Mẹ Đang Cho Con Bú Có Tiêm Được Vacxin Cúm Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Mẹ Đang Cho Con Bú Có Tiêm Được Vacxin Cúm Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 30, 2022

Bệnh cúm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và gây ra biến chứng nguy hiểm. Bệnh cũng dễ lây lan ra cộng đồng. Do đó, tiêm vacxin phòng cúm là việc làm vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc thắc mắc liệu mẹ đang cho con bú có tiêm được vacxin cúm không? Vacxin liệu có ảnh hưởng đến thể trạng của mẹ và bé? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm lời giải đáp trong bài viết này nhé!

Bệnh cúm mùa là gì?

Để giải đáp thắc mắc mẹ đang cho con bú có tiêm được vacxin cúm không, chúng ta cần tìm hiểu về bệnh lý này trước. Cúm là bệnh lý truyền nhiễm gây bệnh thông qua đường hô hấp và có tác nhân chủ yếu là siêu vi. Bệnh khá phổ biến trong cộng đồng. Một người trưởng thành mạnh khỏe vẫn có thể mắc bệnh cúm vài lần trong năm. 

Các triệu chứng phổ biến là mệt mỏi, sốt, chảy nước mũi, hắt hơi, ăn kém, đau nhức toàn thân và chỉ khu trú từ 5 – 7 ngày dù không tiến hành chữa trị đặc hiệu. Tuy nhiên, cúm vẫn có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Bệnh lý này đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi) và người già (trên 65 tuổi). 

Virus cúm rất dễ lây từ người sang người thông qua các hạt dịch tiết nhỏ bay trong không khí và xuất hiện trên những bề mặt đồ dùng. Do đó, để phòng ngừa bệnh cúm, bạn hãy cố gắng tránh tiếp xúc với người bị hắt hơi, ho và thường xuyên rửa tay. Ngoài ra, hãy chủ động chủng ngừa vacxin cúm đầy đủ.

Vacxin cúm là thuốc dạng xịt mũi hoặc tiêm. Đây là biện pháp mang đến hiệu quả cao trong việc phòng ngừa sự lây lan của virus cúm trong cộng đồng. Vì các chủng virus cúm sẽ thay đổi kháng nguyên hàng năm. Thế nên thành phần của vacxin cũng được điều chỉnh mỗi năm để mang đến khả năng phòng bệnh toàn diện. Mỗi người cần chủ động chủng ngừa vacxin cúm 1 lần/năm. Trong đó, trẻ nhỏ, người cao tuổi, mẹ bầu, phụ nữ đang cho con bú là những đối tượng cần đặc biệt lưu ý. Tìm hiểu nên tiêm phòng cúm thời điểm nào?

cho-con-bu-co-tiem-duoc-vacxin-cum-khong-1
Cúm là bệnh lý truyền nhiễm gây bệnh thông qua đường hô hấp và có tác nhân chủ yếu là siêu vi

Mẹ đang cho con bú có tiêm được vacxin cúm không?

Mẹ đang cho con bú có tiêm được vacxin cúm không? Kể từ khi được 6 tháng tuổi, tất cả mọi người đều nên tiến hành chủng ngừa cúm, bao gồm cả thai phụ và mẹ đang cho con bú. Vacxin cúm luôn được xem là sự lựa chọn an toàn trong việc tiêm ngừa của mẹ bầu và phụ nữ đang cho con bú. Nếu trẻ được 6 tháng tuổi trở lên, bác sĩ cũng khuyến khích mẹ nên tiêm vacxin cúm cho con một cách độc lập. 

Trường hợp trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi nhưng mẹ có tiêm ngừa khi mang thai hoặc trong giai đoạn cho con bú thì kháng thể vẫn giúp ích cho trẻ. Vì sữa mẹ có đầy đủ kháng thể cũng như các đặc tính nâng cao hệ miễn dịch. Các đặc tính bảo vệ này sẽ truyền sang cho con thông qua nguồn sữa mẹ, giúp trẻ chống lại bệnh tật, trong đó có cảm cúm. 

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh không được nuôi bằng sữa mẹ sẽ dễ bị mắc bệnh cúm mùa hơn. Đồng thời nếu nhiễm cúm sẽ đối mặt với nguy cơ cao gặp biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Đa khoa Phương Nam đã giải đáp cho bạn thắc mắc cho con bú có tiêm được vacxin cúm không. Vậy mẹ có nên tiêm phòng cúm khi cho con bú?

cho-con-bu-co-tiem-duoc-vacxin-cum-khong-2
Mẹ đang cho con bú có tiêm được vacxin cúm không?

Có nên tiêm phòng cúm khi cho con bú?

Quyết định có nên tiêm phòng cúm khi cho con bú hay không sẽ còn phụ thuộc vào bản thân người mẹ. Trên thực tế, chủng ngừa cúm là việc làm an toàn, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và trẻ sơ sinh. Do đó, các chuyên gia khuyến khích chị em có ý định sinh con, đang mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ nên chủ động tiêm vacxin phòng cúm hàng năm. 

Sau khoảng 2 tuần từ lúc chủng ngừa, vacxin sẽ phát huy công dụng bảo vệ. Mặt khác, thuốc điều trị cúm trên thị trường chưa được đảm bảo là hoàn toàn vô hại với bé trong giai đoạn còn bú mẹ. 

Tuy nhiên, chủng ngừa cúm không bắt buộc. Và việc tiêm vacxin không có nghĩa là bạn sẽ được bảo vệ một cách tuyệt đối. Mặc dù vậy, vai trò của vacxin cúm là không thể phủ nhận. Để được tư vấn thêm về việc tiêm vacxin cúm khi đang cho con bú, bạn có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ. 

cho-con-bu-co-tiem-duoc-vacxin-cum-khong-3
Quyết định có nên tiêm phòng cúm khi cho con bú hay không sẽ còn phụ thuộc vào bản thân người mẹ

Tiêm vacxin cúm ở đâu an toàn?

Cho con bú có tiêm được vacxin cúm không chưa phải là thắc mắc duy nhất của các bạn đọc. Nhiều chị em cũng chưa biết nên tiêm vacxin cúm ở đâu an toàn. Để đảm bảo nhận được dịch vụ chủng ngừa cúm chất lượng, bạn nên tiêm vacxin ở cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam, có những ưu điểm nổi bật:

  • Cung cấp dịch vụ tiêm vacxin cúm an toàn, hiệu quả. Quy trình chủng ngừa khoa học đầy đủ các bước như thăm khám sàng lọc, theo dõi sau tiêm,…
  • Vacxin được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn.
  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, trực tiếp thăm khám, tiêm chủng và sẵn sàng xử lý những phản ứng bất ngờ có thể xảy ra.
  • Chi phí phải chăng, công khai, minh bạch, không phát sinh thêm. Hỗ trợ đặt lịch hẹn online để tiết kiệm thời gian.

Tóm lại, mẹ đang cho con bú có tiêm được vacxin cúm không? Nhìn chung, phụ nữ đang cho con bú hoàn toàn có thể chủng ngừa vacxin cúm. Nó sẽ mang đến cho sức khỏe của mẹ và bé nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu vẫn còn băn khoăn về quyết định chủng ngừa, bạn hãy trao đổi với bác sĩ nhé. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ