Kỹ Thuật Tiêm Bắp Và Những Điều Cần Hết Sức Lưu Ý

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Kỹ Thuật Tiêm Bắp Và Những Điều Cần Hết Sức Lưu Ý

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 9, 2021

Kỹ thuật tiêm bắp được đánh giá là một trong những đường tiêm có khả năng gia tăng hiệu quả của thuốc, giúp bệnh nhân hồi phục tốt hơn. Vậy tiêm bắp nên thực hiện khi nào? Trường hợp nào không nên tiêm bắp? Quy trình thực hiện ra sao? Các biến chứng có thể gặp phải khi tiêm bắp là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn này một cách chi tiết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Kỹ thuật tiêm bắp là gì?

Kỹ thuật tiêm bắp được biết đến là phương pháp đưa thuốc vào sâu bên trong cơ bắp, có khả năng giúp thuốc nhanh chóng được hòa tan cũng như hấp thụ vào máu. Từ đó, làm gia tăng hiệu quả của thuốc cũng như vacxin.

Kỹ thuật tiêm bắp
Kỹ thuật tiêm bắp giúp thuốc được hấp thu nhanh hơn.

Tiêm bắp cần được tiến hành bởi người có kinh nghiệm mới có thể đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp những người bị viêm đa xơ, xơ cứng khớp,… vẫn có thể tự tiêm bắp khi không kịp đến cơ sở y tế.

Trường hợp chỉ định/chống chỉ định tiêm bắp

Kỹ thuật tiêm bắp là phương pháp tiêm được sử dụng rất phổ biến và có thể áp dụng cho hầu hết các loại thuốc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh những biến chứng nguy hiểm thì bạn cần lưu ý về các trường hợp chỉ định cũng như chống chỉ định tiêm bắp dưới đây:

Kỹ thuật tiêm bắp -1
Kỹ thuật tiêm bắp có thể áp dụng cho hầu hết những thuốc có thể tiêm ở mô liên kết dưới da.

1. Trường hợp chỉ định tiêm bắp

Tiêm bắp nên được thực hiện cho các trường hợp sau:

  • Khi tiêm các loại thuốc dầu, thuốc có thể gây đau hoặc chậm tan.
  • Các loại thuốc không được hoặc không nên tiêm vào tĩnh mạch hay thuốc hiệu quả chậm, dễ kích thích thì nên tiêm bắp để đạt hiệu quả nhanh hơn.
  • Nên tiêm bắp khi vùng da cần tiêm bị nứt nẻ, không phù hợp cho kỹ thuật tiêm dưới da.
  • Có thể tiêm bắp cho hầu hết những thuốc có thể tiêm ở mô liên kết dưới da. Lưu ý là ngoại trừ cafein.

2. Các trường hợp chống chỉ định tiêm bắp

Những trường hợp mà người bệnh phải tiêm các loại thuốc có thể gây hoại tử mô hoặc hoại tử tổ chức cao như đường ưu trương, canxi clorua,… thì không nên áp dụng kỹ thuật tiêm bắp.

Quy trình tiêm bắp

Kỹ thuật tiêm bắp -2
Vùng mông là vị trí thường được lựa chọn để áp dụng kỹ thuật tiêm bắp

Để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả của thuốc thì khi tiến hành tiêm bắp, bạn cần lưu ý và thực hiện theo các bước cơ bản sau:

1. Chuẩn bị trước tiêm

Trước khi thực hiện kỹ thuật tiêm bắp, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những vấn đề sau:

  • Người tiến hành tiêm bắp: Người tiêm bắp phải là người có kinh nghiệm, kỹ năng, tâm lý vững vàng mới đảm bảo hiệu quả tiêm.
  • Phương tiện tiêm: Chuẩn bị khay tiêm, bơm tiêm, bông gạc, cồn, dung dịch sát trùng, găng tay, kéo, thuốc hoặc vacxin. Lưu ý tất cả phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối.
  • Tình trạng bệnh nhân: Phải thăm khám, kiểm tra sức khỏe, tiền sử bệnh lý của người bệnh một cách kỹ lưỡng trước khi tiêm để tránh biến chứng hoặc tình trạng dị ứng thuốc có thể xảy ra. Nói một cách đơn giản là bạn phải nắm rõ bệnh án của bệnh nhân trước khi thực hiện tiêm.

2. Lựa chọn vị trí tiêm bắp

Việc đầu tiên mà bạn cần lưu ý đó là chọn vị trí tiêm bắp phù hợp. Các vị trí tiêm bắp thường được chỉ định bao gồm:

  • Tiêm cơ delta cánh tay: Vị trí này thường được sử dụng cho tiêm vacxin. Nó ít được sử dụng cho việc tiêm thuốc bởi bị giới hạn về liều lượng.
  • Tiêm cơ đùi lớn phía ngoài: Vị trí này rất phổ biến và có thể tiêm hầu hết các loại thuốc, bạn chỉ cần chia đùi thành 3 phần bằng nhau sau đó tiêm vào vùng ở giữa đùi.
  • Tiêm cơ vùng sau ngoài của mông: Đây được xem là vị trí an toàn cho cả trẻ em lẫn người lớn.
  • Tiêm vùng cơ sau của mông: Vị trí này cũng rất phổ biến nhưng nó lại có nguy cơ gây tổn thương dây thần kinh nếu tiêm sai cách. Do đó, nên hạn chế tiêm vị trí này.

>>> Ngoài ra, cần hạn chế thực hiện kỹ thuật tiêm bắp khi những vị trí trên đang bị tổn thương hoặc nhiễm trùng.

3. Chuẩn bị tiến hành tiêm bắp

  • Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thuốc, xác định vị trí tiêm thì điều dưỡng cần chuẩn bị tiêm bắp cho bệnh nhân.
  • Lúc này, điều dưỡng cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, sau đó đeo găng tay cẩn thận.
  • Tiếp đến, bỏ đầy đủ dụng cụ cần tiêm đã chuẩn bị trước đó vào 1 cái khay đựng sạch khuẩn.
  • Sau khi xác định vị trí tiêm thì phải cho bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái, giúp cho cơ bắp vùng cần tiêm được thoải mái nhất.
  • Cuối cùng, điều dưỡng cần lấy thuốc từ ống thuốc vào bơm tiêm rồi làm sạch vị trí tiêm bằng cồn cũng như dung dịch sát khuẩn sau đó thực hiện tiêm bắp.

4. Cách tiêm bắp đúng kỹ thuật

Để tiêm bắp đúng kỹ thuật, bạn nên đặt kim tiêm ở 1 góc 90 độ, sau đó đẩy dần kim tiêm vào vùng bắp, phải thực hiện nhẹ nhàng, nhanh chóng. Sau khi kim tiêm đã vào bắp, bạn tiếp tục sử dụng tay còn lại giữ vùng da ở chỗ tiêm, dùng ngón cái và ngón trỏ của tay khác giữ ống tiêm.

Tiếp đến hãy đẩy pít tông chầm chậm để thuốc đi sâu vào cơ, nên tiêm chậm để cơ và mô có thời gian giãn ra cũng như tiếp nhận thuốc tốt hơn.

Sau khi đã đưa hết thuốc vào cơ, bạn cần rút kim tiêm ra một cách nhẹ nhàng, hãy giữ nguyên góc 90 độ để rút kim tiêm. Lưu ý là cần cho ống tiêm, kim tiêm vào bì đựng rác thải y tế để xử lý cẩn thận.

Cuối cùng, bạn có thể dùng bông để đè lại vị trí vừa tiêm, vừa tránh được tình trạng chảy máu, vừa giúp giảm đau hiệu quả.

Ngoài ra, sau tiêm thuốc cần phải theo dõi ít nhất từ 20 – 30 phút, nhằm hạn chế biến chứng sau tiêm.

Các tai biến tiêm bắp có thể xảy ra

Trong một số trường hợp, sau khi tiêm bắp, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng, cần phải liên hệ bác sĩ để xử lý sớm, cụ thể như:

  • Bị sưng đau chỗ tiêm, đi kèm dấu hiệu áp xe, sốt cao kéo dài.
  • Chỗ tiêm tê và ngứa, xuất huyết liên tục, người mệt mỏi, đau đầu.
  • Xuất hiện tình trạng chả dịch vùng tiêm hoặc vùng tiêm sưng đỏ.
  • Có dấu hiệu dị ứng, sốc thuốc như sưng mặt, khó thở.
  • Ngoài ra khi tiêm bắp, có thể gặp phải tình trạng cong kim, gãy kim, tắc mạch, xơ hóa, áp xe, nhiễm khuẩn, thậm chí là sốc thuốc.

Khi xuất hiện những triệu chứng trên, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để tìm biện pháp xử lý an toàn, tránh biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật tiêm bắp. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 để nhận giải đáp tận tình hơn từ các chuyên gia của chúng tôi nhé!

5/5 - (6 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ