Điểm vàng: Khái niệm, cấu tạo, chức năng, bệnh lý liên quan

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Nhãn khoa > Điểm vàng: Khái niệm, cấu tạo, chức năng, bệnh lý liên quan

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 3 6, 2025

Điểm vàng hay còn gọi là hoàng điểm là một bộ phận nằm ở trung tâm võng mạc, phía sau nhãn cầu. Đây là vùng nhạy cảm nhất của võng mạc, nơi tập trung hàng triệu tế bào cảm quan có vai trò thu nhận hình ảnh, nhận biết màu sắc và độ sắc nét của hình ảnh. Do đó, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý liên quan đến điểm vàng nhằm giúp bảo vệ tầm nhìn và thị lực của mắt.

Điểm vàng là gì?

Điểm vàng (Macula) là một phần của võng mạc nằm ở phía sau mắt, có chức năng xử lý những hình ảnh mà ta nhìn thấy trực tiếp phía trước (vùng thị giác trung tâm). Mặc dù chỉ có kích thước khoảng 5mm, nhưng điểm vàng chịu trách nhiệm cho thị lực trung tâm của mắt, cho phép chúng ta nhận biết màu sắc và phân biệt được những chi tiết cực nhỏ.

Điểm vàng của mắt cấu trúc dạng bầu dục và có kích thước khoảng 0,5mm
Điểm vàng của mắt cấu trúc dạng bầu dục và có kích thước khoảng 0,5mm. 

Một điểm vàng khỏe mạnh có độ dày khoảng 250 micron (bằng một phần tư milimet) và chứa mật độ cao các tế bào thụ cảm ánh sáng. Các tế bào này có nhiệm vụ phát hiện ánh sáng và gửi tín hiệu đến não để não xử lý và chuyển đổi thành hình ảnh. Trong khi đó, các vùng còn lại của võng mạc chịu trách nhiệm xử lý thị giác ngoại vi, giúp chúng ta nhận biết được những vật ở hai bên tầm nhìn.

Chức năng của điểm vàng mắt

Điểm vàng, cũng giống như các phần khác của võng mạc, có chức năng chuyển đổi ánh sáng đi vào mắt thành hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy. Nó đảm nhận vai trò xử lý thị giác trung tâm, cho phép chúng ta nhận biết được các vật thể nằm ngay trước mắt.

Quá trình xử lý thị giác bắt đầu khi ánh sáng đi qua thấu kính ở phía trước mắt và chiếu vào võng mạc. Tại đây, các thụ thể ánh sáng – những tế bào đặc biệt bên trong võng mạc – sẽ phản ứng với ánh sáng và chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành tín hiệu điện. Những tín hiệu này sau đó được truyền qua dây thần kinh thị giác đến não, nơi chúng được xử lý và biến đổi thành hình ảnh của thế giới xung quanh.

Điểm vàng của mắt có khả năng xử lý những chi tiết tinh vi nhất trong tầm nhìn trung tâm. Nó giúp chúng ta có thể đọc được chữ trên trang giấy, phân biệt được sự khác biệt giữa các khuôn mặt, nhận biết những chuyển động nhỏ và phân biệt màu sắc cụ thể.

Giải phẫu học điểm vàng trong mắt

Vị trí điểm vàng

Điểm vàng là một cấu trúc nằm ở trung tâm võng mạc – một lớp mô mỏng ở phía sau mắt. Nó có hình dạng tròn, màu vàng và hơi bầu dục. Ở người bình thường, điểm vàng chỉ có kích thước khoảng 5mm (nhỏ hơn 1/4 inch).

Cấu tạo của điểm vàng

Là một phần của võng mạc, điểm vàng được cấu tạo từ các tế bào thụ cảm ánh sáng. Trong đó có tế bào hình que, đóng vai trò xử lý ánh sáng đen trắng và giúp chúng ta nhìn thấy trong điều kiện thiếu sáng hoặc ban đêm. Bên cạnh đó là các tế bào hình nón, có chức năng phân biệt màu sắc và tạo nên phần lớn thị giác bình thường của chúng ta.

Hai loại tế bào này phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo ra hình ảnh rõ nét và chính xác về những gì chúng ta đang nhìn thấy. Đặc biệt, điểm vàng có mật độ tế bào hình nón cao hơn các vùng khác, giúp tăng cường khả năng xử lý các chi tiết trong thị giác.

Kết cấu và các vùng của điểm vàng

Về cấu trúc, điểm vàng được chia thành nhiều vùng khác nhau bao gồm: umbo, foveolar, vùng vô mạch foveal, fovea, parafoveal và peri fovea. Trong đó có một vùng trung tâm nhỏ hơn với mật độ thụ thể cực cao (40-80 μm), thường được gọi là bó foveal.

Điểm vàng giải phẫu ở 5,5mm (0,22 in) lớn hơn nhiều so với điểm vàng lâm sàng ở 1,5 mm (0,059 in), tương ứng với hố trung tâm. Trong đó, điểm vàng lâm sàng có thể quan sát được khi nhìn từ đồng tử, như trong soi đáy mắt hoặc chụp ảnh võng mạc. Còn điểm vàng giải phẫu được định nghĩa về mặt mô học theo thuật ngữ có hai hoặc nhiều lớp tế bào hạch.

Bên cạnh đó, Umbo là trung tâm của hố võng mạc, còn hố mắt nằm gần trung tâm của điểm vàng. Đây là một hố nhỏ chứa nồng độ tế bào hình nón cao nhất. Lớp thụ thể của võng mạc chứa hai loại tế bào nhạy sáng là tế bào hình que và tế bào hình nón.

Các bệnh lý phổ biến liên quan đến điểm vàng

Vùng điểm vàng cũng rất dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố, dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến liên quan đến điểm vàng:

Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác 

Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD) là một bệnh lý về võng mạc, xảy ra khi điểm vàng bị tổn thương. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh này bao gồm: người thừa cân, người hút thuốc lá, người bị tăng huyết áp, người trên 50 tuổi, người ăn nhiều chất béo bão hòa, người có tiền sử gia đình mắc AMD hoặc những người mắc bệnh tim và cholesterol cao.

Lỗ hoàng điểm

Lỗ hoàng điểm là tình trạng xuất hiện một lỗ tròn trong vùng hoàng điểm của mắt. Bệnh ảnh hưởng đến thị lực, khiến vật thể trong tầm nhìn trung tâm trở nên mờ, gợn sóng hoặc méo mó. Khi lỗ hoàng điểm phát triển lớn hơn, người bệnh sẽ thấy xuất hiện một điểm tối hoặc điểm mù ở tầm nhìn trung tâm, trong khi tầm nhìn ngoại vi vẫn bình thường.

Tuổi tác là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra lỗ hoàng điểm. Khi con người già đi, dịch kính bắt đầu co lại và tách khỏi võng mạc. Thông thường, quá trình này diễn ra bình thường, nhưng đôi khi dịch kính có thể dính vào võng mạc và kéo giãn hoàng điểm, tạo thành lỗ. Ngoài ra, lỗ hoàng điểm cũng có thể xuất hiện do các bệnh về mắt khác hoặc do chấn thương mắt.

Phù hoàng điểm

Phù hoàng điểm là tình trạng chất lỏng tích tụ trong hoàng điểm, gây sưng. Tình trạng này có thể làm biến dạng thị lực, khiến người bệnh nhìn mọi thứ trở nên mờ và màu sắc nhạt nhòa. Nếu không được điều trị kịp thời, phù hoàng điểm có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Có nhiều nguyên nhân gây phù hoàng điểm, trong đó phổ biến nhất là bệnh tiểu đường với lượng đường trong máu cao làm tổn thương các mạch máu và gây rò rỉ vào điểm vàng. Bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác cũng có thể khiến các mạch máu bất thường rò rỉ chất lỏng và gây sưng điểm vàng. Các nguyên nhân khác bao gồm tắc tĩnh mạch võng mạc, nếp nhăn hoàng điểm kéo dịch kính hoàng điểm, hoặc sự hình thành mô sẹo với các túi dịch tích tụ bên dưới.

Bệnh màng trước võng mạc 

Bệnh màng trước võng mạc (Epiretinal Membrane) là tình trạng hình thành một lớp màng xơ mỏng trên bề mặt võng mạc, gây co kéo và tạo nếp nhăn ở võng mạc. Bệnh có thể khiến tầm nhìn trung tâm bị mờ do lớp màng hình thành ở vùng hoàng điểm. Nguyên nhân của bệnh này vẫn chưa được xác định rõ ràng và có thể được coi là vô căn, hoặc có thể xuất hiện sau chấn thương hay các bệnh mắt mãn tính.

 Giãn mao mạch điểm vàng (Macular telangiectasia- MacTel)

Giãn mao mạch điểm vàng (Macular telangiectasia – MacTel) là một bệnh lý hiếm gặp ảnh hưởng đến điểm vàng, vùng trung tâm của võng mạc, gây ra các vấn đề về thị lực trung tâm. Bệnh này đặc trưng bởi sự giãn nở bất thường của các mạch máu nhỏ (mao mạch) xung quanh điểm vàng. Có hai loại MacTel, mỗi loại ảnh hưởng đến mạch máu theo những cách khác nhau.

  • Loại 1 MacTel: Loại này hiếm gặp hơn, thường xuất hiện ở một bên mắt và ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới. MacTel loại 1 liên quan đến các mạch máu bị giãn nở và hình thành các phình động mạch nhỏ, gây rò rỉ và sưng.
  • Loại 2 MacTel: Đây là loại phổ biến hơn, thường ảnh hưởng đến cả hai mắt và xảy ra ở cả nam và nữ với tỷ lệ tương đương. MacTel loại 2 liên quan đến các mạch máu nhỏ xung quanh hố trung tâm (fovea) của điểm vàng. Các mạch máu này trở nên bất thường và có thể giãn ra, hình thành các túi phình bên dưới võng mạc.

Những bệnh lý khác có thể ảnh hưởng đến điểm vàng

Ngoài các bệnh lý đã đề cập trước đó, có một số bệnh lý khác cũng có thể ảnh hưởng đến điểm vàng, gây ra các vấn đề về thị lực.

Bệnh võng mạc sắc tố

Viêm võng mạc sắc tố (RP) là một tập hợp các bệnh về mắt tác động đến võng mạc, gây ra những thay đổi trong cách võng mạc xử lý ánh sáng và làm giảm thị lực. Người bệnh RP sẽ bị suy giảm thị lực dần dần, mặc dù hiếm khi dẫn đến mù hoàn toàn.

Viêm võng mạc sắc tố (RP) là bệnh di truyền, có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tuy nhiên không phải ai mắc RP cũng có tiền sử gia đình mắc bệnh. Mức độ và tốc độ suy giảm thị lực do RP khác nhau ở mỗi người bệnh, phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người. 

 Vẩn đục dịch kính 

Vẩn đục dịch kính là tình trạng có sự lắng đọng hoặc ngưng tụ trong dịch kính, những phần lắng đọng này lơ lửng trong dịch kính khiến người bệnh nhìn thấy các hình ảnh trôi nổi như ruồi bay hay đốm đen. Các vật này thường di chuyển theo chuyển động của mắt và có xu hướng rơi xuống vùng thấp, do đó sẽ thấy rõ hơn khi nằm.

Mặc dù vẩn đục dịch kính là bệnh phổ biến và đa số không gây nguy cơ biến chứng cho mắt, nhưng bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu, đặc biệt trong những trường hợp nặng khi vẩn đục dịch kính di chuyển liên tục trong thị trường. Một số trường hợp có thể dẫn đến biến chứng rách hoặc bong võng mạc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Tắc tĩnh mạch võng mạc 

Tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc (BRVO) hoặc tắc tĩnh mạch võng mạc trung tâm (CRVO) xảy ra khi các nhánh của tĩnh mạch võng mạc bị tắc nghẽn. Khi tĩnh mạch bị tắc, máu và dịch sẽ tràn vào võng mạc, có thể gây sưng điểm vàng và ảnh hưởng đến thị lực trung tâm. Nếu tình trạng không có lưu thông máu kéo dài, các tế bào thần kinh trong mắt có thể chết và dẫn đến mất thị lực nghiêm trọng hơn.

Tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc (BRVO) hoặc tắc tĩnh mạch võng mạc trung tâm (CRVO) xảy ra khi các nhánh của tĩnh mạch võng mạc bị tắc nghẽn
Tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc (BRVO) hoặc tắc tĩnh mạch võng mạc trung tâm (CRVO) xảy ra khi các nhánh của tĩnh mạch võng mạc bị tắc nghẽn.

Tắc động mạch võng mạc (CRAO)

Động mạch trung tâm võng mạc có vai trò cung cấp dinh dưỡng cho ⅔ phần trong của võng mạc. Tắc động mạch trung tâm có thể do nhiều nguyên nhân như mảng xơ vữa từ động mạch cảnh trong, vấn đề về hệ tuần hoàn, biến chứng sau phẫu thuật mạch máu, hoặc bệnh cao huyết áp. Đây là một tình trạng cấp cứu trong nhãn khoa, và thường dẫn đến suy giảm thị lực trầm trọng với khả năng phục hồi thấp.

Trong giai đoạn sớm của bệnh, khi vùng hoàng điểm vẫn còn được nuôi dưỡng bởi nhánh mạch máu mi võng mạc, bác sĩ có thể quan sát thấy hiện tượng “hoàng điểm anh đào” – nghĩa là hoàng điểm vẫn được tưới máu trong khi võng mạc xung quanh đã nhạt màu do thiếu dinh dưỡng. Đến giai đoạn muộn, toàn bộ hoàng điểm sẽ nhạt màu cùng với võng mạc xung quanh. Đáng chú ý, đây cũng là một trong những triệu chứng sớm của đột quỵ.

Bong dịch kính 

Dịch kính là một chất gel nằm bên trong mắt, được cấu tạo từ 99% nước và 1% là Collagen và Hyaluronic Axit. Khi chất gel này bị co kéo và tách ra khỏi thành nhãn cầu, hiện tượng bong dịch kính sẽ xảy ra. Trong trường hợp nhẹ, tình trạng này không gây nguy hiểm và có thể tự lành mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, ở mức độ nặng, bệnh có thể gây rách võng mạc và dẫn đến bong võng mạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Dịch kính là một chất gel nằm bên trong mắt, được cấu tạo từ 99% nước và 1% là Collagen và Hyaluronic Axit.
Dịch kính là một chất gel nằm bên trong mắt, được cấu tạo từ 99% nước và 1% là Collagen và Hyaluronic Axit.

Bong võng mạc 

Bong võng mạc là tình trạng võng mạc bị tách ra khỏi phần phía sau của mắt. Khi bị bong, võng mạc không thể hoạt động bình thường, khiến thị lực bị mờ. Đây là một bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị kịp thời, nếu không sẽ dẫn đến mất thị lực ở mắt bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thường gặp là do quá trình lão hóa, khi tuổi càng cao, dịch kính trong mắt sẽ co lại và mỏng đi.

Khi mắt chuyển động, dịch kính di chuyển xung quanh võng mạc mà không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, đôi khi dịch kính có thể dính vào võng mạc và kéo với lực đủ mạnh để gây rách võng mạc. Khi điều này xảy ra, chất lỏng có thể thâm nhập qua vết rách và làm bong (tách) võng mạc.

Tăng sinh mạch tân mạch (CNV) 

Tăng sinh mạch tân mạch (CNV) là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng nhất gây suy giảm thị lực ở bệnh nhân bị viêm màng bồ đào hoặc bệnh lý thiếu máu võng mạc mạn tính. Bệnh xảy ra khi có sự mất cân bằng nội môi giữa biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) và màng Bruch, tạo ra một vòng luẩn quẩn dẫn đến tình trạng tăng sinh tân mạch.

Các triệu chứng ở mắt khi điểm vàng bị ảnh hưởng

Các bệnh lý ảnh hưởng đến điểm vàng có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Nhìn mờ;
  • Nhìn đôi (song thị);
  • Đau mắt kéo dài không giảm;
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng và suy giảm thị lực rõ rệt.

Phương pháp chẩn đoán tình trạng điểm vàng

Để đánh giá sức khỏe điểm vàng và phát hiện các bất thường, các phương pháp chẩn đoán sau đây thường được sử dụng:

Kiểm tra mắt

Ngay cả khi không gặp vấn đề về thị lực, việc kiểm tra mắt định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ nhãn khoa là rất quan trọng. Điều này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của nhiều bệnh về mắt và các bệnh toàn thân khác như tăng nhãn áp, tiểu đường, tăng huyết áp hoặc cholesterol cao, trước khi bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Nếu đã mắc bệnh về điểm vàng, bạn vẫn cần tái khám thường xuyên để theo dõi sự thay đổi của bệnh.

 Việc kiểm tra mắt định kỳ rất quan trọng để phát hiện sớm các vấn đề về mắt và ngăn ngừa mất thị lực.
Việc kiểm tra mắt định kỳ rất quan trọng để phát hiện sớm các vấn đề về mắt và ngăn ngừa mất thị lực.

Chụp mạch huỳnh quang

Chụp mạch huỳnh quang (FA) là một phương pháp nghiên cứu tình trạng phía sau mắt. Kỹ thuật này dựa trên nguyên lý theo dõi dòng máu chảy qua các mạch máu nhỏ, trong đó bác sĩ sẽ tiêm một loại thuốc phát huỳnh quang đặc biệt vào tĩnh mạch ở cánh tay và chụp ảnh hệ thống mạch máu bên trong mắt nhờ vào sự phát huỳnh quang của thuốc khi lưu thông trong mạch máu.

Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát được chính xác vị trí và kích thước của các mạch máu trong mắt, cũng như phát hiện bất kỳ bất thường nào có thể xảy ra. Nhờ đó, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lý mà bệnh nhân đang gặp phải.

Chụp cắt lớp quang học (OCT) 

Chụp cắt lớp quang học OCT là một công nghệ cho phép bác sĩ nhãn khoa theo dõi và phát hiện những thay đổi nhỏ theo thời gian trong cấu trúc mắt, bao gồm dịch kính (chất có dạng thạch lấp đầy nhãn cầu), võng mạc và điểm vàng.

Phương pháp OCT hoạt động tương tự như siêu âm nhưng sử dụng sóng ánh sáng thay vì sóng âm, giúp bác sĩ nhãn khoa có thể quan sát chi tiết các lớp riêng biệt của võng mạc. Thông qua việc lập bản đồ và đo độ dày của các lớp võng mạc, kỹ thuật quét OCT có khả năng phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh lý võng mạc, bao gồm cả các vấn đề về điểm vàng, hiệu quả hơn so với các phương pháp kiểm tra thông thường.

Chụp cắt lớp quang học (OCT) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn
Chụp cắt lớp quang học (OCT) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn.

Chụp mạch huỳnh quang

Chụp mạch huỳnh quang (FA) là một phương pháp nghiên cứu tình trạng phía sau mắt. Kỹ thuật này dựa trên nguyên lý theo dõi dòng máu chảy qua các mạch máu nhỏ, trong đó bác sĩ sẽ tiêm một loại thuốc phát huỳnh quang đặc biệt vào tĩnh mạch ở cánh tay và chụp ảnh hệ thống mạch máu bên trong mắt nhờ vào sự phát huỳnh quang của thuốc khi lưu thông trong mạch máu.

Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát được chính xác vị trí và kích thước của các mạch máu trong mắt, cũng như phát hiện bất kỳ bất thường nào có thể xảy ra. Nhờ đó, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lý mà bệnh nhân đang gặp phải.

Xét nghiệm di truyền

Xét nghiệm di truyền có thể giúp xác định nguy cơ mắc các bệnh về điểm vàng do di truyền, ví dụ như thoái hóa điểm vàng, vốn có thể được truyền từ cha mẹ sang con cái.

Sàng lọc bệnh võng mạc do hydroxychloroquine

Hydroxychloroquine (HCQ), thuốc điều trị các bệnh như viêm khớp dạng thấp, lupus và các bệnh viêm khác, đôi khi có thể gây ảnh hưởng đến võng mạc. Vì vậy, việc sàng lọc để loại trừ khả năng mắc bệnh võng mạc do tác dụng phụ của HCQ là cần thiết đối với những bệnh nhân sử dụng thuốc này.

Điểm vàng đóng vai trò then chốt trong thị lực, và bất kỳ tổn thương nào tại đây đều có thể dẫn đến các bệnh lý ảnh hưởng đến tầm nhìn trung tâm. Việc bảo vệ và duy trì sức khỏe của điểm vàng là rất quan trọng để có một thị lực tốt và một cuộc sống chất lượng. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe của đôi mắt, khám mắt định kỳ và tuân theo các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ điểm vàng khỏi các bệnh lý nguy hiểm.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo: Wikipedia contributors. (2024, June 22). Macula. Wikipedia. https://en.wikipedia.org/wiki/Macula

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ