Đau Đầu Nhũ Hoa Khi Mang Thai Tháng Cuối Có Nguy Hiểm Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Đau Đầu Nhũ Hoa Khi Mang Thai Tháng Cuối Có Nguy Hiểm Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 4, 2022

Đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và lo lắng. Vậy tình trạng này bắt nguồn từ đâu? Liệu có tác động đến sức khỏe không? Mẹ bầu nên áp dụng cách nào để làm giảm triệu chứng đau nhũ hoa khi mang thai tháng cuối? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này nhé!

Đau nhũ hoa là hiện tượng gì?

Đau nhũ hoa trong thai kỳ là hiện tượng rất phổ biến. Khi mang thai, nồng độ Progesterone và Estrogen trong cơ thể sẽ thay đổi, làm gia tăng lưu lượng máu cũng như kích thích tuyến vú nở ra. Lúc này, bầu ngực của mẹ sẽ căng cứng và lớn hơn trước. Từ tuần thứ 8, cảm giác ngứa có thể xuất hiện ở ngực. Nếu đầu ngực tiếp xúc với áo ngực sẽ khiến mẹ khó chịu, đau nhức. 

Bên cạnh đó, khi Hormone gia tăng để duy trì niêm mạc tử cung, dây chằng sẽ mềm ra, khiến thực quản co lại. Khi thai nhi lớn hơn, dạ dày và cơ hoành của mẹ sẽ bị chèn ép. Hai lý do này khiến mẹ bầu bị ợ nóng, ợ chua. Kèm theo đó là tình trạng tức ngực và đau nhũ hoa.

Khi có em bé, dây chằng vùng ngực và cơ bắp sẽ bị căng, dễ làm mẹ bị đau tức ngực. Lúc này, bầu ngực ngày càng nhạy cảm, dễ tạo ra cảm giác đau nhũ hoa. Vậy đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối bắt nguồn từ đâu? 

dau-dau-nhu-hoa-khi-mang-thai-thang-cuoi-1
Đau nhũ hoa trong thai kỳ là hiện tượng rất phổ biến

Đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối bắt nguồn từ đâu?

Nhìn chung, đau nhũ hoa là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ. Một số mẹ bầu sẽ trải qua cảm giác này ở tuần thứ 4 – 6 và có thể kéo dài đến hết tam cá nguyệt đầu tiên. Những thai phụ khác thì gặp tình trạng khó chịu, đau nhũ hoa khi bước vào tam cá nguyệt thứ ba, nhất là ở thời điểm sắp sinh. Vậy đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối bắt nguồn từ đầu? 

 Do Hormone nữ tăng sinh trong thai kỳ

Hai Hormone chính là Progesterone và Estrogen sẽ tăng sinh để kích thích tuyến vú nở ra khi bạn mang thai. Với áp lực tăng sinh này, các mô tại vùng ngực cũng bị ảnh hưởng và dẫn đến cảm giác đau nhức, căng tức. Thông thường, toàn bộ phần ngực của mẹ bầu sẽ trở nên mẫn cảm hơn. Nhất là phần nhũ hoa, dễ bị đau nhức vì thường xuyên cọ xát với áo ngực.

 Do sự phát triển của thai nhi

Khoang bụng sẽ trở nên chật chội khi em bé phát triển đến giai đoạn sắp sinh. Lúc này, sự chuyển động và phát triển của bé sẽ chèn ép lên cơ hoành, dạ dày dẫn đến triệu chứng ợ nóng. Tình trạng ợ nóng kéo dài sẽ gây sức ép ngược lại lên khoang ngực. Nó khiến thai phụ bị khó chịu, đau nhức.

 Do các cơ hoặc dây chằng bị căng cứng

Khi tuyến sữa phát triển, ngực sẽ dần căng ra khiến các dây chằng và hệ cơ chịu sức ép nhất định. Bầu ngực của thai phụ càng căng thì vùng nhũ hoa lại càng khó chịu, đau nhức.

dau-dau-nhu-hoa-khi-mang-thai-thang-cuoi-2
Đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối bắt nguồn từ đầu? 

Đau nhũ hoa khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không? Vùng nhũ hoa bị đau sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ. Tần suất và triệu chứng đau nhũ hoa sẽ khác nhau tùy vào từng cơ địa. Một số mẹ bầu chỉ thấy hơi nhức mỏi. Nhưng cũng có trường hợp bị nặng, căng cứng. Thậm chí, khi ngực bị kéo căng đến một mức độ nhất định còn có thể khiến thai phụ đau đến phát sốt.

Nếu không có biện pháp xử lý, vùng nhũ hoa sẽ càng đau nhức, nhạy cảm, ảnh hưởng đến tâm lý. Đã có trường hợp thai phụ chủ quan trước triệu chứng đau nhũ hoa, khiến bầu ngực bị rạn, nứt đầu nhũ hoa, nhiễm trùng khoang ngực, nhiễm khuẩn sữa,… 

Tạm thời triệu chứng đau nhũ hoa sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, tình trạng đau nhũ hoa có thể biến chứng thành áp xe, viêm tuyến vú, tắc sữa khi bé ra đời. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ sẽ bị thiếu sữa, nó chính là nguồn dưỡng chất quan trọng nhất ở giai đoạn đầu đời. 

Cách làm giảm triệu chứng đau nhũ hoa khi mang thai tháng cuối

Dưới đây là một số cách để làm giảm tình trạng đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối, bạn hãy tham khảo nhé:

 Tắm nước nóng

Nếu chúng ta áp dụng đúng cách, nhiệt độ của nước có thể làm giảm đau trong một số trường hợp. Nhũ hoa có thể đau vì ngực bị căng tức khi tuyến sữa phát triển mạnh. Nhiệt độ ấm vừa đủ của nước sẽ giúp các ống sữa giãn ra, hỗ trợ làm giảm cảm giác khó chịu, đau nhức.

Thay vì dùng bồn tắm nước nóng, mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng vòi hoa sen. Cách này giúp bạn dễ kiểm soát được nhiệt độ của nước, tránh xảy ra tình trạng bỏng ngoài da. Mặc dù tắm nước nóng giúp bạn thư giãn nhưng mẹ bầu chỉ nên tắm từ 10 – 15 phút. Tắm quá lâu có thể khiến thai phụ bị nhiễm lạnh.

dau-dau-nhu-hoa-khi-mang-thai-thang-cuoi-3
Thay vì dùng bồn tắm nước nóng, mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng vòi hoa sen

 Chườm lạnh

Chườm lạnh cũng được đánh giá là phương pháp tốt để tiêu sưng, giảm đau. Nhiệt độ thấp sẽ làm vùng da tiếp xúc gần có cảm giác tê nhẹ, hạn chế được cảm giác căng tức, đau ngực. Phương pháp này không thể giúp mẹ bầu giải quyết triệt để hiện tượng đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối nhưng sẽ hỗ trợ làm giảm nhẹ triệu chứng.

Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần đặt một chiếc khăn lên ngực, để thêm gel lạnh hoặc túi đá lên trên. Nếu dùng túi đá, chị em cần chủ động điều chỉnh độ dày của khăn để có nhiệt độ vừa đủ, không khiến da bị bỏng lạnh. Để thấy rõ sự hiệu quả, mẹ bầu cần giữ khăn trên ngực trong vòng 20 phút liên tục.

 Dùng các loại kem làm dịu

Hiện nay có khá nhiều sản phẩm kem dưỡng chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên mang đến tác dụng làm giảm cảm giác khó chịu, căng tức tại bầu ngực. Mẹ có thể dùng kem để massage xung quanh nhũ hoa một cách nhẹ nhàng, giúp khu vực này được thư giãn. Để giảm tối đa tình trạng cọ sát giữa vải với nhũ hoa, bạn có thể tán kem thành lớp mỏng trước khi mặc trang phục bó sát hoặc áo ngực. Tuy nhiên, thai phụ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại kem nào.

Bị đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối cần gặp bác sĩ vào thời điểm nào?

Nhìn chung, đa số các trường hợp bị đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối đều không quá nguy hiểm. Tuy nhiên không phải lúc nào hiện tượng này cũng lành tính. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu mẹ bầu bị đau nhũ hoa kèm theo các triệu chứng dưới đây:

  • Thường xuyên bị khó thở và ho. Mỗi khi ho đều cảm thấy tức ngực, khó thở dữ dội.
  • Cảm giác đau nhũ hoa phát triển thành hiện tượng căng tức toàn bộ vùng ngực, rồi dần lan xuống hai cánh tay.
  • Đau ngực kéo dài, tấy đỏ, sưng đau nhũ hoa kèm theo triệu chứng sốt.
  • Nhũ hoa đau tức kèm theo triệu chứng thở dốc, khó thở, chóng mặt hoặc đổ mồ hôi trộm.
  • Chỉ bị đau nhũ hoa một bên.

Những dấu hiệu kể trên có thể cảnh báo mẹ bầu đang gặp một số bệnh lý về tim hoặc phổi. Để khắc phục hiệu quả và an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

dau-dau-nhu-hoa-khi-mang-thai-thang-cuoi-4
Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu mẹ bầu bị đau nhũ hoa kèm theo các triệu chứng bất thường

Tóm lại, đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối thường không gây nguy hiểm và diễn ra khá phổ biến. Mẹ bầu có thể áp dụng một số phương pháp để làm giảm nhẹ triệu chứng này. Tuy nhiên nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ