Khám Sức Khỏe Visa Canada Và Những Lưu Ý Phải Biết

Trang chủ > Dịch Vụ Y Tế > Khám Sức Khỏe Visa Canada Và Những Lưu Ý Phải Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hiền | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 12 20, 2021

Trong quy trình xin visa nhập cảnh Canada khám sức khỏe là khâu đơn giản, dễ thực hiện nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về việc khám sức khỏe visa Canada như danh mục, giấy tờ cần chuẩn bị, yêu cầu tiêm chủng,… Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn bạn nhé!

Khám sức khỏe visa Canada có bắt buộc hay không?

Ở các quốc gia phát triển thường có quy định rất chặt chẽ về sức khỏe với công dân ngoại quốc nhập cảnh vào. Tuy nhiên chính phủ Canada lại không yêu cầu bắt buộc khám sức khỏe đối với tất cả các trường hợp nhập cảnh. Việc khám sức khỏe là không cần thiết nếu bạn lưu trú tại Canada trong vòng 6 tháng hoặc ít hơn, trừ trường hợp học tập hoặc làm việc trong ngành giáo dục, y tế.

kham-suc-khoe-visa-canada-1
Nếu muốn ở Canada trên 6 tháng bạn bắt buộc phải khám sức khỏe

Nếu bạn đã sống hoặc du lịch 6 tháng tại một số quốc gia hay vùng lãnh thổ (nằm trong danh sách chỉ định khám sức khỏe của chính phủ Canada) và có ý định lưu trú ở Canada trên 6 tháng thì phải tiến hành thăm khám. Và Việt Nam là quốc gia nằm trong danh sách kể trên. Do đó, khi muốn ở Canada trên 6 tháng bạn cần đi khám sức khỏe.

Mục đích của quy định này là phòng ngừa nguy cơ người nhập cảnh mang theo bệnh truyền nhiễm từ quốc gia của họ. Bên cạnh đó, thông qua việc thăm khám sẽ loại trừ những cá nhân mắc bệnh mạn tính, có khả năng làm tăng gánh nặng cho dịch vụ phúc lợi y tế của Canada. Đồng thời, bác sĩ cũng đánh giá được thể trạng của bạn có sẵn sàng thích nghi với môi trường sống mới hay không. Thế nên, khám sức khỏe visa Canada có vai trò rất quan trọng.

Ngoài ra, với người đã thăm khám, được cấp giấy chứng nhận và nộp cùng hồ sơ xin visa thì có thể chủ động kiểm tra sức khỏe tại bất kỳ cơ sở y tế nào. Việc phê duyệt hồ sơ của bạn sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn nếu các giấy tờ cần thiết được chuẩn bị đầy đủ. Với người sau khi nộp hồ sơ xin visa mới khám sức khỏe, Lãnh sự quán Canada sẽ yêu cầu khám tại cơ sở y tế được chỉ định. Vậy danh mục khám sức khỏe visa Canada gồm những gì?

Danh mục khám sức khỏe visa Canada

Danh mục khám sức khỏe visa Canada nhìn chung khá đơn giản, chỉ bao gồm các bài kiểm tra tổng quát. Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm những loại kiểm tra chuyên sâu hơn.

Danh mục khám sức khỏe visa Canada thường gặp

  • Đo chiều cao, cân nặng.
  • Kiểm tra thị lực, thính lực.
  • Khám da liễu.
  • Đo huyết áp.
  • Khám nội tổng quát.
  • Xét nghiệm nước tiểu, máu.

Để đánh giá tình trạng sức khỏe của người nhập cư, xét nghiệm máu là bài kiểm tra quan trọng nhất. Vì vậy, trước khi khám bạn cần nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng. Đặc biệt, bạn không nên dùng đồ ngọt trước lúc lấy mẫu máu, tránh làm lượng đường trong máu tăng lên làm kết quả bị sai lệch.

Danh mục khám sức khỏe visa Canada bổ sung

Bạn có thể được yêu cầu xét nghiệm cận lâm sàng và chụp X-quang phổi tùy thuộc vào độ tuổi. Dựa vào những chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ thảo luận thêm với bạn về việc thực hiện thêm danh mục kiểm tra bổ sung. Khi bạn được yêu cầu thực hiện các danh mục bổ sung đừng quá lo lắng, bởi rất có thể đây chỉ là những nội dung khám theo độ tuổi do chính phủ Canada quy định.

Các giấy tờ cần chuẩn bị khi khám sức khỏe xin visa

Khi đến cơ sở y tế khám sức khỏe visa Canada theo lịch hẹn, bạn phải mang theo:

  • Giấy tờ tùy thân: Căn cước công dân (chứng minh nhân dân) hoặc hộ chiếu.
  • Kính áp tròng hoặc kính mắt nếu bị cận thị.
  • Giấy chứng nhận sức khỏe trong khoảng thời gian gần nhất (nếu có).
  • Bạn nên mang theo đơn thuốc, kết quả xét nghiệm, hồ sơ bệnh nếu đã hoặc đang mắc bệnh.

Danh sách bệnh lý không nhận được visa đi Canada

kham-suc-khoe-visa-canada-4
Nhiễm HIV/AIDS sẽ không xin được visa đi Canada

Người mắc phải một trong số các bệnh dưới đây thông thường sẽ không xin được visa Canada:

  • Giang mai, lậu, HIV/AIDS.
  • Sốt rét, sốt xuất huyết, viêm đường hô hấp nặng do virus.
  • Bệnh dại, bạch hầu, ho gà, lao phổi, cúm A/H5N1, cúm.
  • Lỵ trực khuẩn, đậu mùa, dịch hạch.
  • Viêm màng não, viêm não, viêm gan B.
  • Viêm ruột, viêm miệng, viêm da mụn mủ.
  • Sán lá gan, sán lá phổi, sán dây, sán lá ruột.
  • Bệnh do nấm gây ra.
  • Bệnh mắt hột.
  • Bệnh do liên cầu khuẩn lợn gây ra ở người, tả, xoắn khuẩn tiêu chảy, Ebola.
  • Rubella, quai bị.
  • Phát ban, bại liệt, sởi, tay chân miệng, uốn ván.

Với các bệnh lý chỉ mang tính tạm thời, nhẹ thì không cần lo lắng vì không làm ảnh hưởng đến kết quả xin visa Canada. Nếu mắc bệnh liên quan đến gan hoặc phổi thì chỉ khi chữa khỏi một cách hoàn toàn (được chứng nhận y tế), bạn mới có thể nộp đơn xin cấp visa Canada.

Tiêm phòng sau khi khám sức khỏe visa Canada

Trước khi nhập cảnh vào Canada không phải đối tượng nào cũng cần tiêm ngừa. Người muốn lưu trú tại Canada trên 6 tháng hoặc học tập hay làm việc trong lĩnh vực giáo dục, y tế thì phải chủng ngừa đầy đủ trước khi nhập cảnh. Thông thường, người muốn định cư tại Canada và du học sinh được yêu cầu phải hoàn thiện danh mục này trong hồ sơ xin visa. Những loại vacxin dưới đây thường được yêu cầu tiêm chủng:

  • Ho gà.
  • Thủy đậu.
  • Viêm não mô cầu.
  • Rubella.
  • Quai bị.
  • Sởi.
  • Bại liệt.
  • Uốn ván.
  • Bạch hầu.

Hầu như những mũi tiêm này đều rất cơ bản, chúng ta gần như đã hoàn thành từ khi còn bé. Tuy nhiên, mọi người thường không giữ giấy chứng nhận hoặc sổ theo dõi tiêm phòng. Vậy nên nếu bạn tiêm chưa đủ mũi theo yêu cầu hoặc không có giấy tờ xác nhận cần thiết thì phải tiêm phòng bổ sung.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn một số thông tin quan trọng về việc khám sức khỏe visa Canada. Mong rằng bạn sẽ nhận được kết quả thăm khám tốt và hoàn tất hồ sơ xin visa nhanh chóng nhé. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ