Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Sáu 21, 2021
Mục Lục Bài Viết
Bị cúm có nên uống nước cam không? Trong quá trình điều trị bệnh cúm, bạn hoàn toàn có thể uống nước cam. Với hàm lượng Vitamin C, khoáng chất dồi dào nên nước cam rất có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Nhờ đó, sức khỏe của bạn sẽ nhanh hồi phục. Hơn thế nữa, cam còn mang đến công dụng khác như làm đẹp da, chống mệt mỏi và giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả,…
Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ, khi bạn xuất hiện triệu chứng viêm họng vì mắc cảm cúm thì không nên uống nước cam. Cho đến khi tình trạng viêm họng kết thúc, bạn có thể dùng nước cam trở lại như bình thường. Do hàm lượng Axit trong nước cam sẽ khiến biểu hiện viêm họng thêm nghiêm trọng.
Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp giúp bạn thắc mắc bị cúm có nên uống nước cam không. Tiếp theo chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một số lưu ý khi uống nước cam sao cho đúng cách nhé.
Dưới đây là một số lưu ý khi uống nước cam, cụ thể như sau:
Không nên uống nước cam quá nhiều. Vì hàm lượng Axit của cam nếu vượt mức cần thiết sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thận và gây sâu răng. Mỗi ngày, bạn chỉ được phép uống tối đa 3 quả cam.
Trước hoặc sau khi dùng nước cam, bạn không được uống sữa. Vì tiềm ẩn nguy cơ gây tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, khó tiêu. Hai loại nước này nên uống cách nhau từ 1 – 2 giờ.
Tuyệt đối không uống nước ép củ cải kết hợp cam. Vì hỗn hợp này có thể sản sinh ra chất chống tuyến giáp, một trong những nguyên nhân tạo thành bướu cổ.
Vào buổi tối, nên hạn chế uống nước cam. Vì nước cam lợi tiểu và sinh tân dịch. Điều này có khả năng làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, gây buồn tiểu trong lúc đang ngủ.
Lúc đói bạn không nên uống nước cam vì chứa nhiều Axit, khiến niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, khi đang dùng thuốc kháng sinh bạn không nên uống nước cam.
Bên cạnh thắc bị cúm có nên uống nước cam không. Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ giải đáp thêm cho bạn thắc mắc bị cảm nên uống nước gì để nâng cao sức khỏe, nhanh chóng khỏi bệnh, cụ thể gồm có:
Nước dừa: Không chỉ sở hữu hương vị ngọt mát, nước dừa còn chứa Glucose và hàm lượng chất điện giải rất cần thiết cho quá trình Hydrat hóa. Thế nên nước dừa sẽ là lựa chọn hợp lý khi cơ thể bạn mất nhiều nước và chất điện giải lúc bị cúm.
Trà ấm: Có nhiều loại trà khác nhau để bạn lựa chọn như trà gừng, trà thảo mộc đều rất tốt cho cơ thể khi bị cúm. Hơi nóng của trà giúp làm dịu cảm giác đau họng, nghẹt mũi, tắc nghẽn ngực, đau dạ dày,… Nếu muốn nâng cao hệ miễn dịch, giảm triệu chứng buồn nôn, ho và ngủ ngon hơn, bạn hãy dùng một tách trà gừng pha mật ong nhé.
Nước chanh: Để bù nước cho cơ thể, giảm bớt triệu chứng nghẹt mũi, khó thở bạn hãy dùng nước chanh ấm. Vì trong chanh sở hữu hàm lượng lớn Vitamin C, nếu sử dụng thường xuyên, các triệu chứng của bệnh cảm sẽ sớm bị đẩy lùi.
Nước ép nghệ, gừng, cà rốt, củ cải: Loại nước ép tổng hợp này sẽ cung cấp cho bạn lượng dưỡng chất lớn, cực kỳ có lợi để làm giảm các triệu chứng của bệnh cảm như đau nhức cơ thể, ho, sổ mũi,… đồng thời giảm viêm, tăng cường năng lượng, nâng cao hệ miễn dịch.
Nước cà chua: Cà chua sở hữu nhiều Vitamin, dưỡng chất Folate,… hỗ trợ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng và cải thiện các triệu chứng của bệnh cảm. Hãy dùng nước ép cà chua 2 – 3 lần/tuần để mang đến hiệu quả tốt.