Bí kíp tự kiểm tra thị lực tại nhà: Đơn giản và hiệu quả

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Nhãn khoa > Bí kíp tự kiểm tra thị lực tại nhà: Đơn giản và hiệu quả

Tác giả: ngocdo Ngày đăng: Tháng chín 23, 2024

Bạn đang lo lắng về tình trạng mờ mắt, mỏi mắt? Đừng bỏ qua bài viết này! Đa khoa Phương Nam sẽ chia sẻ những phương pháp kiểm tra thị lực tại nhà vô cùng đơn giản nhưng lại mang đến kết quả chính xác cao. Hãy cùng khám phá những bí kíp được trình bày đầy đủ trong bài viết này nhé!

Có nên kiểm tra thị lực tại nhà?

Chắc hẳn bạn đang tò mò: Liệu mình có nên tự kiểm tra thị lực tại nhà không?. Câu trả lời là: Nên thực hiện. Bởi vì, đây là một lựa chọn tiện lợi và nhanh chóng cho những ai muốn theo dõi sức khỏe đôi mắt mà không cần ra khỏi nhà. Bên cạnh đó, cách làm này cũng có rất nhiều điểm đặc biệt.

Nên kiểm tra thị lực tại nhà thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe của đôi mắt
Nên kiểm tra thị lực tại nhà thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe của đôi mắt

Ưu điểm khi kiểm tra thị lực tại nhà:

  • Tiện lợi: Với việc kiểm tra tại nhà, bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Bạn có thể biến phòng khách nhà mình thành một phòng khám mắt mini bất cứ lúc nào bạn muốn. Không cần xếp hàng chờ đợi, không lo bị trễ giờ làm, quá tuyệt vời phải không nào.
  • Nhanh chóng: Chỉ cần vài phút rảnh rỗi, bạn đã có thể kiểm tra sơ bộ tình trạng đôi mắt của mình. Quá trình này nhanh gọn lẹ và bạn sẽ luôn cảm thấy thoải mái.
  • Đơn giản: Không cần đến các thiết bị chuyên dụng, bạn có thể tận dụng ngay các công cụ đơn giản có sẵn để tự kiểm tra.
  • Phát hiện sớm các vấn đề về mắt: Qua việc kiểm tra thường xuyên tại nhà, bạn có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của mắt. Nhờ đó, bạn có thể chủ động đi khám bác sĩ và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Dù kiểm tra thị lực tại nhà có nhiều ưu điểm, nhưng cũng không thiếu những nhược điểm cần lưu ý!

Nhược điểm khi kiểm tra thị lực tại nhà:

  • Kết quả không chính xác: Các phương pháp kiểm tra tại nhà không thể cung cấp kết quả chính xác và chi tiết như khi được thực hiện bởi các chuyên gia y tế.
  • Thiếu thiết bị chuyên dụng: Việc thiếu các thiết bị y tế chuyên nghiệp có thể làm giảm độ chính xác của các bài kiểm tra, khiến bạn khó đánh giá đúng tình trạng thị lực của mình.

Khuyến cáo Y khoa: Tốt nhất, để có kết quả đầy đủ và chính xác, cũng như để nhận được các tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp, bạn nên thăm khám bác sĩ thường xuyên nhé. Điều này khá quan trọng, bạn cần lưu ý.

Những phương pháp kiểm tra thị lực tại nhà phổ biến

Với những người “lười di chuyển” thì việc kiểm tra thị lực ngay tại nhà là sự lựa chọn tuyệt vời thay cho việc phải đến các phòng khám nhãn khoa. Thật may vì hiện tại có rất nhiều cách giúp bạn việc này dễ dàng đó là sử dụng các app trên smartphone hoặc các bài kiểm tra thủ công. Hãy cùng đến với từng mục cụ thể xem bạn hợp với phương pháp nào nhé.

Kiểm tra thị lực tại nhà có thể sử dụng app chuyên dụng hoặc thực hiện các bài cơ bản đều được
Kiểm tra thị lực tại nhà có thể sử dụng app chuyên dụng hoặc thực hiện các bài cơ bản đều được

Sử dụng ứng dụng các app miễn phí

Ở thời đại công nghệ số, việc kiểm tra thị lực cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn có thể thực hiện ngay thông qua việc tải các ứng dụng đo thị lực miễn phí dưới đây:

  • Eye Exercises: VisionUp: Ứng dụng này cung cấp nhiều bài kiểm tra thị lực cơ bản, từ kiểm tra độ nhạy sáng đến khả năng quan sát màu sắc. Điểm nổi bật của Eye Exercises: VisionUp là giao diện dễ sử dụng, các bài kiểm tra được thiết kế thân thiện, giúp bạn phát hiện các vấn đề thị lực một cách nhanh chóng, hiệu quả.
  • Visual Acuity Test: Được thiết kế với các bài kiểm tra thị lực chuẩn, giúp bạn đánh giá độ rõ nét của thị lực bằng cách sử dụng các biểu đồ kiểm tra giống như ở phòng khám. 
  • EyeCare Vision Test: EyeCare không chỉ cung cấp các bài kiểm tra thị lực cơ bản mà còn cung cấp thông tin hữu ích về cách chăm sóc mắt,các mẹo bảo vệ sức khỏe đôi mắt. Điểm nổi bật của ứng dụng này là khả năng theo dõi, nhắc nhở, ghi lại tiến trình kiểm tra thị lực của bạn qua thời gian.
  • Smart Optometry: Ứng dụng này được thiết kế để cung cấp các bài kiểm tra thị lực đa dạng, bao gồm kiểm tra độ rõ nét, phân biệt màu sắc, và khả năng nhìn sâu.

Thực hiện bài kiểm tra dưới đây

Ngoài việc áp dụng những app tiện lợi bên trên thông qua smartphone, bạn có thể tiến hành kiểm tra thị lực bằng việc chuẩn bị một số vật dụng cần thiết cơ bản và sau đó thực hiện các bài cơ bản. Dưới đây là 7 bài kiểm tra khá hiệu quả mà bạn có thể thử bất cứ lúc nào.

Bài 1: Kiểm tra thị lực gần

Bạn hãy thực hiện như sau:

  • Đứng cách một bức tường khoảng 1m
  • Vẫn đeo kính bình thường.
  • Che một mắt rồi đọc xem chữ E quay về hướng nào.
  • Ghi chép kết quả bạn thu được để đối chiếu với kết quả thị lực tiêu chuẩn.

Chúng ta test cả 2 mắt nhé. 

Kiểm tra mắt phải 

Hãy lấy tay để che mắt bên trái lại và bắt đầu nhé!

Hình 1: Chữ E quay về hướng nào?

Kiểm tra mắt phải

Hình 2: Chữ E quay về hướng nào?

Kiểm tra mắt phải

Hình 3: Chữ E quay về hướng nào?

Kiểm tra mắt phải

Hình 4: Chữ E quay về hướng nào?

Kiểm tra mắt phải

Hình 5: Chữ E quay về hướng nào?

Kiểm tra mắt phải

Hình 6: Chữ E quay về hướng nào?

Kiểm tra mắt phải

Kiểm tra mắt trái

Mắt trái chúng ta cũng làm tương tự vậy.

Lấy tay che mắt phải vào và bắt đầu nhé!

Hình 1: Chữ E quay về hướng nào?

Kiểm tra mắt phải

Hình 2: Chữ E quay về hướng nào?

Kiểm tra mắt phải

Hình 3: Chữ E quay về hướng nào?

Kiểm tra mắt phải

Hình 4: Chữ E quay về hướng nào?

Kiểm tra mắt phải

Hình 5: Chữ E quay về hướng nào?

Kiểm tra mắt phải

Hình 6: Chữ E quay về hướng nào?

Kiểm tra mắt phải

So sánh kết quả ghi được với đáp án sau:

  • Mắt phải: hình 1 – trên; hình 2 – dưới; hình 3 – trên; hình 4 – dưới; hình 5 – trên; hình 6 – trái.
  • Mắt trái: hình 1 – phải; hình 2 – dưới; hình 3 – trên; hình 4 – phải; hình 5 – dưới; hình dưới – trên.

Nếu kết quả kiểm tra cả hai mắt trùng với kết quả này, thì cả 2 mắt đều có thị lực tốt. Trường hợp nếu 1 trong 2 mắt đoán sai kết quả thì mắt đó đang có vấn đề về thị lực, bạn hãy đến bác sĩ kiểm tra nhé!

Bài 2: Kiểm tra loạn thị

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn hãy ngồi cách xa vị trí màn hình máy tính khoảng từ 1m, đeo kính nếu bạn dùng kính mắt hoặc áp tròng.
  • Dùng tay để che một bên mắt để đo thị lực của mắt bên kia.
  • Nhìn vào hình ảnh hiển thị và đọc để biết bạn có nhìn thấy các đường tối màu hơn không.
  • Ghi chép kết quả bạn thu được để đối chiếu với kết quả thị lực tiêu chuẩn.

Kiểm tra mắt phải: 

  • Bạn che mắt trái lại và chỉ ra các đường kẻ 1-2-3-4-5-6-7 có đậm màu hay là sắc nét hơn không? 
  • Chỉ cần trả lời có hoặc không.

Kiểm tra mắt phải loạn thị

Kiểm tra mắt trái: 

  • Bạn che mắt phải lại và chỉ ra các đường kẻ 1-2-3-4-5-6-7 có đậm màu hay là sắc nét hơn không? 
  • Chỉ cần trả lời có hoặc không.

Kiểm tra mắt trái loạn thị

So sánh kết quả ghi được với đáp án sau:

  • Nếu kết quả bạn ghi được là không thì có nghĩa là cả hai mắt của bạn khá tốt, không có vấn đề loạn thị
  • Nếu một trong hai mắt sau khi kiểm tra mà nhìn thấy có đường đậm hơn thì có thể mắt bạn đang bị loạn thị. Vậy nên cần tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.

Bài 3: Kiểm tra độ nhạy của mắt với ánh sáng

Cách thực hiện cũng khá đơn giản:

  • Đầu tiên ngồi cách màn hình máy tính khoảng 1m.
  • Nếu bạn đang đeo bất kỳ loại kính nào thì hãy giữ nguyên.
  • Che một bên mắt và dùng mắt còn lại để đoán chữ C quay về hướng nào. 
  • Ghi chép kết quả bạn thu được để đối chiếu với kết quả thị lực tiêu chuẩn.

Kiểm tra mắt phải:

Bạn che mắt trái lại và tiến hành đọc kết quả.

Hình 1: Chữ C quay về hướng nào?

Kiểm tra độ nhạy của mắt với ánh sáng

Hình 2: Chữ C quay về hướng nào?

Kiểm tra độ nhạy của mắt với ánh sáng

Hình 3: Chữ C quay về hướng nào?

Kiểm tra độ nhạy của mắt với ánh sáng

Hình 4: Chữ C quay về hướng nào?

Kiểm tra độ nhạy của mắt với ánh sáng

Hình 5: Chữ C quay về hướng nào?

Kiểm tra độ nhạy của mắt với ánh sáng

Hình 6: Chữ C quay về hướng nào?

Kiểm tra độ nhạy của mắt với ánh sáng

Hình 7: Chữ C quay về hướng nào?

Kiểm tra độ nhạy của mắt với ánh sáng

Hình 8: Chữ C quay về hướng nào?

Kiểm tra độ nhạy của mắt với ánh sáng

Hình 9: Chữ C quay về hướng nào?

Kiểm tra độ nhạy của mắt với ánh sáng

Hình 10: Chữ C quay về hướng nào?

Kiểm tra độ nhạy của mắt với ánh sáng

Kiểm tra mắt trái:

Làm tương tự như làm với mắt phải. Bạn che mắt phải lại và tiến hành đọc kết quả.

Hình 1: Chữ C quay về hướng nào?

Kiểm tra độ nhạy của mắt với ánh sáng

Hình 2: Chữ C quay về hướng nào?

Kiểm tra độ nhạy của mắt với ánh sáng

Hình 3: Chữ C quay về hướng nào?

Kiểm tra độ nhạy của mắt với ánh sáng

Hình 4: Chữ C quay về hướng nào?

Kiểm tra độ nhạy của mắt với ánh sáng

Hình 5: Chữ C quay về hướng nào?

Kiểm tra độ nhạy của mắt với ánh sáng

Hình 6: Chữ C quay về hướng nào?

Kiểm tra độ nhạy của mắt với ánh sáng

Hình 7: Chữ C quay về hướng nào?

Kiểm tra độ nhạy của mắt với ánh sáng

Hình 8: Chữ C quay về hướng nào?

Kiểm tra độ nhạy của mắt với ánh sáng

Hình 9: Chữ C quay về hướng nào?

Kiểm tra độ nhạy của mắt với ánh sáng

Hình 10: Chữ C quay về hướng nào?

Kiểm tra độ nhạy của mắt với ánh sáng

So sánh kết quả ghi được với đáp án sau:

  • Kết quả hình ảnh mắt phải: Hình 1 – trên; Hình 2 – dưới; Hình 3 – trên; Hình 4 – trái; Hình 5 – dưới; Hình 6 – trái; Hình 7 – dưới; Hình 8 – trái; Hình 9 – dưới; Hình 10 – phải.
  • Kết quả hình ảnh mắt trái: Hình 1 – trái; Hình 2 – trên; Hình 3 – trái; Hình 4 – phải; Hình 5 – trên; Hình 6 – phải; Hình 7 – trên; Hình 8 – trái; Hình 9 – trên; Hình 10 – phải.
  • Nếu trả lời đúng tất cả khi kiểm tra cả 2 mắt thì mắt bạn có độ nhạy với sự tương phản khá tốt.
  • Nếu khi kiểm tra 1 trong 2 mắt trả lời sai, thì có nghĩa là mắt bạn đang có vấn đề về tương phản. Nên đến bác sĩ để kiểm tra mắt nhé.

Bài 4: Kiểm tra tầm nhìn gần (viễn thị I)

Hướng dẫn:

  • Ngồi cách xa màn hình máy tính khoảng 40cm
  • Vẫn đeo kính nếu như hàng ngày bạn vẫn đeo.
  • Ghi chép lại câu trả lời bạn có và so sánh với kết quả đo thị lực tiêu chuẩn.

Bạn có thể đọc được hết nội dung ở 4 dòng dưới này không.

Chỉ trả lời (có) hoặc (không).

Trời ban ánh sáng năm tháng tư bề, dáng ai về chung lối

Người mang tia nắng nhưng cớ sao còn tăm tối

Thiên lý ơi, em có thể ở lại đây không

Biết chăng ngoài trời mưa giông, nhiều cô đơn lắm nghe

So sánh kết quả ghi được với đáp án sau:

  • Nếu bạn đọc được tất cả các dòng này thì tầm nhìn gần của bạn rất tốt.
  • Nếu bạn không thể đọc hết hoặc chỉ đọc được 1 – 2 dòng đầu thì bạn cần đến bác sĩ ngay nhé.

Bài 5: Kiểm tra tầm nhìn gần (viễn thị II)

Hướng dẫn:

  • Ngồi cách xa màn hình máy tính khoảng 40cm
  • Vẫn đeo kính nếu như hàng ngày bạn vẫn đeo.
  • Ghi chép lại câu trả lời bạn có và so sánh với kết quả đo thị lực tiêu chuẩn.

Bạn có thể đọc được hết nội dung ở 4 dòng dưới này không.

Chỉ trả lời (có) hoặc (không).

Bạn nhìn thấy được hình tròn tối màu/ đậm màu hơn các hình bên dưới không:

(a) Hình nền màu đỏ. Trả lời có hoặc không

(b) Hình nền màu xanh. Trả lời có hoặc không

(c) Giống nhau, không có hình tròn nào tối/ đậm màu hơn. Trả lời có hoặc không.

Bạn nhìn thấy được hình tròn tối màu/ đậm màu hơn các hình bên dưới không

So sánh kết quả ghi được với đáp án sau:

  • Nếu thấy hình tròn có độ đậm giống nhau, bạn không bị viễn thị hoặc kính bạn đeo là phù hợp.
  • Nếu nhìn thấy hình tròn đậm hơn ở một trong hai hình, rất có thể bạn đang bị viễn thị nên cần phải đến gặp bác sĩ để điều trị ngay.

Bài 6: Kiểm tra mù màu

Hướng dẫn:

  • Ngồi cách xa màn hình máy tính khoảng 40cm
  • Vẫn đeo kính nếu như hàng ngày bạn vẫn đeo.
  • Ghi chép lại câu trả lời bạn có và so sánh với kết quả đo thị lực tiêu chuẩn.

Hình 1: Nhìn thấy số mấy? Không thấy thì đánh X

Kiểm tra mù màu

Hình 2: Nhìn thấy số mấy? Không thấy thì đánh X

Kiểm tra mù màu

Hình 3: Nhìn thấy số mấy? Không thấy thì đánh X

Kiểm tra mù màu

Hình 4: Nhìn thấy số mấy? Không thấy thì đánh X

Kiểm tra mù màu

Hình 5: Nhìn thấy số mấy? Không thấy thì đánh X

Kiểm tra mù màu

Hình 6: Nhìn thấy số mấy? Không thấy thì đánh X

Kiểm tra mù màu

So sánh kết quả ghi được với đáp án sau:

  • Hình 1: Số 12
  • Hình 2: Số 29. Người bị mù màu sẽ thấy số 70 hoặc không thấy số gì cả.
  • Hình 3: Số 15. Người bị mù màu sẽ thấy số 17 hoặc không thấy số gì cả.
  • Hình 4: Số 97. Người bị mù màu sẽ không thấy số gì cả.
  • Hình 5: Số 16. Người bị mù màu sẽ không thấy số gì cả.
  • Hình 6: Người bình thường sẽ không thấy số gì cả.. Nhưng người bị mù màu thường thấy số 5.

Bài 7: Kiểm tra AMD – Kiểm tra thoái hóa điểm vàng

Cách thực hiện cũng khá đơn giản:

  • Đầu tiên ngồi cách màn hình máy tính khoảng 40cm.
  • Nếu bạn đang đeo bất kỳ loại kính nào thì hãy giữ nguyên.
  • Che một bên mắt và dùng mắt còn lại để nhìn vào hình ảnh.
  • Ghi chép kết quả bạn thu được để đối chiếu với kết quả thị lực tiêu chuẩn.

Kiểm tra mắt phải:

Bạn hãy che mắt trái, dùng mắt phải nhìn vào điểm đen chính giữa bên dưới. Hãy trả lời bạn có thể dòng nào bị méo hay không?

Chỉ trả lời Có hoặc Không.

Kiểm tra AMD - Kiểm tra thoái hóa điểm vàng

Kiểm tra mắt trái:

Bạn hãy che mắt phải, dùng mắt trái nhìn vào điểm đen chính giữa bên dưới. Hãy trả lời bạn có thể dòng nào bị méo hay không?

Chỉ trả lời Có hoặc Không.

Kiểm tra AMD - Kiểm tra thoái hóa điểm vàng

So sánh kết quả ghi được với đáp án sau:
Nếu đo cả hai mắt đều thấy các đường kẻ bình thường, không bị biến dạng thì bạn không bị thoái hoá điểm vàng do tuổi tác (AMD).

Nếu một trong hai mắt thấy có đường kẻ biến dạng, nhiều khả năng bạn đang bị thoái hoá điểm vàng. Vậy nên hãy gặp đến gặp bác sĩ sớm để kiểm tra và đưa ra phương án xử lý.

Lưu ý:

  • Các bài kiểm tra thị lực tại nhà chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế các phương pháp khám mắt chuyên nghiệp. Nên kết quả này cũng không hẳn là đúng đâu nhé.
  • Tuy nhiên, sau các bài kiểm tra này, nếu bạn phát hiện có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì hãy đến ;liên hệ với các bác sĩ nhãn khoa để được xử lý kịp thời.

Những dấu hiệu cảnh báo cần đi khám mắt

Ngày qua ngày, ảnh hưởng của tuổi tác, của công việc, các thói quen sinh hoạt hàng ngày sẽ khiến đôi mắt của chúng ta chịu phải nhiều tác động tiêu cực. Khi tích tụ lại dần dần gây ảnh hưởng đến thị lực. Vậy nên đừng chủ quan, hãy để ý khi mắt bạn bắt đầu có những dấu hiệu sau, thì cần phải đi khám mắt ngay nhé!

Khi mắt bạn có dấu hiệu mờ, nhòe, đau mắt đỏ, khó tập trung thì nên đi khám mắt nhé
Khi mắt bạn có dấu hiệu mờ, nhòe, đau mắt đỏ, khó tập trung thì nên đi khám mắt nhé

  • Mắt mờ, nhòe, nhìn đôi: Nếu bạn thấy mọi thứ bắt đầu trông mờ hoặc bạn phải căng mắt, dịu mắt mới nhìn rõ thì có thể bạn đang gặp vấn đề về thị lực hoặc cần phải điều chỉnh kính. Đừng để tình trạng này kéo dài, vì nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn rất nhiều đấy.
  • Đau mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt: Nếu mắt bạn thường xuyên gặp tình trạng đau, đỏ, hoặc chảy nước mắt, đó có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc dị ứng. Đừng bỏ qua, vì nếu không được xử lý kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.
  • Nhạy cảm với ánh sáng: Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi nhìn ánh sáng, có thể là dấu hiệu của các vấn đề về giác mạc hoặc bệnh lý về mắt khác. Tình trạng này không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu mà còn có thể làm giảm khả năng nhìn của bạn.
  • Khó tập trung nhìn: Nếu bạn luôn cảm thấy khó khăn trong việc tập trung vào các vật thể hoặc chữ viết, đây có thể do bạn tăng độ nên phải thay kinh hoặc do gặp vấn đề với khả năng điều tiết của mắt.
  • Đau đầu thường xuyên: Tình trạng đau đầu kèm theo các vấn đề về mắt có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng mắt, stress, làm việc, chơi game quá độ hoặc vấn đề nghiêm trọng hơn. Không nên để tình trạng này kéo dài, vì nó có thể dẫn đến đau đầu mãn tính, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Bạn hãy nhớ rằng, sở hữu một đôi mắt khỏe mạnh chính là chìa khóa dẫn đến một cuộc sống vui vẻ, thoải mái. Tốt nhất, khi bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào kể trên thì hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để được kiểm tra, điều trị kịp thời nhé.

Bác sĩ nhãn khoa Phương Nam khuyên bạn bảo vệ mắt 

Với nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn cao, các bác sĩ nhãn khoa đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Phương Nam luôn dành những lời dặn dò quý giá cho bệnh nhân đến khám bệnh tại phòng khám. Và trong bài viết này, các bác sĩ cũng muốn dành chút lời khuyên để bạn đọc có được chế độ chăm sóc mắt tại nhà khoa học, hiệu quả hơn.

Mọi người nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, làm việc khoa học để bảo vệ đôi mắt
Mọi người nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, làm việc khoa học để bảo vệ đôi mắt

  • Chế độ sinh hoạt, học tập, làm việc hợp lý: Tốt nhất, hãy điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý nhất. Cả thế giới đã áp dụng nguyên tắc 20-20-20 giờ bạn cũng hãy thử xem sao. Cụ thể, cứ sau 20 phút làm việc, nhìn ra xa 20 feet (khoảng 6 mét) trong 20 giây để mắt được nghỉ ngơi, rất có ích nhé.
  • Chế độ ăn uống tốt cho mắt: Bổ sung vào chế độ ăn của bạn các thực phẩm giàu vitamin A, C, E và omega-3 như cà rốt, rau xanh, cá hồi để tăng cường sức khỏe mắt, ngăn ngừa các bệnh lý về mắt. 
  • Các bài tập thể dục cho mắt: Điều này cũng khá quan trọng, bạn đừng quên nhé. Hãy thường xuyên tập luyện các bài tập thể dục cho mắt bằng cách xoay mắt theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, hoặc bài nhắm mắt trong vài giây rồi sau đó mở ra từ từ. Các bài tập này giúp mắt thư giãn và tăng cường khả năng điều tiết.

Kết luận: Tự kiểm tra thị lực tại nhà là một cách hữu ích để theo dõi sức khỏe đôi mắt. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất, bạn nên đi khám mắt định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần, đặc biệt là khi có các dấu hiệu bất thường.

Hy vọng với những kiến thức được đề cập trong bài viết này sẽ giúp mọi người nắm rõ các phương pháp để tự kiểm tra thị lực tại nhà an toàn, hiệu quả. Chúc mọi người luôn luôn có đôi mắt sáng, có sức khỏe dẻo dai và một cuộc sống thật nhẹ nhàng, hạnh phúc!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ