7 Dấu Hiệu Tiểu Đường Thai Kỳ Mẹ Bầu Không Nên Bỏ Qua

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > 7 Dấu Hiệu Tiểu Đường Thai Kỳ Mẹ Bầu Không Nên Bỏ Qua

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng hai 9, 2021

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng mẹ bầu có lượng đường cao trong máu và chỉ phát triển trong thời kỳ mang thai. Bệnh lý này thường được chẩn đoán ở giai đoạn sau của thai kỳ và xảy ra ở những phụ nữ không có tiền sử mắc bệnh tiểu đường. Để hiểu hơn về dấu hiệu tiểu đường thai kỳ cũng như cách điều trị và ngăn ngừa, Đa khoa Phương Nam Đà Lạt mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (được gọi tắt là GD) chỉ phát triển ở phụ nữ mang thai nếu lượng đường trong máu trên ngưỡng cho phép. Bệnh lý này thường xuất hiện trong 3 tháng giữa thai kỳ, từ 24 đến 28 tuần.

Nguyên nhân: là do trong chức năng hoạt động của insulin kém hiệu quả, làm lượng glucose trong máu tăng cao, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh tiểu đường thai kỳ.

Ảnh hưởng: Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều nguy hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé như:

  • Thai nhi phát triển, tăng trưởng quá mức về cân nặng.
  • Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị béo phì và phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
  • Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai đầu tiên có nguy cơ mắc lại bệnh lý này trong những lần mang thai tiếp theo.
dau-hieu-tieu-duong-thai-ky
Tiểu đường thai kỳ chỉ phát triển ở phụ nữ mang thai nếu lượng đường trong máu cao 

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Để phát hiện và kiểm soát tốt các vấn đề bất thường của hormone insulin trong quá trình mang thai, các bà mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ như:

Miệng khô và khát nước liên tục

Bị khô miệng thường xuyên trong ngày là một dấu hiệu tiểu đường thai kỳ rõ ràng nhất. Mẹ luôn muốn uống nhiều nước hơn bình thường bởi cảm giác khát ngay cả khi chưa làm việc gì tốn nhiều năng lượng.

Thường xuyên mệt mỏi

Thường xuyên mệt mỏi là 1 trong các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ. Mặc dù cơ thể mệt mỏi trong thời kỳ mang thai là hết sức bình thường, tuy nhiên, bệnh tiểu đường khiến mẹ bầu cảm thấy đặc biệt yếu sức và buồn ngủ. Tình trạng mất sức này được mô tả như tình trạng muốn ngất người, hôn mê,…

Nguyên nhân là do đường bị ứ đọng trong máu thay vì được truyền đến các tế bào để cung cấp năng lượng.

dau-hieu-tieu-duong-thai-ky
Tiểu đường thai kỳ luôn làm cơ thể mẹ mệt mỏi

Muốn nôn sau khi ăn

Đây thường là một triệu chứng xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao trong một thời gian dài. Từ đó, khiến bạn luôn cảm thấy buồn nôn. Nguyên nhân là do cơ thể không thể chuyển hóa đường để tạo nguồn năng lượng cho cơ thể.

Thèm đồ ăn và nước uống ngọt bất thường

Mặc dù sau các bữa ăn có thể khiến cơ thể của mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, nhưng các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ lại luôn có cảm giác thèm các loại thức ăn và đồ uống ngọt.

Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát.

Nhìn mờ

Một triệu chứng rất đáng chú ý nhưng ít phổ biến hơn của bệnh tiểu đường thai kỳ là nhìn mờ. Nguyên nhân chính là do lượng đường trong máu dư thừa đẩy chất lỏng ra khỏi tế bào và mô. Điều này cũng xảy ra ở thủy tinh thể, khiến mắt bị sưng và làm mất khả năng quan sát.

Tê tay hoặc chân

Cảm giác tê như kim châm ở bàn tay và bàn chân là một dấu hiệu tiểu đường thai kỳ. Tương tự với chứng mờ mắt, tình trạng này dễ nhận biết hơn bởi đây không phải là một triệu chứng điển hình của thai kỳ.

Nguyên nhân là do lượng đường dư thừa trong máu làm tổn thương đến các dây thần kinh, từ đó, các dây thần kinh ở xa tim như ở bàn tay và bàn chân sẽ bị tê mỏi.

dau-hieu-tieu-duong-thai-ky
Cảm giác tê như kim châm ở bàn tay và bàn chân là một dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Thường xuyên mắc tiểu

Sự gia tăng tần suất đi tiểu trong mỗi giờ và suốt đêm (hay còn được gọi là Đa niệu ) cũng có thể là một biểu hiện khi lượng đường trong máu cao.

Bên cạnh đó, còn tùy vào cơ địa của mỗi người mà mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ khác nhau, để biết chính xác về tình trạng của mình, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.

Phương pháp điều trị điều trị tiểu đường thai kỳ hiệu quả

Qua các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ cũng các xét nghiệm cần thiết, nếu mẹ bầu được chẩn đoán mắc bệnh lý này, mẹ sẽ được kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn trong thai kỳ bằng cách đo lượng đường trong máu. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị riêng biệt.

Thông thường, tiểu đường thai kỳ được kiểm soát bằng các phương pháp sau:

Thay đổi thói quen ăn uống

Bác sĩ chuyên về dinh dưỡng thai kỳ sẽ tư vấn cho mẹ bầu kế hoạch ăn kiêng mà vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi, cụ thể:

  • Khoảng 10% đến 20% lượng calo từ các thực phẩm chứa protein như: Thịt, pho mát, trứng, hải sản và các loại đậu.
  • Ít hơn 30% lượng calo từ các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo.
  • Ít hơn 10% calo từ chất béo bão hòa.
  • 40% calo còn lại từ carbohydrate như: Bánh mì, ngũ cốc, mì ống, gạo, trái cây và rau.
dau-hieu-tieu-duong-thai-ky
Thay đổi thói quen ăn uống là cách điều trị tiểu đường thai kỳ

Tập thể dục

Khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần nỗ lực gấp đôi để thực hiện một số bài tập phù hợp trong 15 phút hoặc nửa giờ đều đặn mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cho cơ thể kiểm soát insulin và lượng đường trong máu một cách tốt hơn.

Kiểm tra lượng đường trong máu

Để đảm bảo chế độ ăn uống và tập thể dục có đem lại hiệu quả. Các chuyên gia về y tế khuyến cáo mẹ bầu nên kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên trước và sau bữa ăn.

Nếu lượng đường trong máu ở trong mức quy định theo các chỉ số dưới đây, có nghĩa là cơ thể đang kiểm soát rất tốt bệnh tiểu đường thai kỳ, cụ thể:

  • Trước bữa ăn: 95 mg / dl trở xuống
  • Một giờ sau bữa ăn: Nhỏ hơn hoặc bằng 140 mg / dl
  • Hai giờ sau bữa ăn: Nhỏ hơn hoặc bằng 120 mg / dl

Uống thuốc hoặc tiêm insulin

  • Dù đã cố gắng luyện tập nhưng lượng đường trong máu chỉ giảm ít hoặc không có những thay đổi nào, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu sử dụng thuốc tiểu đường để kiểm soát và bảo vệ thai nhi.
  • Mẹ có thể cần được tiêm insulin để giúp đường huyết được giữ ở mức bình thường. Bởi đôi khi thuốc trị tiểu đường không an toàn để dùng trong thai kỳ.
dau-hieu-tieu-duong-thai-ky
Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm insulin để giúp đường huyết được giữ ở mức bình thường

Tùy vào mức độ của bệnh tiểu đường thai kỳ ở mỗi mẹ bầu mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau. Để hiểu hơn về các phương pháp chữa bệnh lý này, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay khung chat bên dưới.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp mẹ hiểu hơn về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ cũng như cách điều trị và ngăn ngừa. Nếu còn bất kỳ những băn khoăn nào, xin vui lòng liên hệ với các chuyên gia tại Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ