Hiện Tượng Thai Nhi Rung Trong Bụng Mẹ Có Ý Nghĩa Gì?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Hiện Tượng Thai Nhi Rung Trong Bụng Mẹ Có Ý Nghĩa Gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 19, 2021

Trong thai kỳ, con yêu sẽ có nhiều kiểu chuyện động khác nhau như đạp, xoay mình, khua tay,… và cả rung người. Vậy hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ mang đến ý nghĩa gì? Liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé hay không? Mẹ bầu nên khắc phục thế nào? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết này của Phòng khám Đa khoa Phương Nam nhé!

Khi nào mẹ cảm nhận được cử động của thai nhi?

hien-tuong-thai-nhi-rung-trong-bung-me-1
Thai nhi sẽ cử động bắt đầu từ tuần thứ 7 – 8

Trong suốt thai kỳ, mẹ có thể cảm nhận được nhiều cử động của em bé, ví dụ như vặn mình, vươn vai, khua tay chân, đạp chân, rung,… Theo các chuyên gia, thai nhi sẽ bắt đầu máy từ tuần thứ 7 – 8. Tuy nhiên, mẹ bầu sẽ khó cảm nhận được vì lúc này bào thai còn quá nhỏ, cử động vẫn rất yếu ớt. Phải đợi đến khi em bé lớn hơn, từ tuần 16 – 20, thì hiện tượng thai máy mới trở nên rõ ràng hơn. Tâm lý mẹ bầu cũng thay đổi nhiều từ lúc cảm nhận được cử động của con.

Bên cạnh đó, thời điểm chị em nhận thấy thai máy sẽ khác nhau, tùy thuộc vào vị trí của nhau thai. Mẹ bầu sẽ cảm nhận cử động của con muộn hơn bình thường nếu nhau thai bám mặt trước. Ngoài ra, với từng kiểu thai máy khác nhau sẽ ẩn chứa những ý nghĩa riêng. Và hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ cũng như vậy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!

Hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ có ý nghĩa gì?

Theo một số nghiên cứu, hành động em bé rung lên nhiều khả năng xuất phát từ cảm giác sợ hãi do âm thanh bên ngoài tác động. Nếu mẹ bầu bỗng dưng thấy bụng rung lên bần bật nghĩa là thai nhi đang giật mình, lo sợ. Để giải thích rõ hơn về hiện tượng này, bạn cần tìm hiểu về giai đoạn phát triển thính giác của thai nhi.

hien-tuong-thai-nhi-rung-trong-bung-me-2
Thai nhi có thể rung người vị sợ âm thanh bên ngoài

Từ khi còn nằm trong dạ con, tai của em bé đã bắt đầu hình thành. Thính giác sẽ phát triển tốt vào khoảng tuần 20. Trẻ biết đáp lại âm thanh do mẹ tạo ra ở tuần 26 hoặc 27. Bé có khả năng thay đổi nhịp tim hoặc di chuyển. Từ tuần 30 – 32, thai nhi có thể đá, giật mình, rung người khi nghe thấy tiếng nói hoặc âm thanh lớn ví dụ như chuông báo thức hoặc đập cửa,…

Từ tuần thứ 8, thai nhi đã nhận biết được âm thanh do nhịp tim mẹ tạo ra. Bên cạnh đó, bé cũng thể hiện sự thân thuộc với giọng nói của mẹ. Bé có thể đạp mạnh liên tục, rung lên khi mẹ bầu ở trong môi trường náo nhiệt, ồn ào, âm thanh sôi động. Chị em nên nghe nhạc nhẹ nhàng và thai giáo để giúp con yêu phát triển thính giác.

Thêm vào đó, em bé cũng trở nên quen thuộc với âm thanh của dạ con, tiếng ầm ĩ của dạ dày, sự trao đổi máu qua các mạch máu,… Quan trọng nhất là âm thanh được lọc qua nước ối, xương và mô. Thai nhi cũng thường quay đầu khi nghe tiếng của mẹ.

Một số chứng minh khoa học cho rằng khả năng âm nhạc và ngôn ngữ của bé có thể được xây dựng nền tảng từ khi còn trong bụng mẹ. Vì lúc còn là thai nhi, bé đã nghe thấy và ghi nhớ âm thanh. Đương nhiên, con sẽ không thể hiểu rõ ý nghĩa và nội dung của câu chuyện hay lời bài hát. Nhưng tạo ra khuynh hướng thích thú nếu nghe lại âm điệu thân quen.

Tóm lại, khi bước sang tam cá nguyệt thứ 3, thính giác của thai nhi đã phát triển tương đối hoàn thiện. Từ đó, nghe được âm thanh từ bên ngoài. Bé có thể biểu hiện cảm giác sợ hãi với mẹ bằng cách rung lên trong bụng, nếu nghe thấy âm tiếng ồn không quen thuộc. Thắc mắc hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ có ý nghĩa gì đã được giải đáp xong. Mong rằng đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích.

Những loại âm thanh nào có thể gây nguy hiểm cho bé?

Sau khi tìm hiểu hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ có ý nghĩa gì, mẹ bầu cũng nên lưu ý thêm một số loại âm thanh có thể gây nguy hiểm cho bé. Từ đó, giúp con không phải đối mặt với cảm giác sợ hãi đến mức rung người. Bên cạnh đó, nếu thai nhi nghe tiếng ồn lớn trong khoảng thời gian dài, tiềm ẩn nguy cơ gây mất thính giác. Vì thế, để bảo vệ con, mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Không nên đến khu vực luyện tập bắn súng hoặc nơi chơi bắn súng.
  • Hạn chế tham gia các đại nhạc hội. Nếu bạn muốn đến, cần tránh ngồi vào những hàng ghế đầu.
  • Tránh làm việc ở nơi quá ồn ào, có âm lượng cao hơn 80 decibel.
  • Mẹ không nên cho bé nghe nhạc quá lớn, nhất là khi áp trực tiếp tai nghe vào bụng.

Tóm lại, hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ không phải là hiếm gặp. Nhìn chung không nguy hiểm, nhưng mẹ bầu cần chú đến cách sinh hoạt để hạn chế tình trạng này xảy ra thường xuyên. Vì có thể tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe của con. Nếu còn thắc mắc nào khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ