Chụp X Quang Khớp Gối Giúp Chẩn Đoán Được Bệnh Gì?

Trang chủ > Chuyên khoa > Chẩn đoán > Vô tuyến học > Chụp X Quang Khớp Gối Giúp Chẩn Đoán Được Bệnh Gì?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 4, 2023

Chụp X quang khớp gối là kỹ thuật giúp tạo ra hình ảnh giải phẫu ở vị trí đầu gối. Từ đó bác sẽ sẽ chẩn đoán, điều trị được các chấn thương hoặc bệnh lý liên quan ở khớp gối. Chụp X-quang khớp gối là phương pháp nhanh chóng, dễ dàng và không gây đau đớn cho người bệnh. Vậy thủ thuật này có thể giúp chẩn đoán được hội chứng nào? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay nhé!

Chụp X-quang khớp gối là gì?

Chụp X-quang là phương pháp sử dụng tia bức xạ hoặc sóng vô tuyến năng lượng cao, xuyên qua cơ thể vào tạo ra hình ảnh giải phẫu các bộ phận trên cơ thể con người. Canxi trong xương có thể hấp thụ nhiều bức xạ nên xương hiển thị rõ nét nhất với màu trắng trên phim X-quang. Những mô mềm như mỡ, cơ và cơ quan khác hấp thụ ít bức xạ hơn sẽ cho ra màu xám với nhiều sắc thái khác nhau.

Chụp X-quang khớp gối là gì?
Chụp X quang khớp gối là phương pháp thăm khám mô mềm, xương bên trong và xung quanh khớp gối

Chụp X quang khớp gối là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để hiển thị các mô mềm, xương bên trong và xung quanh khớp gối bệnh nhân, cụ thể:

  • Xương bánh chè.
  • Một phần xương đùi.
  • Một phần xương ống chân.

X-quang khớp gối giúp chẩn đoán bệnh gì?

Chụp X quang khớp gối giúp chẩn đoán sớm được nhiều bệnh lý, bao gồm:

Thoái hóa khớp

Chụp X quang khớp gối giúp bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng thoái hóa khớp gối thường gặp ở người già, sự lão hóa của cơ thể.

Tình trạng thoái hóa khớp khiến các đầu khớp ma sát với nhau, dịch khớp bị hao hụt nên sụn khớp sẽ dần bị ăn mòn, khe khớp gối hẹp đi, thậm chí ăn mòn đến xương.

Trật khớp

Trật khớp là một trong những vấn đề phổ biến nhất ở khớp gối. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: Va đập, ngã hoặc vận động mạnh nhưng sai tư thế,…

X-quang khớp gối giúp chẩn đoán bệnh gì?
Trật khớp là bệnh lý phổ biến tại vùng gối

Chụp X-quang khớp gối sẽ giúp bác sĩ nhận biết chính xác bệnh nhân có bị trật khớp gối hay không và mức độ nghiêm trọng như thế nào.

Bệnh lý dây chằng

Chụp X-quang khớp gối cũng giúp bác sĩ phát hiện về vấn đề dây chằng như giãn dây chằng, đứt dây chằng,… Nếu mắc bệnh lý này thì khả năng vận động của khớp gối sẽ bị ảnh hưởng.

Ung thư xương khớp gối

Nếu bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu ung thư xương thì bác sĩ sẽ chỉ định chụp X quang khớp gối kết hợp với chụp CT, MRI, xét nghiệm máu, làm sinh thiết,… để chẩn đoán tình trạng. Căn bệnh này có thể gây mất chức năng chi thể, tàn phế thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Các vấn đề về khớp gối khác

Chụp X-quang khớp gối còn được ứng dụng trong chẩn đoán những vấn đề sức khỏe khác. Ngoài 3 bệnh lý vừa kể trên thì phương pháp này cũng giúp phát hiện:

  • Loãng xương.
  • Viêm bao hoạt dịch.
  • Viêm tủy xương.
  • Tổn thương sụn chêm.
  • Hẹp khe khớp.
  • Mọc gai xương.
  • Tiêu xương.
  • Đặc xương dưới sụn.

Đối tượng chỉ định Chụp X-quang khớp gối

Chụp X-quang khớp gối thường được chỉ định trong những trường hợp dưới đây:

  • Chẩn đoán bệnh lý khớp gối: Gãy xương đầu gối, trật khớp, còi xương, viêm tủy xương, loãng xương, ung thư xương,…
Đối tượng chỉ định Chụp X-quang khớp gối
Người cao tuổi nên chụp X quang khớp gối thường xuyên
  • Kiểm tra độ chắc khỏe của xương và tầm soát bệnh lý về khớp gối ở người cao tuổi.
  • Kiểm tra, chẩn đoán bệnh xương khớp ở người béo phì để kiểm tra độ tải trọng ở xương.
  • Theo dõi nguy cơ mắc bệnh hoặc tái phát ở người có tiền sử về vấn đề khớp gối.
  • Người bệnh có biểu hiện đau, sưng đỏ tại vị trí đầu gối, khớp gối.
  • Người bệnh bị va đập, té ngã ở vị trí đầu gối, khớp gối.
  • Người bệnh gặp khó khăn trong việc cử động tại vị trí khớp gối.
  • Kiểm tra tình trạng hồi phục của người từng bị gãy xương.
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ sau khi phẫu thuật khớp gối.

Quy trình chụp X-quang đầu gối

Quy trình chụp X-quang đầu gối cũng khá đơn giản, bao gồm:

Lưu ý trước khi chụp X-quang khớp gối

Bệnh nhân không cần phải chuẩn bị gì trước khi chụp X quang khớp gối. Để quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoải mái khi đi chụp X quang.
Quy trình chụp X-quang đầu gối
Bệnh nhân cần lựa chọn trang phục thoải mái khi đi chụp X quang 
  • Tháo bỏ thắt lưng, đồ trang sức hoặc thậm chí là thay trang phục nếu có chứa kim loại.
  • Thông báo với bác sĩ nếu bệnh nhân mang thai hoặc dự định có bầu cho bác sĩ. Nếu việc chụp x quang khớp gối là khẩn cấp thì kỹ thuật viên sẽ giảm bớt lượng tia X và thực hiện các phương pháp phòng ngừa để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của bức xạ đến thai nhi.
  • Trao đổi kỹ với bác sĩ về quy trình chụp X-quang khớp gối.

Thực hiện chụp X-quang gối

Quy trình chụp X quang khớp gối sẽ được thực hiện trong phòng chuyên dụng, bao gồm các bước sau đây:

  • Khi vào phòng chụp, bệnh nhân được phát tạp dề bằng chì để bảo vệ cơ thể khỏi tia bức xạ.
  • Kỹ thuật viên hướng dẫn bệnh nhân tư thế chụp phù hợp (đứng, ngồi hoặc nằm).
  • Người bệnh thỉnh thoảng sẽ cong khớp gối nếu bác sĩ yêu cầu.
  • Bệnh nhân sẽ giữ bất động phần chân của mình để kết quả phim X-quang được rõ nét.

Quy trình chụp X quang khớp gối có thể kéo dài khoảng 5 phút. Trong một số trường hợp, bệnh nhân chỉ cần chụp khối gớp bị đau hoặc chụp cả 2 bên để bác sĩ tiện so sánh, đối chiếu hoặc chẩn đoán tình trạng chính xác hơn.

Sau khi chụp

Sau khi thực hiện xong kỹ thuật chụp X-quang khớp gối, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra hình ảnh và đảm bảo không có phim nào bị mờ. Nếu kết quả vẫn chưa rõ nét, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp lại trước khi rời khỏi phòng X quang.

Dựa trên hình ảnh thu được, bác sĩ chẩn đoán sẽ giải thích các vấn đề bất thường trên ảnh chụp X-quang và gửi đến bác sĩ lâm sàng. Bác sĩ lâm sàng sẽ đưa ra kết luận chẩn đoán, hướng điều trị phù hợp về tình hình sức khỏe của bệnh nhân.

Chụp X-quang khớp gối là kỹ thuật không gây đau đớn, không xâm lấn nên sau khi chụp, bệnh nhân có thể đi lại và sinh hoạt bình thường.

Rủi ro khi chụp X-quang khớp gối

Chụp X quang là phương pháp chẩn đoán bệnh lý về khớp gối nhanh chóng. Tuy nhiên cơ thể nếu hấp thụ lượng bức xạ quá lớn dễ mắc ung thư. Đối với kỹ thuật chụp X-quang khớp gối thì bệnh nhân có thể an tâm vì liều lượng nằm trong mức độ an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Rủi ro khi chụp X-quang khớp gối
Chụp X quang với liều lượng bức xạ quá nhiều có thể dẫn tới ung thư xương

Bên cạnh đó, nếu bạn đang mang thai thì cần thông báo với bác sĩ để tìm hướng giải quyết thích hợp. Nếu bắt buộc phải thực hiện phương pháp này, mẹ bầu cần phải sử dụng các yếu tố bảo vệ an toàn.

Các loại kỹ thuật chụp X-quang khớp gối

Tùy trường hợp của bệnh nhân mà kỹ thuật viên sẽ lựa chọn loại kỹ thuật chụp X-quang khớp gối (thẳng, nghiêng) thích hợp, cụ thể:

  • X quang khớp gối thẳng: Người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp, duỗi thẳng 2 tay, xoay nhẹ chân cần chụp vào trong mặt sau khớp gối sát phim vào giữa theo chiều dọc.
  • X quang khớp gối nghiêng: Người bệnh nằm nghiêng về bên cần chụp, gập đầu gối lại, đùi dạng nhẹ sao cho mặt ngoài đùi sát phim vào giữa theo chiều dọc. Đồng thời trục nối lồi cầu và ròng rọc cần được chỉnh làm sao để vuông góc với phim. Tay bên cần chụp gối lên trên đầu. Chân không cần chụp thì chống lên mặt bàn, ngửa hết ra sau, tay còn lại nắm lấy mép bàn.

Chụp X-quang đầu gối giá bao nhiêu?

Giá chụp X quang khớp gối tại các cơ sở y tế thường dao động từ 100,000 – 300,000 đồng. Trong đó, chi phí này phụ thuộc vào việc bệnh nhân chụp 1 phim hay 2 phim. Trước khi chụp X quang, bác sĩ sẽ thông báo cho người bệnh về chi phí cần phải trả mỗi lần chụp.

Chụp X-quang đầu gối giá bao nhiêu?
Chi phí chụp X quang khớp gối dao động 100,000 – 300,000 đồng

Hình ảnh X-quang khớp gối bình thường

Hình ảnh X-quang khớp gối bình thường như sau:

Hình ảnh X-quang khớp gối bình thường
Hình ảnh X-quang khớp gối bình thường (bên trái)

Chụp X-quang đầu gối ở đâu chính xác, uy tín

Hiện nay có khá nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chụp X quang khớp gối. Vì thế bệnh nhân dễ dàng lựa chọn được địa chỉ gần nơi mình sống để thực hiện kỹ thuật này, tuy nhiên nơi thăm khám cần đạt các yếu tố dưới đây:

  • Hệ thống máy chụp X quang cao cấp, tiên tiến.
  • Quá trình thực hiện chụp X quang diễn ra nhanh chóng.
  • Hình ảnh phim chụp X quang rõ nét, có thể hiển thị được tổn thương ở khớp gối.
  • Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên chụp X quang lành nghề, được đào tạo chuyên môn bài bản.
  • Phòng chụp X quang đáp ứng được những tiêu chí của Sở Y Tế ban hành.

Như vậy, Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp thắc mắc chụp X quang khớp gối có thể giúp phát hiện bệnh lý gì. Đây là một phương pháp chẩn đoán được tổn thương bên trong cơ thể hiệu quả. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 hoặc 0868 666 968.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ