ bầu đau bụng dữ dội từng cơn, có dấu hiệu chảy máu âm đạo bất thường, ra cục máu,…. Đây là biểu hiện của tình trạng sảy thai, càn đến gặp bác sĩ ngay.
Bụng đạu quặn, người mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, ngất xỉu, cơ thể ra máu đen như cafe. Thì có thể chị em đang mang thai ngoài tử cung, phải đến bệnh viện khám và tìm cách xử lý ngay.
Ngoài ra, trường hợp mẹ bầu có thêm các dấu hiệu khác như đi tiểu thường xuyên, đau bàng quang bên cạnh căng tức bụng thì cũng không được chủ quan bởi đây chính là biểu hiện của viêm đường tiết niệu, có thể gây sảy thai, sinh non,…
Mẹ nên làm gì khi bị căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu?
Để đảm bảo an toàn thì khi bị căng tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên:
Đi thăm khám ngay nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác bên cạnh đau tức bụng như buồn nôn nhiều, mệt mỏi, chóng mặt, bụng đau dữ dội, xuất huyết bất thường,…
Để giảm căng tức bụng, mẹ bầu có thể uống nhiều nước hoặc chườm ấm vùng bụng.
Hơn nữa, hãy ngủ đúng tư thế, kê gối vừa phải, vùng bụng nên để thấp hơn đầu để cảm giác thoải mái hơn. Mẹ bầu cũng nên uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng, tránh xa khói thuốc lá và nên tập thể dục thường xuyên.
Ngoài ra, hãy ngủ đủ giấc, đi khám thai định kỳ, bổ sung vitamin, khoáng chất, tránh vận đông hay mang vác vật nặng khi mang thai.
Hy vọng những chia sẻ về căng tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu trên đây sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 0868 666 968 – 1800 2222 của Đa khoa Phương Nam để được hỗ trợ tận tình hơn nhé!