Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 19, 2021
Mục Lục Bài Viết
Cử động của thai nhi hay còn gọi là thai máy, dùng để chỉ hiện tượng em bé đạp chân, xoay trở, duỗi, co,… trong bụng mẹ. Khi em bé càng lớn thì những cử động này sẽ càng rõ ràng hơn. Cử động thai là một yếu tố điển hình giúp mẹ bầu dự đoán tình hình sức khỏe của con yêu.
Nếu em bé có cử động nhiều trong ngày (trừ lúc ngủ), chứng tỏ thai nhi vẫn mạnh khỏe. Ngược lại, thai máy yếu đi phản ánh con yêu đang đối mặt với những vấn đề không tốt. Trường hợp, em bé hoàn toàn chẳng có cử động gì hoặc máy yếu, tiềm ẩn nguy cơ bị suy hoặc chết lưu. Do đó, để theo dõi sức khỏe em bé kỹ lưỡng, mẹ bầu nên tập đếm số lần thai máy mỗi ngày.
Một số mẹ bầu cho biết cử động của thai nhi mang đếm cảm giác như bướm bay trong bụng hoặc sôi lục bục. Cũng có thời điểm, thai phụ nhìn thấy dấu vết do bàn chân em bé để lại. Mỗi mẹ bầu sẽ có cảm nhận khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn và tình hình sức khỏe của thai nhi. Em bé bắt đầu cử động từ tuần thứ 7 – 8, nhưng lúc này mẹ bầu chưa cảm nhận được rõ ràng, vì mức độ thai máy còn quá nhẹ.
Biểu hiện thai máy rõ hơn từ tuần 16 – 22. Mẹ có thể nhận biết dễ dàng những cú đạp hoặc hành động vươn vai của con. Mỗi ngày, em bé sẽ cử động khoảng 16 – 45 lần, khoảng cách giữa các lần dao động từ 50 – 75 phút. Mẹ sẽ không cảm nhận được thai máy khi bé ngủ. Em bé thường ngủ khoảng 20 – 40 phút, ít khi vượt quá 90 phút.
Cử động của thai nhi biểu hiện rõ ràng nhất ở tuần 30 – 38. Vậy thai nhi làm gì trong bụng mẹ lúc này? Em bé sẽ xoay trở, đạp hay cử động toàn thân. Do đó, thai phụ có thể cảm nhận rất dễ dàng. Hiện tượng thai máy khiến nhiều mẹ thích thú, vì bụng liên tục trồi lên rồi tĩnh lại sau những chuyển động của con yêu.
Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần phân biệt được hiện tượng thai máy và cơn gò tử cung. Hãy nhớ rằng, cơn gò tử cung sẽ khiến toàn bộ vùng bụng cứng lên. Trong khi thai máy chỉ cảm nhận ở một vùng nhất định. Nếu mẹ bầu thấy xuất hiện cơn gò tử cung, phải nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám.
Trong vài tuần đầu học cách theo dõi cử động của thai nhi mẹ bầu sẽ thấy khá khó khăn, vì chưa phân biệt được hiện tượng thai máy và sôi bụng. Nhưng rất nhanh sau đó, cử động do con yêu tạo ra sẽ được mẹ cảm nhận dễ dàng. Bạn sẽ thấy thai nhi xoay trở, cuộn tròn, đạp nhẹ hay căng duỗi mỗi ngày. Một vài bé sẽ cử động một cách tích cực hơn. Tất cả thai nhi có khoảng thời gian không máy vì đang ngủ.
Thông qua việc theo dõi cử động của thai nhi sẽ giúp mẹ bầu nhận ra những thay đổi đáng kể. Để ngăn ngừa tình trạng thai chết lưu và xác định vấn đề tìm ẩn kịp thời, bạn hãy dành thời gian đếm các cú đạp, cuộn tròn, cựa quậy,… của bé mỗi ngày nhé. Mặc dù, phương pháp đếm số lần thai máy được khuyến cáo cho những thai kỳ có nguy cơ cao. Nhưng khi bắt đầu thực hiện từ tuần 28, tất cả mẹ bầu đều được hưởng lợi.
Mẹ bầu cần phải chú ý và nhạy cảm hơn để theo dõi cử động của thai nhi. Vì thai máy tương tự như tiếng gõ nhịp vào thành bụng. Nếu bạn không lưu ý thì rất khó nhận ra. Mẹ bầu nên tính thời gian để cảm nhận đủ 10 cú đá, huých, cự quậy hoặc cuộn tròn. Trong vòng 2 giờ nhận ra ít nhất 10 cử động là lý tưởng nhất. Tuy nhiên, thai phụ vẫn có thể cảm nhận được 10 lần thai máy trong khoảng thời gian ngắn hơn, khi em bé khỏe mạnh và hiếu động.
Bạn nên chuẩn bị một cuốn sổ theo dõi để kiểm soát cử động của thai nhi tốt hơn. Trong sổ ghi lại thời điểm cảm nhận thai máy lần đầu tiên. Tiếp tục đánh dấu “x” cho đến khi đếm đủ 10 lần. Sau đó, ghi lại thời gian xuất hiện cử động thứ 10. Thông qua cách này sẽ giúp mẹ xác định được phải mất bao lâu để thai máy đủ 10 lần.
Mẹ nên thực hiện phương pháp đếm số lần cử động của thai nhi vào buổi sáng, trưa, chiều hay tối. Nếu bạn không có thời gian, ít nhất hãy thực hiện 1 lần/ngày trong vòng 30 phút. Sẽ chẳng xuất hiện lần thai máy nào nếu em bé đang ngủ. Tuy nhiên, thời gian ngủ của bé chỉ kéo dài từ 20 phút – 2 tiếng.
Thai nhi khỏe mạnh sẽ cử động hơn 4 lần/30 phút. Trường hợp có đến 4 cử động/1 tiếng, chứng tỏ em bé rất khỏe mạnh. Nếu con yêu máy ít hơn 10 lần/4 tiếng hoặc tất cả những cử động đều yếu, mẹ hãy tranh thủ đến cơ sở y tế thăm khám và kiểm tra bằng phương pháp khác.
Nếu mẹ bầu không cảm nhận thai máy sau 2 giờ, dù đã tuân thủ đúng hướng dẫn theo dõi cử động thì hãy đợi thêm vài giờ rồi thử lại. Trường hợp vẫn chưa đếm được cử động nào sau khi thử lại, bạn phải đến gặp bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể.
Cách đánh giá sức khỏe thai nhi thông qua cử động cụ thể như sau:
Nếu thai nhi cử động hơn 4 lần/giờ chứng tỏ sức khỏe tốt.
Em bé máy dưới 3 lần hoặc ít hơn trong 2 giờ liên tiếp là dấu hiệu báo động thai nhi yếu. Lúc này, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế thăm khám.
Trung bình thai nhi cử động khoảng 16 – 45 lần/ngày. Khoảng cách giữa các lần thai máy tối đa được ghi nhận là 50 – 75 phút. Trong lúc em bé ngủ, có thể không cảm nhận được cử động nào. Thai nhi thường ngủ từ 20 – 40 phút, ít khi vượt quá 90 phút.
Thai phụ nên nghỉ ngơi ở tư thế nằm, tập trung đếm số lần cử động trong 1 giờ. Đồng thời phải nhớ thời gian để ghi lại trong một biểu đồ. Khi tiến hành đếm, mẹ bầu nên tránh khoảng thời gian con ngủ. Thai nhi sẽ hoạt động nhiều nhất vào buổi tối.
Số lần thai máy sẽ đạt cao nhất ở tuần 28 – 32, sau đó giảm ít lại khi sắp sinh.