Sữa Căng Nhưng Vắt Không Ra Phải Xử Lý Như Thế Nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Sữa Căng Nhưng Vắt Không Ra Phải Xử Lý Như Thế Nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 28, 2022

Sữa căng nhưng vắt không ra là tình trạng khá phổ biến mà nhiều mẹ sau sinh gặp phải. Tuy nhiên, đa số các mẹ đều chủ quan và không biết được sự nguy hại của hiện tượng này. Vậy sữa căng nhưng vắt không ra xuất phát từ những nguyên nhân nào? Tiềm ẩn biến chứng gì? Nên làm sao để khắc phục? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Dấu hiệu nhận biết sữa căng nhưng vắt không ra

Căng sữa là hiện tượng vú của sản phụ đang quá đầy sữa. Chị em sẽ cảm thấy vú nóng, đau, sưng lên nếu bị căng sữa. Dưới đây là một số dấu hiệu để bạn nhận biết tình trạng sữa căng nhưng vắt không ra:

  • Thông thường mẹ sẽ bị căng sữa sau khi sinh từ 2 – 15 ngày. Lúc này ngực bắt đầu tiết nhiều sữa chuyển tiếp. Nên khi sờ vào sẽ cảm thấy to, nặng và hơi đau.
  • Sau sinh 2 – 3 tuần, tình trạng căng tức bầu ngực sẽ giảm dần. Mẹ sẽ thấy ngực mềm mặc dù sữa vẫn đang được tiết ra nhiều. 
  • Nếu mẹ vẫn thấy ngực đau nhói, sưng tấy, căng cứng, khó chịu kéo dài thì chứng tỏ đã có nhiều sữa. Vị trí sưng có thể lên đến nách, kèm theo triệu chứng sốt nhẹ.
sua-cang-nhung-vat-khong-ra-1
Căng sữa là hiện tượng vú của sản phụ đang quá đầy sữa

Nguyên nhân ngực mẹ căng nhưng ra ít sữa

Tình trạng sữa căng nhưng vắt không ra hoặc ít ra vẫn thường xuyên xuất hiện, nhất là với mẹ sau sinh. Nguyên nhân là do:

  • Nhiều chị em gặp tình trạng tắc tia sữa sau khi sinh con 2 – 5 ngày. Lúc này, bầu ngực đau, hơi căng và nặng. Vì mẹ đang cho con bú nên lượng sữa sẽ được tiết ra nhiều. Hiện tượng tắc tia sữa sẽ xảy ra nếu bé bú không hết.
  • Theo các bác sĩ, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sữa căng nhưng vắt không ra hoặc ra ít có thể là do cơ địa. Vì một số chị em dù con bú nhưng vẫn thấy ngực căng, lúc hút sữa vẫn không ra. Nguyên nhân có thể là do ngăn chứa sữa cuộn lại, ống dẫn sữa đã bị tắc. 
  • Trong thời kỳ cho con bú, mẹ mặc áo ngực chật cũng có thể ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Ống dẫn sữa sẽ chịu áp lực từ áo ngực và khiến một vài tia sữa bị tắc. Một số mẹ đã phẫu thuật ngực trước lúc sinh con cũng có khả năng làm ảnh hưởng đến không gian trữ sữa và khiến lượng bạch huyết gia tăng. Từ đó, khiến lượng sữa tiết ra ít, làm bầu ngực đau nhức, căng tức, lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng tắc tia sữa.

Biến chứng có thể xảy ra khi sữa căng nhưng vắt không ra

Hiện tượng sữa căng nhưng vắt không ra rất nguy hiểm cho mẹ. Bạn có thể gặp một số rủi ro dưới đây nếu không cố gắng thu nhỏ ngực:

  • Viêm tuyến vú: Ngực sẽ tiếp tục đau và sưng. Khi sờ vào bầu ngực thấy xuất hiện nhiều cục cứng nhưng không sa ra bên ngoài. Lúc này núm vú sẽ có dấu hiệu sưng tấy. 
  • Áp xe vú: Tuyến vú đau dữ dội và bị chảy máu. Hiện tượng áp xe vú sẽ xảy ra sau khi mẹ bị tắc tia sữa khoảng 1 tuần trở lên mà không được điều trị.
  • U xơ tuyến vú, hình thành dải xơ: Vì mẹ bị rạn da lâu ngày mà không chữa trị.

Hầu hết các mẹ bị căng tức ngực đều cảm thấy sưng, đau, thậm chí có thể kèm theo triệu chứng sốt. Điều này tác động rất nhiều đến tình hình sức khỏe của mẹ. Về lâu dài có thể khiến mẹ bị suy nhược cơ thể. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa. Nếu không có biện pháp can thiệp, khắc phục sớm sẽ dẫn đến tình trạng mất sữa.

Tắc tia sữa là nguyên nhân khiến bé thiếu sữa để bú. Lúc này, mẹ dễ rơi vào trạng thái stress, căng thẳng. Mẹ rất có thể sẽ bị trầm cảm sau sinh nếu không cẩn thận. Trẻ nhỏ không được bú sữa mẹ sẽ có sức đề kháng kém, ảnh hưởng đến trí thông minh, chậm lớn. 

sua-cang-nhung-vat-khong-ra-2
Hiện tượng sữa căng nhưng vắt không ra rất nguy hiểm cho mẹ

6 cách xử lý khi sữa căng nhưng vắt không ra

Dưới đây là 6 cách xử lý khi sữa căng nhưng vắt không ra:

 Nên cho con bú

Sản phụ phải cho con bú ngay trong vòng 2 giờ sau sinh. Mẹ hãy cho bé bú từ 8 – 12 lần/ngày. Trẻ bú thường xuyên sẽ làm các ống dẫn lưu thông dễ dàng hơn và hạn chế được tình trạng căng tức ngực. Mẹ nên chia đều cả hai vú trong thời kỳ cho con bú. Khoảng 2 – 3 tiếng thì cho bé bú ít nhất 15 phút/cữ/lần. Để sữa tiết ra nhiều hơn, đôi khi mẹ cũng cần thay đổi tư thế.

 Vắt sữa mẹ khi đầy ngực nếu trẻ không bú no

Mẹ có quá nhiều sữa trong khi con không muốn bú hết cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ép sữa. Sữa mới được sản sinh trong khi sữa cũ vẫn còn đọng lại sẽ làm tắc bầu vú. Mẹ có thể dùng máy hút sữa trong khoảng thời gian này để loại bỏ lượng sữa dư thừa. Mẹ hãy dùng tay để vắt nếu không có máy. Tuy nhiên, việc vắt hoặc bơm sữa phải được tiến hành đúng thao tác và liều lượng. 

 Massage bầu vú

Để khắc phục tình trạng sữa căng nhưng vắt không ra, sau mỗi lần cho con bú và giữa các lần tắm, mẹ hãy massage nhẹ nhàng bầu ngực để làm giảm nguy cơ bị tắc tia sữa. Đặc biệt lưu ý đến những vùng ngực có hiện tượng cứng, rắn.

 Mặc áo ngực phù hợp

Áo ngực chật có thể gây căng sữa, đau núm vú và vú. Do đó, mẹ hãy chọn áo ngực thoải mái, rộng rãi. Tốt nhất bạn nên dùng áo ngực dành riêng cho mẹ sau sinh. Loại áo ngực này được thiết kế ít tạo ra áp lực cho ống dẫn sữa, đồng thời giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.

sua-cang-nhung-vat-khong-ra-3
Mẹ hãy chọn áo ngực thoải mái, rộng rãi

 Chườm khăn ấm lên bầu ngực

Để làm giảm tình trạng sưng, đau và kích thích tuyến sữa, bạn hãy dùng khăn ấm chườm lên bầu vú khi hút sữa hoặc ở giữa các lần cho con bú. Tốt nhất, mẹ nên dùng khăn sữa của trẻ, nhúng vào nước ấm rồi tiến hành áp vào ngực khoảng 5 phút/lần. Nên kết hợp thư giãn 2 bầu ngực và massage thông tắc tia sữa để kích thích tuyến sữa hoạt động.

 Xả vòi hoa sen bằng nước ấm làm giảm căng tức ngực

Dùng vòi hoa sen với nước ấm phun trực tiếp lên bầu ngực là một cách làm giảm cơn đau do tức ngực. Lúc này, các cục sữa cũng mềm ra, giúp mẹ bớt bị đau. Bạn hãy dùng tay massage ngực khi tắm để sữa thừa chảy ra theo nước.

 Thay đổi các tư thế để làm giảm bớt tình trạng căng tức ngực

Mỗi lần cho con bú bạn hãy thử thay đổi các tư thế khác nhau. Điều này đảm bảo tất cả các ống dẫn sữa đều được giữ sạch sẽ. Nhờ đó làm giảm hiện tượng đau vú khi cho con bú.

Tóm lại, khi gặp tình trạng sữa căng nhưng vắt không ra mẹ không nên chủ quan. Hãy áp dụng các biện pháp để khắc phục sớm. Nếu vẫn không mang đến hiệu quả, bạn hãy tham vấn thêm ý kiến từ bác sĩ nhé. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ