Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 19, 2021
Mục Lục Bài Viết
Vào khoảng tuần 28, mẹ bầu thỉnh thoảng sẽ thấy thai nhi giật giật trong bụng. Hiện tượng này kéo dài khá lâu, cứ khoảng 2 giây bụng lại giật một lần. Hầu hết thai phụ đều cho rằng tình trạng này là do em bé đang chuyển động. Tuy nhiên, thực tế lại không giống như suy đoán. Nguyên nhân có thể là do thai nhi bị nấc, nhưng khác với triệu chứng nấc sau khi bé no bụng.
Lúc này, thai nhi đã nuốt nước ối khiến cơ hoành bị kích thích, dẫn đến hiện tượng nấc cụt. Lý do làm em bé nuốt nước ối liên tục là để phế nang lớn lên nhanh chóng. Ngoài ra, nếu bé đang tập phản xạ bú mút hoặc dây rốn bị chèn ép cũng có thể tạo thành chứng nấc cụt. Thai nhi nấc cụt thường được miêu tả tương tự tiếng gõ nhè nhẹ. Khi mẹ bầu đặt tay lên bụng có thể cảm nhận dễ dàng.
Tóm lại, nếu thai nhi giật giật trong bụng mẹ với cường độ nhẹ nhàng thì khả năng cao là con bị nấc cụt. Nhiều thai phụ sẽ cảm thấy hoang mang không biết tình trạng này có nguy hiểm hay không, nhất là với chị em lần đầu làm mẹ. Hãy xem tiếp bài viết để tìm hiểu nhé.
Như đã giải thích ở phần trên, thai nhi giật giật trong bụng có thể là do bị nấc cụt. Theo nghiên cứu, em bé sẽ nấc cụt thường xuyên trong một khoảng thời gian dài. Từ tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, hiện tượng này sẽ xuất hiện rõ ràng hơn. Mỗi thai phụ cảm nhận thai nhi giật giật trong bụng và tiếng nấc của con ở từng thời điểm khác nhau. Ngoài ra, không phải đứa trẻ nào cũng bị nấc cụt. Do đó, trường hợp mẹ bầu không nhận thấy thì cũng đừng quá lo lắng.
Mặc dù nấc cụt và hiện tượng thai nhi giật giật trong bụng không nguy hiểm. Nhưng nếu bạn thấy con yêu bị nấc sau tuần 32 hoặc kèm thêm những triệu chứng bất thường, diễn ra đột ngột thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám ngay, phòng ngừa vấn đề cấp tính. Bên cạnh đó, trường hợp thai nhi nấc ít, đạp nhẹ hay hoàn toàn không cử động cũng rất đáng lo ngại. Vì đó có thể là dấu hiệu dây rốn đang bị chèn ép khiến bé khó thở.
Nếu không kịp thời xử lý tình trạng dây rốn bị chèn ép, quá trình truyền chất dinh dưỡng và khí Oxy đến con yêu sẽ gặp gián đoạn. Về lâu dài tiềm ẩn những tác hại đáng tiếc cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng thai nhi. Thắc mắc thai nhi giật giật trong bụng có nguy hiểm không đã được giải đáp xong. Vậy mẹ bầu nên làm gì để cải thiện tình trạng này?
Khi phát hiện thai nhi giật giật trong bụng, nấc cụt mẹ đừng vội lo lắng mà hãy thử thực hiện những điều dưới đây:
Nhìn chung, hiện tượng thai nhi giật giật trong bụng, nấc cụt không gây ra đau đớn nhưng tạo cho mẹ bầu tâm lý lo lắng, mất tập trung. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này xuất hiện, bạn nên lưu ý những điều dưới đây: