Để Phát Hiện Một Người Có Nhiễm HIV Hay Không Người Ta Làm Gì?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Bệnh truyền nhiễm > Để Phát Hiện Một Người Có Nhiễm HIV Hay Không Người Ta Làm Gì?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Mười Hai 30, 2022

HIV/AIDS là căn bệnh hiện vẫn chưa có thuốc chữa trị khỏi. Người ta chỉ có thể điều trị để giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Do đó, việc phát hiện bệnh từ sớm để can thiệp kịp thời có vai trò rất quan trọng. Vậy để phát hiện một người có nhiễm HIV hay không người ta làm gì? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu nhé!

Diễn biến quá trình nhiễm HIV chuyển thành AIDS

Bệnh nhân thường mạnh khỏe, không gặp dấu hiệu gì khi nhiễm HIV ở giai đoạn đầu, chưa chuyển biến thành AIDS. Một số ít người bệnh gặp triệu chứng tương tự như khi bị nhiễm những loại virus khác, điển hình là đau người, mệt mỏi, sốt nhẹ,… Các biểu hiện này sẽ tự khỏi sau vài ngày mà không cần chữa trị. Do đó, bệnh nhân sẽ không biết và thường dễ bỏ qua. 

Diễn biến quá trình nhiễm HIV chuyển thành AIDS
Một số ít người bệnh gặp triệu chứng tương tự như khi bị nhiễm những loại virus khác, điển hình là sốt nhẹ

Trên thực tế nhiều bệnh nhân không biết bản thân đã nhiễm virus HIV, điều này sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như gia đình và xã hội. Quá trình diễn tiến của HIV thành AIDS trong cơ thể người không có can thiệp gì thông thường sẽ kéo dài từ 8 – 10 năm và sẽ trải qua 4 giai đoạn chính.

Đầu tiên là giai đoạn sơ nhiễm. Lúc này dù đã nhiễm bệnh nhưng xét nghiệm HIV lại cho ra kết quả âm tính. Vì hình thức xét nghiệm thường sử dụng là xét nghiệm kháng thể. Thế nhưng, trong cơ thể của bệnh nhân mới nhiễm HIV, hệ thống miễn dịch sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để có thể sản sinh đủ lượng kháng thể trong máu. Chỉ vào thời điểm này, xét nghiệm kháng thể mới phát hiện ra bệnh.

Trong giai đoạn sơ nhiễm, máu của bệnh nhân chưa có đủ kháng thể để những phương pháp xét nghiệm kháng thể thông thường phát hiện ra được. Do đó dù đã nhiễm bệnh nhưng sẽ nhận kết quả xét nghiệm HIV âm tính. Nó còn được gọi là giai đoạn cửa sổ, thường kéo dài trong khoảng 3 tháng. Lượng kháng thể trong cơ thể bệnh nhân sẽ tăng cao vào cuối tháng thứ 3. Nếu làm xét nghiệm vào lúc này sẽ cho ra kết quả dương tính. Thế nên, người có nguy cơ, nghi nhiễm HIV nếu xét nghiệm âm tính thì hãy làm lại xét nghiệm sau 3 tháng.

Giai đoạn nhiễm virus HIV không triệu chứng sẽ thường kéo dài trong khoảng 8 – 10 năm. Cơ thể bệnh nhân ở giai đoạn này vẫn mạnh khỏe bình thường, không có dấu hiệu bất thường. Do đó người nhiễm cũng không biết bản thân đã mắc bệnh nếu không tiến hành xét nghiệm máu. 

Tiếp theo là giai đoạn cận AIDS và AIDS (cuối cùng). Kháng thể trong cơ thể bệnh nhân đã suy giảm mạnh ở giai đoạn này. Hàm lượng virus HIV sẽ nhanh chóng tăng lên, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân hoàn toàn suy giảm. Giai đoạn AIDS sẽ diễn ra với những bệnh cảnh của ung thư, nhiễm trùng cơ hội dẫn đến tử vong. Vậy để phát hiện một người có nhiễm HIV hay không người ta làm gì

Giai đoạn nhiễm virus HIV không triệu chứng sẽ thường kéo dài trong khoảng 8 - 10 năm
Giai đoạn nhiễm virus HIV không triệu chứng sẽ thường kéo dài trong khoảng 8 – 10 năm

Để phát hiện một người có nhiễm HIV hay không người ta làm gì?

Xét nghiệm máu là việc cần làm để phát hiện một người có nhiễm HIV hay không. Hình thức xét nghiệm này sẽ được tiến hành ở các bệnh viện, phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện, trung tâm phòng chống HIV/AIDS và nhiều cơ sở y tế khác. 

Kết quả dương tính sẽ được giữ bí mật tại tất cả những nơi thực hiện xét nghiệm HIV. Chỉ bản thân người xét nghiệm mới được thông báo. Việc thông báo cũng phải diễn ra đúng theo quy định của luật pháp. Chỉ những cơ sở y tế đáp ứng đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y Tế thì mới được phép khẳng định kết quả xét nghiệm HIV dương tính.

Để phát hiện một người có nhiễm HIV hay không người ta làm gì?
Xét nghiệm máu là việc cần làm để phát hiện một người có nhiễm HIV hay không

Phòng khám Đa khoa Phương Nam đã giải đáp xong thắc mắc để phát hiện một người có nhiễm HIV hay không người ta làm gì. Mong rằng bài viết này đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích. Nếu còn câu hỏi cần tư vấn, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1