Đang Có Kinh Nguyệt Có Chích Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Được Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Bệnh Phụ Khoa > Đang Có Kinh Nguyệt Có Chích Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Được Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Leong Yuet Cheng | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 10, 2021

Đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không? Hay chích ngừa ung thư cổ tử cung có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Là băn khoăn chung của nhiều chị em khi có ý định tiêm vacxin Hpv, phòng ung thư cổ tử cung hoặc lịch tiêm nhắc lại trùng với giai đoạn hành kinh. Để tìm lời giải đáp chi tiết cho những câu hỏi này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Các chị em nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung khi nào?

Vacxin ung thư cổ tử cung (hay còn gọi tắt là vacxin HPV) được chỉ định tiêm cho trẻ em và nữ giới từ độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi,  không kể đã quan hệ tình dục hay chưa. Các chị em phụ nữ nên thực hiện tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt, hiệu quả của vacxin HPV lên đến đến 30 năm.

Đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không?

Đến tháng có tiêm hpv được không? là thắc mắc chung của nhiều chị em dự định tiêm phòng vacxin ngừa ung thư cổ tử cung(vacxin HPV) hay có lịch tiêm nhắc lại Hpv bị trùng với chu kỳ hành kinh. Bởi thực tế, có những trường hợp bạn bắt buộc phải hoãn thời gian tiêm vacxin hoặc chống chỉ định tiêm phòng khi cơ thể không đáp ứng đủ điều kiện cho phép.

đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không
Đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không?

Tuy nhiên, vì có kinh nguyệt không thuộc trường hợp chống chỉ định tiêm vacxin, nên bạn không cần quá lo lắng, bởi bạn vẫn có thể tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung bình thường khi đang hành kinh.

Mặc dù vẫn có thể tiêm vacxin Hpv khi đang có kinh nguyệt, nhưng bạn vẫn phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ tiêm phòng vacxin ngừa ung thư cổ tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt nếu cơ thể bạn khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý đi kèm.
  • Trường hợp đến ngày hành kinh mà bạn cảm thấy mệt mỏi nhiều, đau bụng, uể oải, khó chịu hoặc có những bệnh lý đi kèm thì phải lùi lịch tiêm phòng Hpv lại để tránh biến chứng nguy hiểm hay sốc phản vệ sau khi tiêm.
Để đảm bảo an toàn, bạn có thể báo với bác sĩ về việc bạn đang đến chu kỳ kinh nguyệt trước khi tiêm vacxin để bác sĩ cân nhắc, đánh giá tình trạng sức khỏe, từ đó đưa ra tư vấn phù hợp cũng như quyết định có tiêm vacxin cho bạn hay không?

Chích ngừa ung thư cổ tử cung có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

chích ngừa ung thư cổ tử cung có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không
Chích ngừa ung thư cổ tử cung có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Thực tế thì tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung không hề gây ảnh hưởng gì đến chu kỳ kinh nguyệt, do đó, bạn có thể yên tâm khi thực hiện tiêm phòng Hpv nhé!

Ngoài ra, tiêm phòng ung thư cổ tử cung không những không gây tác động xấu gì đến sức khỏe mà còn tăng cường miễn dịch, giúp chị em phòng tránh bệnh ung thư cũng như nhiều bệnh lý khác do virus Hpv gây ra như ung thu họng, ung thư miệng, viêm âm đạo…

Một số lưu ý khi tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung bạn cần biết

Để đạt hiệu quả tiêm phòng tốt nhất, tránh những vấn đề ngoài ý muốn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì khi tiêm vacxin Hpv bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

một số lưu ý khi chích ngừa ung thư cổ tử cung
Một số lưu ý khi chích ngừa ung thư cổ tử cung bạn nên biết
  • Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi được tiêm trong giai đoạn từ 9 – 26 tuổi và khi chưa quan hệ tình dục. Do đó, phụ huynh nên cho trẻ tiêm phòng Hpv đúng độ tuổi, lịch trình và liều lượng vacxin theo quy định. Tìm hiểu quan hệ rồi có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không?
  • Thường thì trước khi tiêm phòng, mọi người sẽ được khám sàng lọc để kiểm tra xem có đủ điều kiện tiêm vacxin hay không? Tuy nhiên, bạn cũng cần báo với bác sĩ về các bệnh lý mình đang điều trị hoặc tình trạng sức khỏe và những loại thuốc đang sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Vacxin Hpv cần tiêm đủ 3 mũi mới đạt hiệu quả phòng bệnh hiệu quả, do đó, hãy đi tiêm phòng theo đúng lịch tiêm chủng đã được đưa ra trước đó nhé!
  • Những chị em chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai thì không nên tiêm vacxin Hpv và nếu đang tiêm thì phải dừng lại, phải chờ sau khi sinh con xong mới tiếp tục tiêm.
  • Các trường hợp sức khỏe yếu, đang mắc bệnh lý ác tính hoặc có tiền sử dị ứng với vacxin thì không nên tiêm phòng vacxin ngừa ung thư cổ tử cung.
  • Nam giới cũng nên tiêm vacxin Hpv để phòng tránh các bệnh lý lây qua đường tình dục.

Mong rằng, bài viết trên đây của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn về vấn đề đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 của Phòng khám Đa khoa Phương Nam để nhận giải đáp chi tiết hơn từ các chuyên gia của chúng tôi nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ