8 Cách Chăm Sóc Trẻ Sau Khi Cắt Bao Quy Đầu Hiệu Quả

Trang chủ > Chuyên khoa > Ngoại khoa > Bệnh nam khoa > 8 Cách Chăm Sóc Trẻ Sau Khi Cắt Bao Quy Đầu Hiệu Quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 28, 2021

Các bé trai dù còn nhỏ nhưng nếu cần thiết vẫn phải thực hiện tiểu phẫu cắt bao quy đầu. Tuy nhiên, bố mẹ nên chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu như thế nào để rút ngắn thời gian hồi phục, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm vẫn là thắc mắc lớn. Do đó, thông qua bài viết này, Đa khoa Phương Nam sẽ cung cấp cho quý phụ huynh những thông tin hữu ích về vấn đề trên. Hãy cùng theo dõi nhé!

Khi nào cần cắt bao quy đầu cho trẻ nhỏ?

Với trẻ nhỏ, bao quy đầu có vai trò vô cùng quan trọng giúp giữ ẩm, bảo vệ quy đầu và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. Tuy nhiên, trẻ nhỏ vẫn nên cắt bao quy đầu trong một số trường hợp dưới đây:

  • Viêm bao quy đầu: Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do bố mẹ không giúp con vệ sinh bao quy đầu sạch sẽ, không quan tâm lộn bao quy đầu cho bé mỗi ngày. Từ đó, khiến vi khuẩn tích tụ, thậm chí viêm nhiễm. Trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng sưng đỏ, lở loét, căng nhức, khó chịu ở bao quy đầu nếu bị viêm.
  • Dài bao quy đầu: Trường hợp này thường xảy ra ở những bé trai có phần da bao quy đầu trùm kín hoàn toàn dương vật. Lúc này, dương vật sẽ không lộ ra ngoài ở trạng thái bình thường và khó lộn bao quy đầu một cách tự nhiên.
  • Nghẹt bao quy đầu: Đây là tình trạng miệng bao quy đầu dính chặt vào dương vật, làm quá trình lưu thông máu ở quy đầu bị tắt nghẽn. Ngoài ra, nhiều phụ huynh không nong bao quy đầu cho con đúng cách dẫn đến tình trạng nghẹt.
  • Hẹp bao quy đầu: Đây là tình trạng bao quy đầu của con không thể tuột ra được, kể cả khi đang cương cứng. Hiện tượng này là bình thường với trẻ nhỏ. Nhưng với trẻ lớn bị xem là bệnh lý, cần can thiệp để tránh nguy cơ viêm nhiễm, tiểu khó.
  • Sưng bao quy đầu: Bao quy đầu sẽ bị sưng, đỏ, căng cứng gây ra cảm giác khó chịu. Phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế thăm khám nếu nhận thấy biểu hiện sưng bao quy đầu.

Tỷ lệ phải cắt bao quy đầu cho trẻ sẽ không nhiều nếu bố mẹ biết cách chăm sóc, vệ sinh giúp con. Tuy nhiên, nếu bé khoảng 11 tuổi nhưng vẫn đối mặt với những vấn đề bất thường ở quy đầu, bố mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và điều trị kịp thời. Vậy cần chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu như thế nào?

cham-soc-tre-sau-khi-cat-bao-quy-dau-1
Nên tiểu phẫu cho trẻ khi có vấn đề về quy đầu

8 cách chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu hiệu quả

Dưới đây là 8 cách chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu hiệu quả mà bố mẹ cần biết, nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm, hỗ trợ vết thương chóng lạnh, cụ thể gồm có:

Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn

Phụ huynh nên khuyến khích con nghỉ ngơi nhiều hơn sau khi cắt bao quy đầu, hạn chế đi lại, vận động tối thiểu 1 – 2 ngày. Sau đó, trẻ có thể vận động lại, nhưng cường độ phải thật nhẹ nhàng, tránh tác động và tăng độ ma sát đến bao quy đầu. Vì tiềm ẩn nguy cơ gây viêm nhiễm bao quy đầu. Bố mẹ lưu ý không nên cho bé tham gia một số hoạt động, môn thể thao cần nhiều sức lực như chạy nhảy, đạp xe,…

Vệ sinh đúng cách sau khi cắt bao quy đầu

Để chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu hiệu quả, bố mẹ cần quan tâm vệ sinh vết thương cho con đúng cách. Với bé lớn phụ huynh có thể hướng dẫn để con tự lành. Nếu bé còn nhỏ, bố mẹ hãy trực tiếp thực hiện. Việc vệ sinh sẽ tác động rất lớn đến tốc độ hồi phục của vết thương, do đó cần phải thực hiện cẩn thận, nhẹ nhàng.

Để giúp bao quy đầu thật sạch sẽ cần vệ sinh ít nhất 2 lần/ngày. Nên sử dụng nước ấm, dung dịch sát trùng hay nước muối loãng do bác sĩ chỉ định, nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Sau khi vệ sinh xong, cần dùng khăn mềm để lau khô lại thật nhẹ nhàng.

Thay băng hàng ngày cho trẻ

Thay băng hàng ngày là cách chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu nên thực hiện. Vì việc quấn băng gạc sẽ hỗ trợ cố định vết thương, giúp bao quy đầu mỗi khi cọ xát không bị đau, nhất là với các bé hiếu động. Bên cạnh đó, quấn gạc hỗ trợ bé hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn, bụi bẩn gây viêm nhiễm.

Bố mẹ không nên để trẻ quấn băng gạc quá lâu để đảm bảo an toàn, vì dịch tiết và máu ở vết thương sẽ tạo điều kiện cho tác nhân xấu tấn công, gây viêm nhiễm. Do đó, ít nhất mỗi ngày nên thay băng 2 lần, có thể thực hiện nhiều hơn nếu dịch tiết xuất hiện nhiều. Hãy thay băng gạc theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Dùng xà phòng diệt khuẩn rửa tay thật sạch sẽ, rồi đeo găng tay vô trùng vào.
  • Bước 2: Cố định lại vết thương rồi cẩn thận tháo gạc cũ ở bao quy đầu ra. Hãy dùng nước muối sinh lý làm ẩm băng gạc nếu chúng bị khô và dính vào vết thương. Sau đó, nhẹ nhàng tháo băng gạc ra ngoài.
  • Bước 3: Vệ sinh dịch tiết ra ở bao quy đầu, rồi lau sạch khu vực tổn thương bằng thuốc sát trùng.
  • Bước 4: Quấn gạc mới sau khi vết thương khô, rồi cố định dương vật lại bằng keo y tế.

Lưu ý thêm: Khi thay băng tại nhà cho con, nếu phụ huynh thấy vết thương biểu hiện bất thường thì hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn, xem xét. Nếu không có khả năng tự thay băng, bố mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế nhờ trợ giúp nhé.

cham-soc-tre-sau-khi-cat-bao-quy-dau-2
Bố mẹ nên thay băng, tã cho trẻ thường xuyên

Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi cho trẻ

Chọn quần áo thoáng mát, rộng rãi cho con cũng là cách chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu hiệu quả. Quần rộng sẽ hỗ trợ bé hạn chế xảy ra tình trạng cọ xát bao quy đầu, tránh gây chảy máu vào đũng quần. Phụ huynh hạn chế cho mặc quần có chất liệu thô cứng, bó sát. Tốt nhất bố mẹ nên chọn quần thấm hút mồ hôi tốt, làm từ Cotton mềm. Nếu trẻ còn nhỏ, phụ huynh hãy thường xuyên thay tã, đảm bảo cơ quan sinh dục của con luôn khô thoáng, sạch sẽ.

Tắm cho trẻ đúng cách

Tắm cũng là cách chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu quan trọng. Phụ huynh nên tắm cho con 1 lần/ngày, tránh dùng xà phòng khiến trẻ bị kích ứng. Tốt nhất, bố mẹ chỉ nên lau người cho bé sau khi cắt bao quy đầu, chú ý đừng để nước làm ước băng gạc.

Cho con dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ

Để hạn chế đau đớn và nguy cơ gây nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng một số loại thuốc sau khi cắt bao quy đầu. Có thể đó là thuốc giảm đau, tiêu viêm hoặc kháng sinh,… và liều dùng chỉ kéo dài khoảng vài ngày. Bố mẹ phải cho bé uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ, tuyệt đối không dùng thuốc chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Để chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu thật tốt, phụ huynh phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con. Có những món cần kiêng và các thực phẩm nên bổ sung để nâng cao sức khỏe, rút ngắn thời gian hồi phục, hạn chế biến chứng. Cụ thể, phụ huynh hãy cho con kiêng đồ nếp, rau muống, hải sản, trứng, thịt bò, gia vị cay, đồ ăn quá ngọt hoặc nhiều dầu mỡ,… Thay vào đó, cần bổ sung cho bé các loại thực phẩm như mướp đắng, rau diếp cá, tỏi, nghệ, rau xanh, sữa, ngũ cốc, thịt lợn,…

Theo dõi thật chặt chẽ biểu hiện của trẻ tại nhà

Trong quá trình chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu tại nhà, bố mẹ hãy chú ý đến biểu hiện của con. Hãy đưa trẻ đi thăm khám gấp nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây:

  • Chảy máu ở bao quy đầu, khó cầm, thời gian chảy máu dài.
  • Có hiện tượng đau nhức và trẻ thường xuyên quấy khóc.
  • Vùng bao quy đầu có dấu hiệu lở loét, phù nề, viêm nhiễm.
  • Mệt mỏi và sốt, khó hạ nhiệt khi dùng thuốc.
  • Tiết dịch mùi hôi ở bao quy đầu trong nhiều ngày.
  • Không thể đi tiểu sau 8 giờ.

Chúng ta vừa tìm hiểu xong 8 cách chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu tại nhà hiệu quả. Mong rằng đã mang đến cho các bậc phụ huynh thông tin hữu ích và giá trị.

cham-soc-tre-sau-khi-cat-bao-quy-dau-3
Bố mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của con

Một số biểu hiện thường gặp lúc chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu

Lúc chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu, bố mẹ có thể nhận thấy một số biểu hiện như:

  • Dương vật của con có dấu hiệu bị sưng hay thâm tím cũng là hiện tượng bình thường.
  • Khi có những thay đổi đầu tiên, vết thương có thể nhỏ vài giọt máu.
  • Sau vài ngày tiểu phẫu, quy đầu sẽ đóng vảy màu vàng. Tuy nhiên, lớp vảy này sẽ nhanh chóng biến mất trong 7 – 10 ngày tiếp theo.
  • Sau 7 – 10 ngày mũi khâu cũng dần lành lại.
  • Trong vòng 3 – 10 ngày, đai chất dẻo được bác sĩ đặt ở quy đầu có thể tự rơi. Nếu xuất hiện màu đen hoặc nâu sẫm ở khu vực xung quanh vòng đai thì cũng chỉ là biểu hiện bình thường, phụ huynh đừng quá lo lắng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong quá trình chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu, phụ huynh nhận thấy vết thương vẫn chảy máu dai dẳng chưa có dấu hiệu cầm máu thì hãy lập tức đến bệnh viện ngay. Ngoài ra, nếu có những biểu hiện dưới đây, bố mẹ cũng cần đưa con đi gặp bác sĩ:

  • Trẻ không thể đi tiểu trong vòng 8 tiếng sau khi cắt bao quy đầu.
  • Vết thương liên tục nhỏ dịch màu xanh, hôi và có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Vết thương bị sưng rất to, tấy đỏ hoặc đen, trẻ sốt cao liên tục.
cham-soc-tre-sau-khi-cat-bao-quy-dau-4
Mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám khi có dấu hiệu bất thường

Chúng ta vừa tìm hiểu xong 8 cách chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu hiệu quả. Mong rằng quý phụ huynh sẽ áp dụng thật tốt những thông tin trên, giúp con yêu nhanh chóng hồi phục, hạn chế nguy cơ gặp biến chứng nhé. Thông thường, quá trình chăm sóc kỹ lưỡng sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày, sau đó phụ huynh có thể cho con quay lại nếp sống như cũ. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ