Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà như thế nào đúng cách và giúp trẻ mau bình phục? Làm sao để giúp bé phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả? Là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh khi mà mùa dịch bệnh tay chân miệng đang hoành hành.
Do tính chất của bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan và việc phát tán mầm bệnh là khá dễ khi có sự tiếp xúc với nguồn bệnh cũng như khu vực phát bệnh. Vì vậy, việc chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà nếu không được thực hiện đúng cách thì sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên nhi khoa, đối với trẻ bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ, sau khi thăm khám có thể chăm sóc tại nhà như sau:
Về chế độ dinh dưỡng
Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường khiến cho trẻ mệt mỏi, chán ăn do các vết loét ở miệng làm trẻ rất đau đớn, khó ăn. Vì thế, mẹ nên cho con ăn thành nhiều bữa và uống nhiều nước mát.
Thức ăn cho trẻ cần được chế biến mềm, mịn, lỏng, dễ tiêu hóa và đặc biệt là đủ chất dinh dưỡng.
Không cho trẻ ngậm ti giả (nhựa), ăn thức ăn thô cứng, đăc biệt là các loại thức ăn có vị chua, cay vì điều này sẽ khiến trẻ đau miệng và đau họng hơn.
Sử dụng thuốc
Chỉ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (paracetamol) và thuốc theo đơn của bác sĩ đã kê.
Thường xuyên cho trẻ uống nhiều nước hơn khi bị sốt.
Tại vị trí các vết loét ngoài da, mẹ có thể bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
*** Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc gì bố mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Thực hiện vệ sinh cách ly
Cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác ở chung nhà. Người lớn khi tiếp xúc trẻ, chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà thì nên đeo khẩu trang y tế cho mình và cho trẻ đang bệnh. Sau khi tiếp xúc nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để hạn chế sự lây nhiễm khi tiếp xúc với trẻ khác.
Tắm rửa, vệ sinh nhẹ nhàng sạch sẽ cho trẻ hàng ngày bằng nước sạch để tránh tình trạng trẻ bị bội nhiễm và thường xuyên hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối loãng.
Các vật dụng cá nhân của trẻ như quần áo, tã lót phải được ngâm dung dịch sát khuẩn hoặc luộc lại nước sôi trước khi giặt sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch.
Đối với dụng cụ ăn uống của trẻ như bình sữa, cốc uống nước, chén ăn cơm… cần được luộc sôi kỹ và sử dụng riêng biệt cho trẻ.
Ngoài việc chăm sóc trẻ tay chân miệng tốt thì bố mẹ cần theo dõi sát tình trạng bệnh của con, để phát hiện kịp thời khi trẻ có dấu hiệu bất thường.
Khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau: sốt cao 39 độ C trở lên hoặc sốt cao kéo dài; quấy khóc, bứt rứt, nôn nhiều, ngủ lịm, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, chới với, đi loạng choạng, mạch nhanh, thở khó/ thở nhanh, da nổi vằn… phải đưa trẻ nhập viện ngay.
Phòng bệnh – Giải pháp tốt nhất cho trẻ
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm và lây lan rất nhanh. Vi thế, bên cạnh việc chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tốt thì cách phòng bệnh là phương pháp an toàn cho trẻ. Có thể phòng bệnh ở trẻ như sau:
Tránh cho trẻ tiếp xúc gần với những người mắc bệnh.
Thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ.
Người chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà cũng nên rửa tay bằng xà phòng khi đi vệ sinh, xử lý tã lót và trước khi chuẩn bị chế biến thức ăn.
Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên, tránh dùng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh và đảm bảo bề mặt làm việc sạch sẽ.
Không nên cho trẻ đến trường học vì có thể lây bệnh tay chân miệng cho những trẻ khác. Khi trẻ cảm thấy khỏe hơn, bạn có thể cho con quay lại trường.
Để đảm bảo an toàn, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ đi học lại.
Hy vọng với những chia sẻ trên về vấn đề chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tốt nhằm hạn chế biến chứng bệnh lý nặng hơn cũng như cách phòng ngừa bệnh cho trẻ an toàn đã giúp phụ huynh phần nào giảm sự lo lắng. Hãy gọi cho chúng tôi qua hotline 1800 2222 để gặp các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa Phương Nam nếu bạn đang có vấn đề cần được giải đáp nhé!