Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hiền | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 12 21, 2021
Mục Lục Bài Viết
Đối với người có nhu cầu xuất khẩu lao động Nhật Bản, khám sức khỏe đạt điều kiện là yếu tố mang tính tiên quyết. Theo đó, người lao động phải đáp ứng được các điều kiện sau:
Điều kiện về ngoại hình
Người lao động tham gia tuyển chọn phải đáp ứng được những tiêu chí về cân nặng, chiều cao như:
Điều kiện về sức khỏe
Khi người lao động mắc 1 trong 13 nhóm bệnh dưới đây sẽ bị cấm đi Nhật:
Nhìn chung, người lao động khám sức khỏe đi Nhật phải có thể trạng phù hợp với ngành nghề, không bị dị tật hay mắc bệnh mãn tính, truyền nhiễm. Phụ nữ có thai cũng không được xuất khẩu lao động Nhật.
Theo kinh nghiệm, người lao động nên khám sức khỏe đi Nhật vào buổi sáng. Vì những thời điểm còn lại trong ngày khá đông đúc, bạn phải chen lấn và chờ đợi lâu. Đặc biệt là các bạn ở xa cơ sở y tế, khi khám vào buổi sáng bạn có thể đón xe về ngay trong ngày, giúp bản thân tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Bên cạnh đó, có nhiều cò mồi tại bệnh viện, tìm cách lôi kéo người lao động bỏ tiền ra để thăm khám nhanh chóng hơn. Bạn nên cảnh giác với những đối tượng này nhé. Chỉ nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và cán bộ tư vấn. Để khám sức khỏe toàn diện thông thường chỉ mất khoảng 2 – 3 tiếng.
Người lao động cần mang theo ảnh 4×6 khi khám sức khỏe đi Nhật và lưu ý thêm những vấn đề dưới đây:
Danh mục khám sức khỏe đi Nhật xuất khẩu lao động gồm:
Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm những phương pháp chẩn đoán khác.
Hiện nay, quy trình khám sức khỏe đi Nhật xuất khẩu lao động gồm các bước:
Trong quá trình khám sức khỏe đi Nhật xuất khẩu lao động sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh. Đa khoa Phương Nam sẽ chỉ ra một số vấn đề điển hình và hướng giải quyết cụ thể như sau:
Đối tác thường yêu cầu người lao động sang Nhật có chiều cao > 1m60 với nam và > 1m50 với nữ. Không có tiêu chuẩn cụ thể cho cân nặng nhưng thể trạng phải khỏe mạnh, đừng quá gầy hay béo phì. Nhiều bạn thắc mắc trong quá trình khám chiều cao bị thấp hơn 1 – 2 cm. Lúc này bạn cần xác định lại chiều cao thật của mình, nếu kết quả sai lệch thì nên yêu cầu khám lần nữa.
Thị lực
Bác sĩ thường đo thị lực theo thang điểm 10. Thị lực được 8/10 trở lên thì được coi là tốt. Một số bạn dù trước đó không mắc phải vấn đề gì về mắt nhưng lại bị kết luận kém. Nếu gặp phải trường hợp này, có khả năng bạn không phát hiện ra mắt mình bị kém hoặc trong quá trình chờ đợi, đi lại, ăn uống chưa tốt dẫn đến tình trạng hoa mắt. Cũng có khả năng vì mất bình tĩnh mà bạn đọc sai chữ cái theo yêu cầu của bác sĩ, làm kết quả kém đi.
Do đó khi khám mắt bạn cần giữ bình tĩnh. Nếu thấy mắt có vấn đề bạn hãy đề nghị khám lại lần nữa để đảm bảo nhận được kết quả chính xác. Trường hợp kết quả khám lại vẫn kém, bạn nên xin đơn thuốc để cải thiện thị lực. Nếu bạn thật sự bị cận, công ty xuất khẩu lao động sẽ đưa ra quyết định cụ thể tùy vào mức độ.
Mù màu
Có những lao động bị mù một màu hay nhiều màu. Đây là bệnh lý liên quan đến khả năng phân biệt màu sắc. Thông thường, bạn vẫn được kết luận đủ điều kiện sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nếu bị mù màu. Trong form sức khỏe sẽ ghi rõ bạn bị rối loạn sắc giác. Đến nay, bệnh mù màu gần như không chữa trị được. Tuy nhiên, để hoàn tất hồ sơ đi xuất khẩu lao động Nhật thì đây là yếu tố không bắt buộc.
Loạn thị
Loạn thị có thể xảy ra kết hợp với viễn thị hoặc cận thị, thường xuất hiện từ lúc mới sinh. Loạn thị làm mờ tầm nhìn ở mọi khoảng cách. Ứng viên phải chọn điều trị bằng phẫu thuật hoặc dùng kính tùy vào kết luận của bác sĩ chuyên môn.
Tùy vào bệnh lý đang mắc phải, người lao động sẽ được tư vấn điều trị hoặc bị từ chối cấp giấy khám sức khỏe đi Nhật, cụ thể như sau:
Hiện nay, các công ty xuất khẩu lao động thường liên kết với các cơ sở y tế để thăm khám cho ứng viên. Cũng có trường hợp người lao động tự đi thăm khám.
Nhìn chung, dù khám bệnh dưới hình thức nào cũng cần chọn bệnh viện, phòng khám uy tín, được Sở Y Tế cấp phép hoạt động, đáp ứng đủ những tiêu chí dưới đây:
Ứng viên bị tật khúc xạ trên thực tế sẽ gặp nhiều bất tiện trong lao động cũng như cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, không đồng nghĩa với việc ứng viên sẽ mất cơ hội đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Một số ngành nghề sẽ cho phép tiếp nhận người lao động bị cận, nhưng phải đảm bảo những điều kiện bổ sung như:
Khi thị lực không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, nhiều ứng viên đã đến cơ sở y tế mổ cận. Phương án mổ cận sẽ giúp sinh hoạt hàng ngày trở nên thuận lợi hơn và hỗ trợ bạn có khả năng được chọn xuất khẩu lao động. Tuy nhiên hãy thận trọng khi lựa chọn cơ sở y tế mổ cận.