Sốt xuất huyết là một căn bệnh phổ biến ở nước ta, thường diễn ra mạnh mẽ vào mùa mưa và có thể đưa tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được chữa trị sớm. Vậy nên khi có dấu hiệu nghi ngờ thì chúng ta cần thực hiện các xét nghiệm để phát hiện kịp thời cũng như có đánh giá chính xác tình trạng diễn biến của bệnh. Bài viết dưới đây, Đa khoa Phương Nam sẽ chia sẻ đến bạn cách đọc chỉ số xét nghiệm máu sốt xuất huyết thông qua kết quả căn bản, dễ hiểu nhất.
Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút Dengue gây ra, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi khác nhau. Loại vi rút này bao gồm 4 chủng là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Khi đã mắc một chủng nào đó trong 4 loại này thì người bệnh cũng sẽ có kháng thể với chủng đó suốt đời. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ mắc sốt xuất huyết thêm 3 lần nữa với 3 chủng còn lại.
Con người thường bị lây nhiễm vi rút Dengue thông qua loài muỗi cái thuộc giống Aedes (muỗi vằn). Ở nước ta, vì thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nên số lượng người nhiễm sốt xuất huyết rất cao, đặc biệt là vào mùa mưa.
Sốt xuất huyết được chia làm 2 mức độ mắc bệnh. Mỗi mức độ sẽ có các đặc điểm triệu chứng nhận diện như sau:
Sốt xuất huyết thể nhẹ: Người mắc bệnh có dấu hiệu sốt cao, đau nhức đầu, đau hốc mắt, phát ban, đau nhức xương khớp, buồn nôn, nôn mửa,…
Sốt xuất huyết thể nặng: Bệnh nhân có những triệu chứng như sốt xuất huyết thể nhẹ. Bên cạnh đó, bắt đầu xuất hiện nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, đi ngoài có máu trong phân, lạnh tay chân, tiêu chảy, nôn ói (có thể ra máu),….
Sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới rất nhiều sự nguy hại cho sức khỏe thậm chí là tính mạng người bệnh. Sau từ 3 – 7 ngày mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân có thể hết bị sốt cao, tuy nhiên đây rất có khả năng là thời điểm mà bệnh chuyển biến qua giai đoạn nặng hơn với các biến chứng như: Tràn dịch màng phổi, tràn dịch bụng, xuất huyết dưới da và vùng nội tạng, căng tức ngực, khó thở, gan phình to, suy thận, viêm não, viêm gan, viêm cơ tim,…
Ở giai đoạn mới nhiễm bệnh, dấu hiệu của sốt xuất huyết thường giống với các triệu chứng cảm sốt, mệt mỏi thông thường. Do đó, nếu bị những dấu hiệu như trên thì bạn không nên chủ quan mà hãy đi thăm khám ngay nhé.
Cách đọc chỉ số xét nghiệm máu sốt xuất huyết
Khi tiến hành làm kiểm tra máu, các bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán chính xác vi rút Dengue có tồn tại trong cơ thể bệnh nhân hay không. Điều này là nhờ vào cách đọc chỉ số xét nghiệm máu sốt xuất huyết thông qua bảng kết quả như sau:
Xét nghiệm chỉ số ở huyết thanh
Các chỉ số xét nghiệm máu sốt xuất huyết ở huyết thanh giúp chẩn đoán bệnh là NS1, IgM và IgG. Những chỉ số này còn hỗ trợ đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe của người bệnh tại thời điểm đó.
Chỉ số NS1: Giúp phát hiện bệnh trong 3 – 5 ngày đầu kể khi có các dấu hiệu nghi ngờ là bị sốt xuất huyết.
Chỉ số IgM: Đây là một kháng thể được sản sinh ra để chống lại vi rút Dengue. Xét nghiệm IgM cũng được thực hiện trong khoảng từ 3 -5 ngày sau khi phát hiện triệu chứng của sốt xuất huyết.
Chỉ số IgG: Được xét nghiệm sau khoảng 7 ngày mắc bệnh. Kháng thể IgG giúp biết được người bệnh đã từng bị sốt xuất huyết bao giờ hay chưa. Nếu kết quả dương tính ngay khi bị cấp tính thì tức là bệnh nhân đang ở trong trường hợp bị sốt xuất huyết lần thứ phát. Trong trường hợp IgG không dương tính ngay trong thời điểm cấp tính mà chỉ thấy khi cơ thể người bệnh đang dần phục hồi thì tức là bị sốt xuất huyết nguyên phát.
Xét nghiệm chỉ số huyết học
Xét nghiệm huyết học là phương pháp làm kiểm tra công thức máu toàn phần để biết được diễn biến của bệnh xảy ra như thế nào. Cách đọc chỉ số xét nghiệm máu sốt xuất huyết theo phân tích công thức máu là:
Bạch cầu: Khi nhiễm vi rút Dengue thì số lượng bạch cầu trong máu sẽ bị sụt giảm đáng kể. Nếu vi rút này được loại trừ khỏi cơ thể, bệnh sốt xuất huyết dần hồi phục thì lượng bạch cầu cũng sẽ tăng trở lại.
Tiểu cầu: Nếu lượng tiểu cầu trong máu giảm đi thì đồng nghĩa với việc có nguy cơ nhiễm sốt xuất huyết rất cao. Bởi sự có mặt của vi rút Dengue sẽ làm cho lượng tiểu cầu bị giảm mạnh, đây cũng là dấu hiệu cho thấy bệnh đang diễn biến nặng hơn.
Hematocrit: Nếu nhiễm bệnh hoặc bệnh tiến triển xấu, chỉ số hematocrit sẽ tăng cao.
Các xét nghiệm bổ sung khác
Ngoài những kiểm tra trên, bác sĩ cũng sẽ chỉ định làm các xét nghiệm bổ sung liên quan khác như:
Xét nghiệm điện giải đồ: Kiểm tra tình trạng rối loạn điện giải của bệnh nhân.
Xét nghiệm men gan: Đánh giá chức năng gan, kiểm tra những tổn thương ở gan và tìm ra biến chứng của sốt xuất huyết kịp thời.
Xét nghiệm thận: Kiểm tra tổng quan chức năng của thận và xem xét thận có bị tổn thương do biến chứng của sốt xuất huyết gây ra hay không.
Xét nghiệm Albumin: Kiểm tra tình trạng thoát huyết tương và giúp tìm thấy kịp thời biến chứng tăng tính thấm thành mạch nếu có.
Xét nghiệm CRP: Kiểm tra các tình trạng bị viêm nhiễm và xem bệnh có phải là tình trạng bội nhiễm hay không.
Ý nghĩa của các xét nghiệm chỉ số máu sốt xuất huyết
Xét nghiệm chỉ số máu khi có các dấu hiệu của sốt xuất huyết rất quan trọng. Phương pháp này giúp tìm thấy vi rút gây bệnh và từ đó chẩn đoán chính xác về tình trạng diễn biến của sốt xuất huyết đang xảy ra. Thông qua đây, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân, hạn chế việc sốt xuất huyết trở nặng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Tuy vậy, ở một vài trường hợp, các xét nghiệm lại cho kết quả âm tính giả trong khi bệnh nhân vẫn có những triệu chứng của sốt xuất huyết. Lúc này, nên tiến hành làm kiểm tra lại để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Xét nghiệm máu sốt xuất huyết giá bao nhiêu
Ở mỗi bệnh viện, cơ sở y tế hoặc phòng khám thì sẽ có mức giá làm xét nghiệm máu sốt xuất huyết khác nhau. Nhưng chung quy không quá đắt tiền, nếu xét nghiệm kháng nguyên vi rút và kháng thể vi rút thì chi phí khoảng từ 500 nghìn đồng. Còn đối với xét nghiệm phân tích công thức máu tổng thể thì giao động trong khoảng 100 – 200 nghìn đồng.
Trên đây là toàn bộ thông tin tổng hợp về các chỉ số xét nghiệm máu sốt xuất huyết. Hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về cách xem cũng như đánh giá kết quả xét nghiệm vi rút Dengue. Khi có các triệu chứng của bệnh, hãy đi thăm khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời, giữ an toàn cho bản thân nhé!