Tham vấn y khoa: Bác sĩ Leong Yuet Cheng | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 17, 2020
Mục Lục Bài Viết
Rối loạn nội tiết tố là tình trạng các hormone trong cơ thể, đặc biệt là progesterone và estrogen mất đi sự cân bằng vốn có. Nó khiến quá trình trao đổi chất hay những chức năng sinh lý của cơ thể bị ảnh hưởng
Rối loạn nội tiết thường gặp ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng biết nội tiết tố của mình đang bị rối loạn cho đến khi những dấu hiệu bất thường xuất hiện ngày càng nhiều.
Thực tế thì bạn có thể nhận biết tình trạng rối loạn nội tiết của bản thân thông qua những dấu hiệu sau:
Biểu hiện rối loạn nội tiết thường gặp nhất ở nữ giới đó chính là rối loạn kinh nguyệt như chậm kinh, trễ kinh, rong kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều… Kinh nguyệt ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới, nếu chu kỳ hành kinh bị rối loạn trong thời gian dài, sẽ tác động trực tiếp đến việc mang thai và trở thành nguyên nhân vô sinh hàng đầu ở nữ giới.
Dấu hiệu tiếp theo thường xuất hiện khi bị rối loạn nội tiết đó là nổi mụn, đây là biểu hiện thường gặp nhất. Nếu tự dưng bạn bị nổi nhiều mụn, đặc biệt mụn mọc ở nhiều vị trí như mặt, lưng, ngực thì khả năng bạn đang bị rối loạn nội tiết là rất cao.
Ngoài ra, một số người khi nội tiết tố rối loạn sẽ có triệu chứng mất ngủ kéo dài, ngủ không ngon giấc, hay bị tỉnh dậy giữa đêm do lúc này nồng độ progesterone bị giảm xuống mức thấp, ảnh hưởng đến khả năng duy trì giấc ngủ.
Rối loạn kinh nguyệt và nổi mụn là dấu hiệu rối loạn nội tiết tố thường gặp nhất.
Nội tiết tố rối loạn gây chứng đau đầu thường xuyên kèm theo việc cơ thể thường xuyên tiết rất nhiều mồ hôi. Điều này khiến người bệnh dễ bị stress và mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nếu các triệu chứng mệt mỏi xuất hiện thường xuyên dù bạn không hề lao động nặng nhọc thì đây chính là dấu hiệu nội tiết tố bị rối loạn. Ngoài ra, trường hợp này, một số người con bị mất tập trung, suy giảm trí nhớ.
Hơn nữa, cơ thể trở nên dễ tăng cân hơn bình thường, đây là do việc thiếu hụt hormone khiến cơ thể dễ trữ mỡ hơn bình thường.
Tình trạng rối loạn nội tiết có thể kèm theo chứng rối loạn hệ tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, khó tiêu…
Việc mất cân bằng hormone khiến ham muốn tình dục bị giảm đi rất nhiều.
Khi nội tiết tố bị rối loạn, cơ thể mất đi sự cân bằng hormone vốn có thì bạn rất dễ mắc phải các bệnh lý phụ khoa và nam khoa. Do vậy, khi đột nhiên mắc các bệnh lý về vùng kín thì có thể là do nội tiết tố bị rối loạn gây ra.(Tìm hiểu khám phụ khoa tổng quát giá bao nhiêu)
Nội tiết tố giữ vai trò điều hòa cơ thể, một khi nó bị rối loạn, cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này bao gồm:
Việc lạm dụng thuốc tránh thai, sử dụng thuốc tránh thai kéo dài và thường xuyên là tác nhân chính gây nên tình trạng rối loạn nội tiết.
Việc cơ thể luôn ở trong trạng thái căng thẳng, lo âu, stress sẽ khiến hormone bị mất cân bằng. Đặc biệt, khi nồng độ Estrogen tăng cao, phụ nữ còn có nguy cơ mắc các bệnh về buồng trứng hay tuyến yên.
Thói quen ăn uống thiếu dinh dưỡng, kém khoa học, không lành mạnh là nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn nội tiết. Bởi khi cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng sẽ làm sự cân bằng của hormone bị mất đi.
Để cải thiện tình trạng nội tiết tố bị rối loạn, cần thay đổi thói quen sinh hoạt lẫn chế độ ăn uống. Cụ thể như sau:
Hãy tạo thói quen vận động và tập thể dục thường xuyên để có thể lấy lại sự cân bằng hormone của cơ thể. Bởi khi tập thể dục, cơ thể sẽ tăng tiết testosterone… để hạn chế rối loạn nội tiết.
Hạn chế thức khuya và hãy ngủ đủ 7 – 8 tiếng một ngày. Thường xuyên thả lỏng bản thân, đừng để tinh thần bị căng thẳng thường xuyên.
Hãy sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn hơn thay vì lạm dụng thuốc tránh thai thường xuyên.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không bỏ bữa, không ăn quá nhiều thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Bổ sung nhiều rau xanh, vitamin để giúp nội tiết tố cân bằng tốt hơn.
Khi tình trạng rối loạn nội tiết kéo dài, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám cũng như tìm biện pháp khắc phục hiệu quả. Thường thì lúc này, tùy vào nguyên nhân cũng như mức độ bệnh lý của từng người, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc phù hợp kết hợp với điều chỉnh lối sống.