Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 1 17, 2025
Mục Lục Bài Viết
Tiêm phòng trong lần mang thai thứ hai cũng quan trọng như lần đầu, nhưng việc lựa chọn các loại vắc xin có thể khác nhau. Một số vắc xin có thời gian hiệu lực kéo dài, nên có thể bạn vẫn còn kháng thể từ lần mang thai trước và không cần tiêm lại.
Lịch tiêm phòng cho phụ nữ mang thai lần thứ hai không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là thời gian và loại vắc xin đã tiêm trong lần mang thai trước. Mục đích của việc xem xét này là để đảm bảo bạn đã được tiêm đủ các liều vắc xin cần thiết, đồng thời đánh giá xem kháng thể trong cơ thể còn đủ mạnh để bảo vệ khỏi các vi khuẩn gây bệnh hay không.
Mang thai lần 2, mẹ bầu vẫn cần tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, lịch tiêm phòng có thể có một số khác biệt so với lần mang thai đầu. Khi mang thai lần đầu, thai phụ được khuyến cáo tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin để phòng ngừa các bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong suốt thai kỳ. Các loại vắc xin này bao gồm vắc xin phòng cúm, thủy đậu, viêm gan B, sởi – quai bị – rubella và uốn ván.
Trong lần mang thai thứ hai, thai phụ không cần thiết phải tiêm lại tất cả các loại vắc xin như lần đầu. Điều này là do một số vắc xin như sởi – quai bị – rubella và thủy đậu có thời gian hiệu lực kéo dài. Để đảm bảo an toàn, thai phụ nên thực hiện xét nghiệm kiểm tra nồng độ kháng thể trong cơ thể để xác định những vắc xin nào vẫn còn hiệu lực, bác sĩ sẽ tư vấn cho bầu lần 2 tiêm mấy mũi.
Đối với vắc xin cúm, do có nhiều chủng virus khác nhau và thời gian hiệu lực không kéo dài, thai phụ cần tiêm phòng trước mỗi lần mang thai để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
Ngay cả khi chưa tiêm phòng cúm trước khi mang thai, mẹ bầu vẫn có thể tiêm một số loại vắc xin phòng bệnh trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng giữa thai kỳ. Các loại vắc xin như cúm, uốn ván, ho gà – bạch hầu – uốn ván… đều là vắc xin bất hoạt, tức là chứa các mầm bệnh đã chết, nên hoàn toàn an toàn, không gây bệnh hay ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Việc tiêm phòng vào 3 tháng giữa thai kỳ sẽ giúp cả mẹ và bé có được kháng thể phòng bệnh tốt nhất.
Cần lưu ý rằng một số loại vắc xin có thời gian hiệu lực ngắn, đặc biệt là những vắc xin bạn đã tiêm trong lần mang thai đầu tiên. Vì vậy, bạn nên làm xét nghiệm kiểm tra kháng thể với các vắc xin như viêm gan B, rubella,… để đảm bảo lượng kháng thể vẫn đủ để bảo vệ bạn khỏi bệnh, hoặc xác định liệu cần tiêm nhắc lại hay không.
Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván
Nếu bạn đã được tiêm đủ 3 mũi vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ nhỏ, thì nên tiêm thêm 1 mũi nhắc lại vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.
Vắc xin cúm
Do các chủng cúm luôn luôn thay đổi nên hàng năm, nên vắc xin cúm chỉ có tác dụng trong khoảng 1 năm. Hàng năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều cập nhật các chủng virus mới vào vắc xin. Do đó, phụ nữ nên tiêm vắc xin cúm trước mỗi lần mang thai để phòng bệnh hiệu quả.
Vắc xin uốn ván
Để phòng ngừa bệnh cúm một cách hiệu quả, bạn nên tiêm vắc xin cúm hàng năm theo khuyến cáo của các bác sĩ. Bên cạnh đó, vắc xin phòng uốn ván cũng là một loại vắc xin nằm trong danh sách các loại vắc xin cần tiêm trong lần mang thai thứ hai, để bảo vệ cả mẹ và bé.
Phương Nam hospital sẽ chia sẻ những điều phụ nữ cần chuẩn bị khi mang thai lần 2, bao gồm cả những khía cạnh thể chất và tinh thần:
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp toàn bộ thắc mắc xoay quanh việc tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2, mang bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào, bầu lần 2 tiêm mấy mũi… Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 không chỉ giúp phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà còn góp phần đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và một em bé chào đời khỏe mạnh. Để có một lịch tiêm phòng phù hợp và hiệu quả, các bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chủ động tìm hiểu thông tin.
Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.