Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 3 29, 2023
Mục Lục Bài Viết
Làm thế nào để biết được điểm khác biệt của những giai đoạn thai triển thai nhi đôi. Hình ảnh siêu âm thai đôi qua các tuần dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn về sự sinh trưởng ở bé.
Bác sĩ cho biết quá trình phát triển của thai đôi cũng giống quá trình phát triển của các thai bình thường khác. Tuy nhiên, chị em cần phải theo dõi kỹ lưỡng và siêu âm định kỳ để đảm bảo quá trình sinh trưởng của bé diễn ra bình thường. Hãy xem ngay hình ảnh siêu âm thai đôi qua các tuần quan trọng nhé!
Mẹ bầu nếu có nhiều hơn một phôi thai khi siêu âm gọi là chu kỳ đa thai. Bác sĩ cho biết trong một chu kỳ kinh bình thường, nếu rụng nhiều hơn một trứng và tất cả các số trứng đó đều thụ tinh nhiều hơn một phôi thai sẽ được tạo thành, làm tổ trong tử cung, thường là sinh đôi hoặc ba.
Đây là cơ chế của sinh đôi khác trứng, còn nếu một trứng được thụ tinh và phân chia thành nhiều phôi khác nhau cũng hình thành nên thai đôi hoặc đa thai khác (sinh đôi cùng trứng). Trường hợp sinh đôi cùng trứng thường ít gặp hơn so với thai đôi khác trứng.
Cho đến hiện nay siêu âm là kỹ thuật tốt nhất trong việc chẩn đoán mang thai đôi. Tuy nhiên khi nào mới thực hiện phương pháp này để biết được mẹ bầu mang thai đôi?
Theo kinh nghiệm dân gian thì thời điểm tốt nhất để chẩn đoán là trong tam cá nguyệt thứ nhất. Nếu bác sĩ nhìn thấy hai nhau thai riêng biệt khi siêu âm thì sẽ đưa ra kết luận là bạn đang mang thai đôi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể phát hiện ra mình mang thai đôi ngay từ lần đầu khám thai, khoảng tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ. Bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chắc chắn hơn ở tuần thứ 10 – 12 của thai kỳ do thời điểm này dễ nhận biết rõ hình thái và tim thai.
Bên cạnh siêu âm, mang thai đôi cũng được nhận biết qua các phương pháp:
Không cần phải đợi đến hình ảnh siêu âm thai đôi qua các tuần, mẹ bầu vẫn dễ nhận ra mình mang thai đôi qua những dấu hiệu dưới đây:
Nồng độ HCG trong máu, nước tiểu cao hơn bình thường là một trong những dấu hiệu của việc mang thai đôi sớm và thường phát hiện trong 2 tuần đầu tiên. HCG là một loại Hormone thai kỳ được tiết ra bởi nhau thai, phát hiện nhờ phương pháp xét nghiệm máu.
Tình trạng ốm nghén nặng xuất hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên và có liên quan đến nồng độ β-hCG trong máu. Thai phụ mang thai đôi, thai ba hay đa thai thường bị buồn nôn, nôn nhiều hơn so với bình thường. Thêm vào đó, tình trạng này có thể kéo dài lâu và giảm dần khi bạn bước vào tam cá nguyệt thứ hai.
Thỉnh thoảng bạn sẽ chưa có bất cứ dấu hiệu mang thai đôi nào hết mà thường nhận biết việc này dựa trên trực giác của bản thân. Điều này không đúng với mọi bà mẹ.
Dưới đây là hình ảnh siêu âm thai đôi qua các tuần quan trọng mà mẹ bầu cần nắm bắt:
Trong những trường hợp mang thai đôi, hình ảnh siêu âm sẽ cho thấy mỗi bé có một dây rốn riêng, nhưng không phải lúc nào cũng xuất hiện nhau thai, lớp màng bên ngoài và túi ối. Điều này còn tùy thuộc vào việc các bé là thai cùng hay khác trứng.
Đối với những bé thai đôi khác trứng, mỗi bé sẽ có túi ối, dây rốn, nhau thai và màng bọc bên ngoài riêng. Tất nhiên trong trường hợp này các bé không giống nhau hoàn toàn mà chỉ sở hữu một số điểm như một số anh chị em khác.
Còn những cặp thai đôi cùng trứng, tùy vào thời điểm phân chia mà bé sẽ có nhau thai và túi ối tách riêng hay không.
Tại thời điểm 4 tuần tuổi, hệ thần kinh của bé đã bắt đầu được hình thành. Ống thần kinh sẽ tạo thành não, tủy sống cũng như hệ thống thần kinh. Hệ tuần hoàn và tim của hai bé đang được hình thành.
Sang tuần thứ 5 của thai kỳ thì thai nhi đã có sự phát triển mạnh mẽ đặc biệt là hệ thần kinh và hệ tuần hoàn.
Tuần thứ 6 thường đánh bước tiến quan trọng trong thai kỳ: Mẹ có thể nghe được nhịp tim thai thông qua siêu âm. Đây là một trong những dấu hiệu quan trọng cho thấy hai bé phát triển tốt trong tử cung. Mẹ có thể nghe cùng lúc 2 nhịp tim.
Theo bảng theo dõi hình ảnh siêu âm thai đôi qua các tuần, ở giai đoạn này chiều dài từ đỉnh đầu đến mông của bé khoảng 5 – 12 mm, cân nặng ít hơn 1 gam nên bụng mẹ vẫn chưa biến đổi quá nhiều.
Tuần này cũng đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình phát triển của bé: Tim đã được chia làm 2 ngăn dần dần hình thành đủ 4 ngăn. Não, gan, thận và các cơ quan khác ở bé phát triển phức tạp hơn mỗi ngày.
Tuần 12 các bé thường dài khoảng 5,4 cm từ đầu đến mông. Qua siêu âm, bạn có thể nhận thấy rằng một thai nhi sẽ lớn hơn thai còn lại. Sự khác biệt này không quá lớn và chưa đáng lo ngại.
Tương tự như quá trình phát triển của thai nhi thông thường, ở tuần này những cặp thai đôi sẽ hình thành dấu vân tay, móng tay. Các bé cũng sẽ tích cực mút ngón tay.
Từ tuần thứ 20, bác sĩ sẽ thường xuyên đo chiều dài đầu – chân thay vì đầu – mông như trước đây. Các bé thường dài khoảng 26 cm từ đầu đến chân. Bạn vẫn sẽ thấy kết quả hình ảnh siêu âm của một bé lớn hơn bé còn lại.
Tuần này em bé sẽ trải qua dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển thai nhi: Các vùng chịu trách nhiệm về 5 giác quan sẽ được hình thành trong não bé.